Cơ sở lý luận về thu hút vốn ODA cho giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 31 - 39)

1.2. Những vấn đề cơ bản về thu hút ODA cho giáo dục

1.2.2. Cơ sở lý luận về thu hút vốn ODA cho giáo dục

Viện trợ trực tiếp cho giáo dục là các nguồn viện trợ đƣợc trực tiếp cung cấp cho lĩnh vực giáo dục, bao gồm:

- Giáo dục cơ bản: mẫu giáo, các kỹ năng sống cơ bản cho thanh thiếu niên và ngƣời lớn, và giáo dục đầu đời cho trẻ thơ;

- Giáo dục trung học: bao gồm giáo dục trung học cơ sở và dạy nghề; - Giáo dục đào tạo kỹ thuật và quản lý nâng cao;

- Khác: ví dụ nhƣ nghiên cứu giáo dục và đào tạo giáo viên.

Tổng viện trợ cho giáo dục sẽ bao gồm viện trợ trực tiếp cho giáo dục cộng với 20% hỗ trợ ngân sách chung (viện trợ cung cấp cho chính phủ chƣa đƣợc dự tính cho các dự án hoặc lĩnh vực cụ thể nào) để có thể đạt đƣợc từ 15-25% tổng hỗ trợ ngân sách có thể cung cấp cho lĩnh vực giáo dục. [OECD- DAC, 2014].

1.2.2.1. Nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài

Hoạt động vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất quản lý nhà nƣớc về nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài trên cơ sở tập trung dân chủ, có phân công, phân cấp, hài hòa quy trình thủ tục giữa Bộ và các nhà tài trợ; tất cả các đơn vị có hoạt động vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài đều phải thông qua quy trình xem xét, thẩm định, quản lý, kiểm tra và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phải tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế về ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế về ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều ƣớc quốc tế đó.

- Các khoản viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài khi đƣợc xây dựng và triển khai thực hiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết với nhà tài trợ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trƣờng hợp các quy định hoặc điều kiện viện trợ của nhà tài trợ khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. [2]

1.2.2.2. Quy trình thu hút ODA cho giáo dục

* Vận động nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài

- Căn cứ các lĩnh vực ƣu tiên sử dụng nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài trong lĩnh vực giáo dục, trên cơ sở tiếp nhận, tổng hợp các đề xuất vận động nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài của các đơn vị, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài, vận động tài trợ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; trình lãnh đạo Bộ về việc tham gia Hội nghị nhóm tƣ vấn các nhà tài trợ (hội nghị CG); trong trƣờng hợp cần thiết, trình lãnh đạo Bộ tổ chức hội nghị vận động viện trợ nƣớc ngoài cho giáo dục.

- Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công chủ động vận động các nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài trên cơ sở các lĩnh vực ƣu tiên sử dụng nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đề xuất các chƣơng trình, dự án và hoạt động sử dụng nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài để Bộ tổng hợp và đƣa vào danh mục vận động nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài.

* Xây dựng danh mục các chƣơng trình, dự án yêu cầu tài trợ ODA

- Chuẩn bị xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ ODA:

+ Vào tháng 02 hàng năm, trên cơ sở kết quả vận động ODA, các đơn vị chủ động đề xuất danh mục chƣơng trình, dự án cần thu hút ODA và gửi đề

cƣơng sơ bộ của từng chƣơng trình, dự án (mỗi bộ gồm văn bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh) về Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp;

+ Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp trình lãnh đạo Bộ xem xét và có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ danh mục đăng ký chƣơng trình, dự án yêu cầu tài trợ ODA.

- Xây dựng Đề cƣơng chi tiết:

+ Sau khi nhận đƣợc văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ thông báo kết quả đàm phán với nhà tài trợ, Vụ Kế hoạch - Tài chính trình lãnh đạo Bộ ký văn bản thông báo cho các đơn vị xây dựng Đề cƣơng chi tiết chƣơng trình, dự án ODA;

+ Căn cứ thông báo của Bộ, đơn vị xây dựng Đề cƣơng chi tiết theo mẫu tại phụ lục của Thông tƣ số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về hƣớng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là Thông tƣ 04) và gửi 10 bộ Đề cƣơng cùng văn bản đề nghị của đơn vị về Vụ Kế hoạch - Tài chính.

- Tham vấn ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan về Đề cƣơng chi tiết chƣơng trình, dự án ODA và thông báo danh mục tài trợ chính thức

+ Sau khi nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ của các đơn vị, Vụ Kế hoạch - Tài chính lấy ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành liên quan về Đề cƣơng chi tiết chƣơng trình, dự án đăng ký đƣa vào Danh mục yêu cầu tài trợ ODA. Đơn vị chủ trì thực hiện có trách nhiệm chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo của Vụ Kế hoạch - Tài chính.

+ Sau khi nhận đƣợc thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về các chƣơng trình, dự án đƣợc lựa chọn vào danh mục tài trợ chính thức hoặc không đƣợc lựa chọn, Vụ Kế hoạch - Tài chính thông báo đến các đơn vị. Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ ODA và thông báo của Bộ kế hoạch và Đầu tƣ về các chƣơng trình, dự án

đƣợc lựa chọn chính thức là cơ sở pháp lý để đơn vị triển khai xây dựng văn kiện chƣơng trình, dự án.

- Đối với các trƣờng hợp khác, việc tổng hợp danh mục yêu cầu tài trợ ODA thực hiện nhƣ sau:

+ Trƣờng hợp các đơn vị tự vận động đƣợc các chƣơng trình, dự án ODA: đơn vị chủ động xây dựng đề cƣơng chi tiết chƣơng trình, dự án yêu cầu tài trợ ODA, gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính đƣa vào danh mục vận động ODA của Bộ. Sau khi có văn bản thoả thuận với nhà tài trợ, đơn vị có tờ trình kèm theo Đề cƣơng chi tiết gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đƣa vào danh mục yêu cầu tài trợ ODA;

+ Trƣờng hợp nhà tài trợ chủ động đề xuất và thoả thuận với các đơn vị thuộc Bộ các chƣơng trình, dự án không nằm trong danh mục yêu cầu ODA đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt: đơn vị có tờ trình kèm theo Đề cƣơng chi tiết gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để thẩm định, trình lãnh đạo Bộ xem xét gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ bổ sung vào danh mục yêu cầu tài trợ ODA;

+ Đối với các chƣơng trình, dự án khác: đơn vị có tờ trình kèm theo Đề cƣơng chi tiết gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để thẩm định, báo cáo lãnh đạo Bộ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định.

* Đàm phán, ký kết điều ƣớc quốc tế khung về ODA và thỏa thuận viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài

- Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trƣờng học, đồ chơi trẻ em, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, tham gia cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết với các nhà tài trợ các điều ƣớc quốc tế khung về ODA.

+ Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để liên hệ và vận động viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài, đàm phán, ký kết văn bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận về viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài. [2]

1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút ODA trong lĩnh vực giáo dục

* Nguồn cung cấp – Các nhà tài trợ

Nguồn cung cấp ODA gồm có song phƣơng và đa phƣơng. Các nhà tài trợ song phƣơng chủ yếu là 28 nƣớc thành viên của OECD và EU.

Tỉ trọng ODA song phƣơng có xu thế tăng lên, ODA đa phƣơng có xu thế giảm đi. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế, chính trị... giữa các quốc gia ngày càng đƣợc đẩy mạnh và tăng cƣờng. Hoạt động của một số tổ chức đa phƣơng tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp cho các tổ chức này. Điều đó là nguyên nhân chính tạo nên sự chuyển dịch, tỉ trọng ODA song phƣơng có xu thế tăng lên, ODA đa phƣơng có xu hƣớng giảm đi. Điều đó đã đƣợc chứng minh trên thực tế là trong các năm 1980 - 1994 trong tổng số ODA của thế giới, tỉ trọng ODA song phƣơng từ 67% tăng lên 69% trong khi đó tỉ trọng ODA đa phƣơng giảm từ 33% xuống 31%.

Nhìn chung triển vọng gia tăng nguồn vốn ODA ít lạc quan. Mặc dù Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị dành 1% GNP của các nƣớc phát triển để cung cấp ODA cho các nƣớc nghèo. Nhƣng nƣớc có khối lƣợng ODA lớn nhƣ Nhật Bản, Mỹ... thì tỷ lệ này mới chỉ đạt ở mức trên dƣới 0,3% trong nhiều năm qua. Một số nƣớc nhƣ Thụy Điển, Na uy, Phần Lan, Đan Mạch... đã có tỷ lệ ODA chiếm hơn 1% GNP, song khối lƣợng ODA tuyệt đối của các nƣớc này không lớn.

- Tình hình kinh tế các nƣớc tài trợ

Hàng năm các nƣớc cung cấp ODA dựa vào kết quả hoạt động của nền kinh tế của mình để xem xét khối lƣợng ODA có thể cung cấp đƣợc. Nhƣng hiện nay các nƣớc phát triển đang có những dấu hiệu đáng lo ngại trong nền

kinh tế của mình nhƣ khủng hoảng kinh tế hay hàng loạt các vấn đề xã hội trong nƣớc, chịu sức ép của dƣ luận đòi giảm viện trợ để tập trung giải quyết các vấn đề trong nƣớc.

Bên cạnh đó tình hình kinh tế của các nƣớc đang phát triển phục hồi chậm chạp là một trở ngại gia tăng ODA.

- Chiến lƣợc, mục tiêu của nhà tài trợ

+ Mục tiêu kinh tế: các nhà tài trợ sử dụng ODA để xuất khẩu tƣ bản, tạo ra khoản nợ đối với các nƣớc tiếp nhận, tiếp đó là buộc các nƣớc đang phát triển sử dụng chuyên gia, mua vật tƣ, trang thiết bị kỹ thuật của nhà tài trợ với giá cao.

+Mục tiêu chính trị: ODA không phải là sự giúp đỡ vô điều kiện. ODA còn đƣợc sử dụng nhƣ công cụ chính trị của nhà tài trợ đối với nƣớc nhận tài trợ. Rất nhiều nhà tài trợ thông qua ODA để nhanh chóng đạt đƣợc các mục tiêu trong chính sách đối ngoại đối với nƣớc sử dụng ODA

+ Mục tiêu nhân đạo: Các nhà tài trợ cũng chú trọng đến việc thực hiện các mục tiêu nhân đạo về y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững.

* Các nƣớc tiếp nhận nguồn ODA

Trên thế giới, ngày càng có nhiều quốc gia có nhu cầu tiếp nhận nguồn viện trợ do gặp phải khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh... nhƣ các nƣớc công hoà thuộc Nam Tƣ cũ, một số nƣớc Châu Phi... Ở Châu Á, đặc biệt các nƣớc Đông Nam Á... cũng đang cần đến nguồn ODA lớn để xây dựng kinh tế, phát triển xã hội. Số nƣớc có nhu cầu tiếp nhận ODA là rất lớn vì vậy sự cạnh tranh giữa các nƣớc ngày càng trở nên gay gắt.

Sự cạnh tranh giữa các nƣớc tiếp nhận ODA thƣờng là năng lực kinh tế của quốc gia tiếp nhận, các triển vọng phát triển, quan điểm chỉnh trị, chiến lƣợc định hƣớng phát triển, mối quan hệ với các nhà tài trợ, chính sách đối

ngoại, an ninh... đặc biệt là năng lực, uy tín trong việc quản lý và sử dụng ODA.

- Chiến lƣợc phát triển và thể chế nhà nƣớc

Nếu chiến lƣợc phát triển của nƣớc đang phát triển phù hợp với mục tiêu, hƣớng ƣu tiên của bên cấp ODA thì khả năng tiếp nhận nguồn vốn càng cao.

Nhà tài trợ cũng rất chú trọng tới thể chế của nƣớc sử dụng vốn. Thể chế nhà nƣớc mạnh sẽ có khả năng quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

- Tính ổn định của chính trị, sự phát triển kinh tế, xã hội

Trên thực tế các quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trƣởng dễ dàng thu hút đƣợc các nguồn vốn ODA. Bên cạnh đó việc sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao hay mức độ nghèo đói của quốc gia nhận tài trợ cũng là hai trong các yếu tố để xét cấp tài trợ.

- Uy tín trong việc sử dụng và giải ngân các nguồn vốn và việc thực hiện cam kết đối với nhà tài trợ

ODA thực chất là vốn vay, nếu sử dụng không hiệu quả sẽ không tránh khỏi nợ nần. Năng lực và tốc độ giải ngân các dự án ODA là một trong nhƣng yếu tố để các nhà tài trợ xem xét tiếp tục cấp nguồn tài trợ mới. Các quốc gia càng giải ngân đƣợc nhiều dự án ODA thì càng có nhiều cơ hội tiếp cận đƣợc với nguồn vốn mới. Ngoài ra, các nhà tài trợ thƣờng xem xét đến việc thực hiện các cam kết của các nƣớc nhận tài trợ để tiếp tục cấp vốn ODA.

1.2.2.4. Các tiêu chí đánh giá thu hút ODA trong lĩnh vực giáo dục

Việc đánh giá thu hút ODA đƣợc dựa trên một số chỉ tiêu định lƣợng chính nhƣ: tổng số vốn ODA cam kết, ODA ký kết, tỷ suất ODA ký kết/ODA cam kết đầu tƣ vào lĩnh vực giáo dục. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu về cơ cấu vốn ODA phân theo thời kỳ, theo lĩnh vực, theo nhà tài trợ và theo tính chất tài trợ (hoàn lại/ không hoàn lại). Dựa vào các chỉ tiêu này, chúng ta đánh giá

đƣợc thực trạng thu hút nguồn vốn ODA vào lĩnh vực giáo dục trong từng thời kỳ nhất định là nhiều hay ít và mức độ ƣu đãi cao hay thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)