Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng thu hút ODA cho giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2004-
3.2.3. Theo vùng miền
Xét về các vùng miền trong cả nƣớc, giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng đƣợc mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng đƣợc nâng cấp, chƣơng trình đào tạo ngày càng đƣợc đổi mới.
Để đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên là nhờ chúng ta đã biết sử dụng nguồn chi ngân sách một cách hợp lý và biết tận dụng tối đa nguồn vốn viện trợ ODA trong giáo dục ĐH một cách hợp lý để xây dựng đƣợc một hệ thống giáo dục đầy đủ, chúng ta dần dần tiến tới giảm sự chênh lệnh về trí thức giữa các vùng miền trong cả nƣớc, cụ thể thời gian qua các vùng miền trong cả nƣớc đã thu hút nguồn vốn ODA nhƣ sau:
- Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
Trong thời gian qua, vùng trung du miền núi Bắc bộ đã thu hút có hiệu quả nguồn vốn ODA, góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học tạo mọi điều kiện cho con em đồng bào dân tộc thiểu số đều đƣợc đến trƣờng. Xây dựng thêm các trƣờng dân tộc nội trú và tăng cƣờng trang thiết bị cho các trƣờng ĐH Tây Bắc, ĐH Thái Nguyên.
- Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Nguồn vốn ODA giành cho lĩnh vực giáo dục tại vùng này chủ yếu dành cho các dự án đầu tƣ cho các trƣờng ĐH để nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo, nâng cấp các phòng thí nghiệm, tăng cƣờng trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, một số dự án tiêu biểu trong thời gian qua: “Tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng ở 8 khoa của trường Đại học Y” do chính phủ Hà Lan viện trợ với tổng mức kinh phí 2,35 triệu USD thực hiện năm 1999, “Nâng cao chất lượng chất lượng đào tạo cho trường Đại học Bách khoa Hà Nội về lĩnh vực tự động hóa và tin học„ với kinh phí 0,4 triệu USD do Bỉ tài trợ (1994 - 1998), “Tăng cường năng lực cho công tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học công nghệ môi trường tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2„ đƣợc viện trợ bởi chính phủ Thụy Sĩ với
tổng kinh phí 2,45 triệu USD do trung tâm nghiên cứu Công nghệ môi trƣờng và phát triển bền vững (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trung tâm kỹ thuật môi trƣờng đô thị và khu công nghiệp (Trƣờng ĐH Xây Dựng Hà Nội) đồng thực hiện.
- Vùng Đông Nam Bộ, bao gồm cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Nguồn vốn ODA tại vùng này chủ yếu đƣợc đầu tƣ vào các dự án phát triển hợp tác giáo dục quốc tế nhƣ Dự án “Hợp tác giáo dục Đại học Việt Nam - Hà Lan„ thực hiện tại thành phố Hà Chí Minh do chính phủ Hà Lan viện trợ (2006 - 2009), “Trung tâm đào tạo Việt Nam - Singapore„ (2002 - 2006), “Chương trình đào tạo đại học tại New Zealand„ do viện trợ của New Zealand với tổng kinh phí 0,4 triệu USD vào năm 1997, “Chương trình liên kết tài chính trong hợp tác đào tạo đại học giai đoạn II - chương trình MHO„ đƣợc viện trợ 8,4 triệu USD bởi chính phủ Hà Lan thực hiện (2000 - 2002).
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long đó là phấn đấu trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nƣớc với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững; phát triển văn hoá, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nƣớc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nên lĩnh vực giáo dục của vùng trong thời gian qua đã đƣợc đầu tƣ thích đáng, nguồn vốn ODA đƣợc thu hút nhằm phát triển các trƣờng đại học và cao đẳng dạy nghề trong vùng Trƣờng đại học Cần Thơ (khoa nông nghiệp) với tổng viện trợ 33 triệu USD do chính phủ Nhật tài trợ thực hiện 1994 - 1996, Trƣờng Cao đẳng cộng đồng Trà Vinh do Canada tài trợ với mức viện trợ 3,21 triệu USD (2001 - 2006).
* Một số dự án ODA cụ thể trong giáo dục đại học Việt Nam
Dự án giáo dục đại học 1 là dự án lớn và dự án thứ hai của WB ở Việt Nam tại thời điểm những năm 90 của thế kỷ XX. Mục tiêu của dự án là giúp Việt Nam:
- Nâng cao tính chặt chẽ, năng động và chịu trách nhiệm của giáo dục đại học cho nhu cầu ngày càng đổi thay của xã hội và nền kinh tế thị trƣờng;
- Cải thiện hiệu quả và sử dụng nguồn lực của giáo dục đại học;
- Tăng cƣờng chất lƣợng chƣơng trình giảng dạy, việc giảng dạy, học tập, và nghiên cứu của giáo dục đại học.
Dự án có tổng kinh phí 103,7 triệu USD trong đó có 83,3 triệu USD vay của Ngân hàng Thế giới (WB) bao gồm ba hạng mục.
- Hạng mục đầu tiên tập trung vào xây dựng năng lực, phát triển thể chế và vi tính hoá. Trong hạng mục này, việc lập kế hoạch theo hệ thống các cấp và điều phối cho các cơ quan trung tâm chịu trách nhiệm giáo dục đại học. Nâng cao việc lập kế hoạch thể chế cho các trƣờng đại học và các cơ quan tổ chức giáo dục đại học khác. Hạng mục này cũng hỗ trợ cho việc phát triển công nghệ thông tin ở các trƣờng đại học và các tổ chức giáo dục đại học nằm trong dự án.
- Hạng mục thứ hai cung cấp việc trợ không hoàn lại, trên cơ sở cạnh tranh, hỗ trợ nâng cao chất lƣợng ở một số cơ quan giáo dục đại học và trƣờng đại học đƣợc lựa chọn theo tiêu chí chất lƣợng. Các chƣơng trình nâng cao lựa chọn sẽ tập trung vào giảng dạy, học tập, nghiên cứu và hành chính.
- Hạng mục thứ ba cho phần hợp tác, thực hiện, mua sắm, quản lý hợp đồng và các chức năng kế toán cần thiết cho việc thực hiện dự án.
Mặc dù dự án có rất nhiều hạng mục và mang tính cấp thiết, khi đã đi quá nửa chặng đƣờng, các chuyên gia WB phát hiện kết quả dự án rất thấp. Ví dụ nhƣ sau hơn 3 năm triển khai, dự án chỉ giải ngân đƣợc 20% so với kế hoạch.
___tỷ lệ giải ngân dự kiến
---- tỷ lệ giải ngân sau khi điều chỉnh
_ _ tỷ lệ giải ngân thực tế
Hình 3.1: Tỉ lệ giải ngân nguồn vốn ODA cho dự án giáo dục đại học 1
Nguồn: Báo cáo của WB (2008).
Còn các hoạt động nhƣ xây dựng chính sách quản lý giáo dục, tiến hành khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp, khảo sát điều kiện các trƣờng ĐH, CĐ, xây dựng hệ thống kiểm định chất lƣợng đào tạo ĐH… đều tiến triển chậm, hiệu quả thấp. Trong đó có những vấn đề thể hiện sự điều hành quá yếu kém nhƣ việc thu xếp thanh toán hợp đồng cho các nhóm thực hiện dự án gặp quá nhiều trục trặc. Điều này khiến các nhóm phải dành thời gian hoàn thành thủ tục hành chính nhiều hơn là cho hoạt động thực chất.
Một công việc quan trọng là xây dựng phần mềm quản lý giáo dục ĐH với kinh phí 4,3 triệu USD cũng bị các chuyên gia WB đánh giá “thực hiện ở tiến độ đáng thất vọng” bởi mới ở giai đoạn bàn bạc những yêu cầu để đƣa ra đấu thầu. Hoặc kết quả trong hai cuộc điều tra, khảo sát tốn vài trăm nghìn USD mà dự án tiến hành và công bố năm 2002 đã bị nhiều nhà khoa học và quản lý cho rằng thiếu tin cậy, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn (tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp là 94% hay ngành công nghệ thông tin có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất).
Theo đánh giá của các chuyên gia trong phái đoàn giám sát, những kết quả trên cho thấy sự thiếu trầm trọng khả năng triển khai dự án. Nguyên nhân là công tác điều phối chung, quản lý dự án, việc lập kế hoạch và giám sát thực hiện rất yếu kém. Ban điều phối đã không hoàn thành trách nhiệm đối với việc tạo điều kiện và trợ giúp các đơn vị thực hiện khiến những bộ phận chuyên môn mất đi cơ hội đóng góp.
Các chuyên gia đã gần nhƣ đƣa ra “tối hậu thư” với mốc thời gian cụ thể cho từng công việc mà BGD & ĐT, ban điều hành sẽ phải thực hiện vì dự án đã “vượt quá ngưỡng an toàn”. Phái đoàn giám sát của WB khẳng định nếu kế hoạch khắc phục không có hiệu quả, giải pháp duy nhất là WB sẽ giảm số vốn cho dự án vay, có thể hủy toàn bộ kế hoạch chƣa thực hiện đƣợc và cắt giảm quy mô các chƣơng trình đang triển khai. Họ khẳng định BGD&ĐT và ban điều hành phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc giải quyết tình trạng rủi ro, yếu kém của dự án.
- Dự án giáo dục đại học 2 (HEP 2)
Nối tiếp dự án giáo dục đại học 1, dự án giáo dục đại học 2 nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu trong các trƣờng đại học để tăng tỷ lệ tìm đƣợc việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp và tính phù hợp của nghiên cứu.
Dự án Giáo dục Đại học 2 (HEP2) đƣợc triển khai dƣới hình thức cho
vay nhằm góp phần thực hiện Đề án Đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020 của Chính phủ. Dự án kéo dài trong 4,5 năm và tập trung vào xây dựng nền tảng cho việc đổi mới bƣớc đầu mang tính tổng thể, có hệ thống lĩnh vực giáo dục đại học; trong đó bao gồm các nội dung phát triển thể chế, chính sách và xây dựng năng lực. Hoạt động cho vay phát triển chính sách (DPL) sẽ đƣợc chuẩn bị nhằm cung cấp nguồn lực bổ sung để hỗ trợ cho việc thực hiện những thay đổi về chính sách đƣợc nghiên cứu và thực hiện trong khuôn khổ dự án này. Một phần quan trọng khác của nguồn vốn sẽ hỗ trợ các trƣờng đại
học hiện đại hóa phƣơng thức quản lý nhà trƣờng theo hƣớng tăng cƣờng tính tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội, gắn kết các hoạt động nghiên cứu và đào tạo, qua đó nâng cao chất lƣợng các hoạt động dạy và học trong trƣờng.
Toàn bộ kinh phí của dự án là 70,5 triệu USD (bao gồm cả dự phòng và chi phí khoản vay) đầu tƣ trong thời hạn 4,5 năm; trong đó vốn vay ƣu đãi IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế) là 59,4 triệu USD, tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản (PHRD) là 4,8 triệu USD và 6,3 triệu USD vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nƣớc và đóng góp của các trƣờng đại học tham gia dự án. Thời gian thực hiện từ 01/10/2007 đến 30/6/2012. Mục tiêu của HEP2 là:
- Hỗ trợ cải tiến cơ cấu và quản trị hệ thống giáo dục đại học;
- Khuyến khích phát triển năng lực nghiên cứu, gắn kết nghiên cứu và giảng dạy, qua đó nâng cao chất lƣợng và hiệu quả nghiên cứu và đào tạo, năng lực chuyên môn và kỹ thuật của các trƣờng đại học; và
- Thúc đẩy hợp tác trong và ngoài nƣớc của các trƣờng đại học nhằm sớm đƣợc thừa nhận về chất lƣợng dạy và học, chất lƣợng nghiên cứu trong khu vực và quốc tế.