Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 132 - 134)

24 Ban quản lý KCN & KCX Vĩnh Phúc, Tạp chí CN Vĩnh Phúc, số 5/2006.

3.2.4.1.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Qua thực tiễn hoạt động đầu tư tại Vĩnh Phúc, nhìn chung các nhà đầu tư cho rằng lợi thế so sánh lớn nhất của Việt Nam là nền chính trị ổn đinh, nguồn nhân lực dồi dào, cần cù, thông minh và nhất là tiềm năng của một đất nước gần 80 triệu dân. Tuy nhiên, về nguồn nhân lực, lợi thế giá rẻ đang giảm dần, các nhà đầu tư đang có xu hướng chú trọng đến chất lượng lao động, trong khi đây là vấn đề yếu kém của nguồn nhân lực nước ta. Tỉnh Vĩnh Phúc đang hướng tới nguồn FDI từ các tập đoàn mạnh về những lĩnh vực công nghệ cao và hiện đại. Bên cạnh việc tìm cách tiếp cận với những tập đoàn này để thu hút đầu tư vào Vĩnh Phúc thì việc tiếp theo cũng không kém phần quan trọng đó là Vĩnh Phúc phải chuẩn bị để tiếp thu công nghệ cao này một cách có hiệu quả. Hay nói cách khác, làm sao để các tập đoàn này phải chuyển giao đội ngũ lao động có trình độ cao của tỉnh trong thời gian ngắn nhất từ khi cấp phép đầu tư. Qua cân đối nhu cầu tại địa phương, lực lượng lao động xã hội của tỉnh hoàn toàn đáp ứng đủ số lượng lao động theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhưng vấn đề chính yếu là chất lượng chuyên môn của người được đào tạo (kể cả trình độ đại học). Vẫn còn khoảng cách khá xa đối với yêu cầu của người tuyển dụng, nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tiêu chuẩn tuyển dụng thường khá cao (ngoài trinh độ chuyên môn còn có tiêu chuẩn và trình độ sử dụng ngoại ngữ, tuổi tác, sức khỏe...). Do đó, tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao còn rất phổ biến. Vấn đề đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, có khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng là cần thiết và rất quan trọng. Sau đây là một số giải pháp chủ yếu:

Đào tạo các chuyên gia phụ trách về lĩnh vực thu hút FDI những kiến thức về đàm phán, nhất là đối với những dự án lớn để họ có thể thương lượng dễ dàng với các nhà đầu tư về vấn đề kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ sau này.

Chuẩn bị một đội ngũ chuyên gia có trình độ để sẵn sàng nắm bắt bí quyết về công nghệ hiện đại trong những dự án có vốn FDI. áp đặt các điều kiện về đào tạo với các tập đoàn này ngay từ đầu. Chẳng hạn quy định rõ số chuyên gia nước ngoài cũng như thời gian làm việc của họ trong các dự án có vốn FDI tại tỉnh. Nhờ đó mà đội ngũ lao động có trình độ của tỉnh có điều kiện tiếp cận những kiến thức mới nhanh chóng hơn, nhất là các kỹ năng về Marketing.

Ưu đãi cho những nhà đầu tư nào thiết lập bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) tại nơi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Vì hiện nay vấn đề này vẫn chưa được chú trọng tại Việt Nam. Đa số họ sử dụng kết quả công nghệ tư những nước khác trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malayxia...để điều chỉnh lại và áp dụng tại Việt Nam.

Riêng về vấn đề đào tạo nghề cho người lao động: liên kết giữa người sử dụng lao động với các trường dạy nghề, các trung tâm, dịch vụ việc làm và nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo ra đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng được các yêu cầu mà doanh nghiệp đang cần, qua các chính sách:

Đối với nhà nước: Thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập, thuế sử dụng đất, tạo điều kiện mặt bằng để xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô các cơ sở đào tạo. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề cho lao động khu vực công nghệ cao., ngành kinh tế mũi nhọn mới thành lập hoặc mới chuyển đổi lĩnh vực đào tạo bằng các biện pháp như hỗ trợ một phần vốn ban đầu, ưu đãi tín dụng...;miễn thuế và hỗ trợ về vốn cho nhập khẩu trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động nghiên cứu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo nghề khu vực công nghệ cao. Tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người học nghề.

Đối với cơ sở đào tạo: Ngoài các trung tâm dạy nghề hiện có, xúc tiến hoặc hợp tác thành lập thêm các trường công nghiệp kỹ thuật, trung tâm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao

Đối với doanh nghiệp: Dành kinh phí hợp đồng, liên kết với các cơ sở trong nước đào tạo nghề cho người lao động; tự tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp hoặc đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Giải quyết tốt các mối quan hệ lao động với người lao động. Đồng thời quan tâm nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, không để xảy ra các vụ tranh chấp lao động, đình công làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 132 - 134)