Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng thu hút ODA cho giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2004-
3.2.2. Theo nhà tài trợ
Trƣớc năm 1992 thì nhà tài trợ chủ yếu là Liên Xô (cũ) nhƣng sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Việt Nam mở rộng quan hệ với rất nhiều đối tác thuộc các chế độ xã hội khác nhau. Các nhà tài trợ cho nền giáo dục Việt Nam từ năm 1993 đến nay có thể là các nhà tài trợ song phƣơng và đa phƣơng hay các tổ chức NGOs.
3.2.2.1. Các nhà tài trợ song phương
Hình 3.1: Cơ cấu giải ngân nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ song phƣơng cho ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2010
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong số các nhà tài trợ song phƣơng thì Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất. Trong những năm qua Nhật Bản đã giải ngân cho ngành giáo dục Việt Nam 253,51 triệu USD chiếm khoảng 43% tổng số ODA mà giáo dục đại học Việt Nam đƣợc tài trợ thông qua một số dự án chủ yếu nhƣ :
- Dự án nâng cấp khoa nông nghiệp trƣờng ĐH Cần Thơ với tổng số vốn viện trợ không hoàn lại là 33 triệu USD (hình thức chìa khoá trao tay). Nhờ thế mà trƣờng ĐH Cần Thơ đã trở thành trƣờng có cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục hiện đại nhất trong số các trƣờng ĐH ở Việt Nam, năng
43% 21% 14% 22% Nhật Bản Anh Autralia Khác
lực đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng đã đƣợc tăng cƣờng giúp trƣờng có thể hợp tác với nƣớc ngoài nhƣ Bỉ, Hà Lan...
- Ngoài ra còn rất nhiều dự án khác, với các chƣơng trình viện trợ học bổng và tài trợ của các công ty cho ngành giáo dục ở Việt Nam. Đặc biệt có thể kể đến các chƣơng trình học bổng nhƣ chƣơng trình học bổng Monbusho để nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề của ngƣời Việt Nam; học bổng SHINNYO-EN, học bổng TOSHIBA (Nhật Bản); học bổng Ponychung; học bổng SOCHON, học bổng POSCO (Hàn Quốc); học bổng NAGAO… cho trƣờng ĐHQGHN. Số lƣợng những ngƣời Việt Nam đƣợc hƣởng học bổng này ngày càng tăng.
Hiện nay, phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một lĩnh vực ƣu tiên hàng đầu trong viện trợ ODA của Australia cho Việt Nam. Kể từ năm 1991, Australia đã trở thành một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Việc trao các học bổng đều do AusAID quản lý và đảm bảo phù hợp với sự hỗ trợ phát triển của Australia tại Việt Nam, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực trong các ngành ƣu tiên quy định. Các học bổng này có mục tiêu trang bị cho ứng viên đạt học bổng những kiến thức và kỹ năng nhằm tạo ra sự thay đổi và tạo ảnh hƣởng đến sự phát triển về kinh tế và xã hội.
Bắt đầu với chương trình học bổng ASTAS (Australian Student Tuition Assurance Scheme), chương trình đại học ADCOS, giáo dục đại học và sau đại học từ năm 1992, chương trình Học bổng Phát triển Australia (ADS) đã chính thức ra mắt vào năm 1998. Cho đến nay, ADS đã cung cấp hơn 2.100 học bổng dài hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng quan trọng và cần thiết cho sinh viên Việt Nam. Năm 1993 Việt Nam nhận đƣợc 154 suất học bổng tài trợ, năm 1994 có 216 suất, năm 1995 có 250 suất. Trong năm 1996 có khoảng 2.300 sinh viên Việt Nam đi học tại Australia, trong đó 575 ngƣời đƣợc hƣởng học bổng tài trợ của Australia. Riêng năm 1997 - 1998, Australia
dành cho Việt Nam 500 suất học bổng. Năm 1999, ngoài con số 590 ngƣời đƣợc hƣởng học bổng của Australia từ các năm trƣớc còn có thêm 150 ngƣời. Năm 2000, Australia cấp cho Việt Nam 150 suất học bổng với các lĩnh vực ƣu tiên nhƣ đào tạo, y tế, phát triển nông thôn, cải cách hành chính, kinh tế, luật pháp, khoa học kỹ thuật và công nghệ...
Từ năm 2010, tổng số học bổng cho Việt Nam mỗi năm đã tăng lên đến 225 suất. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Úc trong lĩnh vực này vì nó giúp cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực cho Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu mới cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Riêng năm 2011, để tạo cơ sở nguồn nhân lực tƣơng lai cho Việt Nam, Australia cấp 247 học bổng cho học sau đại học tại Úc bắt đầu trong 2012 - 2013.
Ngoài ADS, Australia cũng cung cấp cho Việt Nam các học bổng về Năng lực lãnh đạo và học bổng Endeavour (học bổng hỗ trợ phát triển kĩ năng lãnh đạo, nghiên cứu và học thuật). Các học bổng này dựa trên sự cạnh tranh toàn cầu và giúp đỡ sinh viên Việt Nam tham gia vào sự đào tạo chuyên nghiệp để nâng cao chuyên môn và năng lực kỹ thuật cá nhân.
Theo thống kê, hiện nay có hơn 3.000 học sinh Việt Nam đã hoàn thành khóa học đại học du học tại Úc theo học bổng thông qua chƣơng trình viện trợ từ năm 1977. Hơn một nửa trong số này đã là phụ nữ. Gần một trong 5 cựu sinh viên giữ vị trí cấp cao trong kinh doanh, chính phủ và giới học giả chẳng hạn nhƣ giám đốc, Thứ trƣởng trong Chính phủ, Thủ trƣởng Viện Nghiên cứu và CEO của các công ty tƣ nhân. Đây là những thành công đáng khích lệ của Australia trong hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam.
Các dự án viện trợ học bổng của chính phủ Nhật Bản, Australia, New Zealand giúp sinh viên các trƣờng Đại học có kết quả học tập cao có cơ hội học tập và nghiên cứu ở nƣớc ngoài.
Các nhà tài trợ đa phƣơng là các tổ chức nhƣ WB, UNICEF, ADB, UNESCO… Các tổ chức này cũng đã hỗ trợ cho ngành giáo dục ở Việt Nam một lƣợng vốn không nhỏ, tăng dần lên theo các năm để xây dựng cơ sở vật chất cũng nhƣ đào tạo đội ngũ giáo viên. Trong số đó, WB và ADB đƣợc coi là nhà tài trợ lớn nhất.
Bảng 3.4: Lƣợng vốn ODA cho ngành giáo dục của một số tổ chức đa phƣơng giai đoạn 2002 – 2013
Đơn vị: Triệu USD
STT Tổ chức Tỷ lệ 2002 2003 2004 2005 2006 2007-2010 2011-2013 1 WB 7% 15,3 14,49 20,92 11,2 13 74,91 123,83
2 UNICEF 19% 2,34 2,05 8,09 2,66 2,62 17,76 29,11
3 EU 9% 2,34 2,05 5,09 2,66 2,62 14,76 38,42
Nguồn: Điều tra ODA, UNDP.
Trong năm 2009, WB đã hỗ trợ trong ngành giáo dục Việt Nam một số dự án lớn nhƣ sau:
- Chương trình chính sách phát triển giáo dục đại học - giai đoạn 1, theo nội dung của Hiệp định tài trợ, WB cho Việt Nam vay ƣu đãi 33,6 SDR (tƣơng đƣơng khoảng 50 triệu USD) theo phƣơng thức vay chính sách phát triển với thời hạn vay là 40 năm, trong đó 10 năm ân hạn, lãi suất 0%, phí dịch vụ là 0,75%/năm, phí cam kết tối đa là 0,5%/năm. Chƣơng trình này hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện “Đề án Đổi mới giáo dục đại học”, nhằm hiện đại hoá lĩnh vực giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hƣớng toàn cầu hoá hiện nay.
- Ngày 21/12/2009, Ngân hàng Thế giới đã ký kết thỏa thuận tài trợ 70,5 triệu USD cho quỹ đổi mới đào tạo và nghiên cứu với 14 trƣờng ĐH
trong khuôn khổ Dự án Giáo dục ĐH 2. Dự án sẽ góp phần tăng cƣờng
quyền tự chủ cho các trƣờng ĐH, cho phép trƣờng tự quyết định các khoản đầu tƣ cho chƣơng trình. Dự án này sẽ góp phần nâng cao khả năng quản trị độc lập và chất lƣợng đào tạo để các trƣờng vƣơn lên mạnh mẽ. Đặc biệt, dự án sẽ chú trọng vào các chỉ số đầu ra nhƣ khả năng xin việc làm của SV sau tốt nghiệp. 14 trƣờng ĐH ký kết hợp tác lần này đều là những trƣờng hàng đầu trên cả nƣớc nhƣ ĐHQG TP.HCM, ĐH Sƣ phạm TP.HCM, ĐH Y Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Vinh, ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ...
Sau đó là tháng 05/2011, tại hội nghị thƣờng niên Hội đồng thống đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã quyết định thông qua khoản vay 190 triệu USD để xây dựng trƣờng đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) theo mô hình đại học xuất sắc. USTH là trƣờng đại học công lập
quốc tế duy nhất tại Hà Nội do Chính phủ Pháp và Việt Nam hợp tác triển khai, đƣợc thành lập theo hiệp định song phƣơng giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Pháp ký ngày 12/11/2009 nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và ứng dụng công nghiệp. Khoản vay 190 triệu USD từ ADB sẽ đƣợc sử dụng tập trung cho mục đích xây dựng cơ sở vật chất với hệ thống phòng học và phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao giúp Việt Nam tiến tới trở thành một nƣớc công nghiệp hóa hoàn thiện. Nhằm hỗ trợ việc xây dựng và phát triển trƣờng, Chính phủ Pháp cũng cam kết hỗ trợ 100 triệu Euro trong hơn 10 năm cho trƣờng thông qua Liên minh đào tạo và nghiên cứu gồm hơn 60 trƣờng đại học, phòng thí nghiệm và các viện nghiên cứu của Pháp (USTH Consortium).