Định hướng, kế hoạch phát triển giáo dục đại học Việt Nam gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 83 - 85)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Dự báo nhu cầu và khả năng thu hút ODA cho giáo dục đại học Việt Nam

4.1.1. Định hướng, kế hoạch phát triển giáo dục đại học Việt Nam gia

4.1. Dự báo nhu cầu và khả năng thu hút ODA cho giáo dục đại học Việt Nam thời gian tới Nam thời gian tới

4.1.1. Định hướng, kế hoạch phát triển giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đoạn 2016 - 2020

4.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế, nguồn lực con ngƣời Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nƣớc. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ ngƣời Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lƣợc phát triển đúng hƣớng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Chiến lược Giáo dục Việt Nam 2001 - 2010 đã tiến hành đƣợc 10 năm. Thực tiễn phát triển giáo dục đất nƣớc đã khẳng định những định hƣớng đúng đắn của chiến lƣợc nhƣng đồng thời cũng cho thấy cần có sự điều chỉnh Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009 - 2015

tiếp tục thực hiện giai đoạn cuối của Chiến lƣợc giáo dục 2009 - 2015 với những điều chỉnh cần thiết, tạo những bƣớc chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên tới.

- Xây dựng cơ chế tài chính mới cho giáo dục, nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nƣớc và xã hội để nâng cao chất lƣợng và tăng quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, thực sự coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.

- Xây dựng hệ thống các chính sách để tiến tới mọi ngƣời ai cũng đƣợc học hành với nền giáo dục có chất lƣợng ngày càng cao.

4.1.1.2. Mục tiêu giáo dục đại học

Nếu tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân là 200 vào năm 2010, thì tới năm 2015 là 300 và vào năm 2020 là 450. Tỷ lệ học đại học và cao đẳng đạt 35% trong độ tuổi vào năm 2020. Mở rộng quy mô đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập chiếm 40% tổng số sinh viên trong cả nƣớc. Hình thành một số trƣờng đại học có trình độ cao ở khu vực, có ít nhất một trƣờng đƣợc đánh giá là thuộc tốp 200 đại học hàng đầu thế giới năm 2020.

Yêu cầu sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tƣ duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp, 80% số sinh viên tốt nghiệp đạt mức 3 theo chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế. Đến năm 2020 có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trƣờng đại học hàng đầu trong khối ASEAN, 80% số sinh viên tốt nghiệp đƣợc các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công việc. Đồng thời, với việc nâng cao chất lƣợng toàn diện sinh viên diện đại trà, mở rộng diện đào tạo, bồi dƣỡng sinh viên tài năng để chuẩn bị đội ngũ nhân lực có trình độ cao, thạo ngoại ngữ, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới để đến năm 2020, Việt Nam đứng trong nhóm 50 nƣớc đứng đầu về năng lực cạnh tranh về nhân lực.

Các chƣơng trình đào tạo tiên tiến quốc tế đƣợc tiếp tục áp dụng trên quy mô rộng, nếu năm 2010 có ít nhất 50 chƣơng trình thì đến năm 2020 có ít nhất 150 chƣơng trình quốc tế đƣợc thực hiện, trong số đó, một số chƣơng trình sẽ do các giáo sƣ của các đại học có uy tín quốc tế thực hiện giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh.

Đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng và đại học đƣợc chuẩn bị đầy đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng để thực hiện nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục đại học. Đến năm 2015 có 30% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có 5% là tiến sĩ, đến năm 2020, các tỷ lệ này là 50% và 10%. Đến năm 2015 có 55% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có 25% là tiến sĩ, đến năm 2020 các tỷ lệ này là 65% thạc sĩ và 30% tiến sĩ.

Năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học đƣợc nâng cao. Tăng số lƣợng trƣờng đại học theo hƣớng nghiên cứu lên 14 trƣờng vào năm 2010, 25 trƣờng vào năm 2015 và 30 trƣờng vào năm 2020. Sự gắn kết phối hợp giữa đào tạo - nghiên cứu khoa học - sản xuất dịch vụ đƣợc đẩy mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)