Các nguồn vốn đầu tƣ cho ngành giáo dục đại học Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 51 - 54)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Các nguồn vốn đầu tƣ cho ngành giáo dục đại học Việt Nam

3.1.1. Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước

Bảng 3.1: Chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục

Đơn vị: Tỉ đồng

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 15.609 20.624 22.795 32.730 41.630 55.300 66.770 81.419 91.890 100.000

Chi cho xây

dựng cơ bản 2.360 3.008 3.200 4.900 6.623 9.705 11.530 13.350 15647 17342 Chi thƣờng xuyên cho giáo dục và đào tạo 12.649 16.906 18.625 27.830 35.007 45.595 55.240 64.101 71.616 77.421 Kinh phí cải tạo môi trƣờng giáo dục-đào tạo 600 710 970 1.250 1.770 2.970 3.380 3.968 4.627 5.237 Bao gồm Giáo dục Tiểu học 415 495 725 925 1.305 2.328 2.333 2.713 2.978 3.057 Dạy nghề 90 110 130 200 340 500 700 850 1.100 1.500 Trung học chuyên nghiệp 20 25 30 35 35 37 50 55 60 70 Đại học và Cao đẳng 75 80 85 90 90 105 297 350 489 610

Nguồn: Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Trong các nguồn vốn đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo thì nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc là quan trọng nhất và chiếm tỉ trọng chủ yếu. Đó là do quan điểm của Nhà nƣớc coi đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ phát triển, đầu tƣ cơ bản quan trọng nhất đƣợc mọi thành phần trong xã hội nhất trí cao. Nhƣ trong khoản 1 điều 89 Luật giáo dục đã ghi rõ: “Nhà nước dành ưu tiên hàng

đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, đảm bảo tỉ lệ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục”. Nguồn đầu tƣ này chủ yếu lấy từ nguồn chi thƣờng xuyên, nguồn chi phát triển, xu hƣớng chung là chi cho giáo dục năm sau tăng hơn năm trƣớc. Khoảng 85% chi công cộng cho giáo dục - đào tạo là từ ngân sách nhà nƣớc. Nhà nƣớc đang cố gắng để nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nƣớc lên ít nhất 25% vào năm 2020. Tuy nhiên, tỉ lệ chi cho giáo dục đại học vẫn còn thấp, chỉ chiến khoảng 11 – 12%.

3.1.2. Nguồn đóng góp của các doanh nghiệp

Thực tiễn của Việt Nam trƣớc đây cũng nhƣ nhiều nƣớc cho thấy đào tạo tại nhà máy, công ty là một hình thức tổ chức đào tạo rất có hiệu quả về ngành nghề và chất lƣợng đào tạo gắn với thực tiễn. Qua đó, huy động đƣợc nguồn vốn đáng kể cho công việc này. Tuy nhiên, ở Việt Nam sự huy động vốn cho phát triển giáo dục bằng phƣơng pháp này còn rất hạn chế. Mới chỉ có những công ty lớn nhƣ FPT, các công ty kiểm toán ... là thực hiện phƣơng pháp này. Nhờ thế mà một số sinh viên đã nắm đƣợc công việc trƣớc khi ra làm việc, góp phần tăng hiệu quả công việc, giảm thời gian đào tạo. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những hoạt động thiết thực, động viên khen thƣởng kịp thời sinh viên học giỏi, giảm bớt khó khăn cho các em có hoàn cảnh khó khăn vƣơn lên trong học tập nhƣ Tập đoàn Tân Tạo, Tập đoàn Hoàng Long, Công ty cổ phần Him Lam, Tập đoàn dầu khí Việt Nam…

3.1.3. Nguồn vốn đóng góp của nhân dân

Đóng góp của nhân dân trong giáo dục đại học cũng là rất lớn, đó chính là khoản học phí thu đƣợc từ học phí. Trong điều kiện GDP bình quân đầu ngƣời còn thấp và phần lớn dân cƣ Việt Nam còn nghèo, ngân sách phân bổ cho giáo dục còn hạn hẹp, thì nguồn đóng góp này cũng rất quan trọng cho giáo dục đại học.

Mô hình trƣờng đại học bán công, dân lập với mức học phí cao hơn các trƣờng công đang ngày càng mở rộng tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học.

3.1.4. Nguồn vốn ODA

Trong tất cả các nguồn vốn từ ngoài nƣớc đầu tƣ cho giáo dục, thì nguồn vốn ODA là nguồn vốn quan trọng nhất và cũng chiếm tỉ lệ đáng kể nhất (thƣờng chiếm 10 - 15% kinh phí đầu tƣ cho giáo dục). Những nƣớc, những tổ chức quốc tế nhƣ WB, ADB, UNDP, UNESCO, UNICEF, Hiệp hội các trƣờng đại học và viện nghiên cứu các nƣớc nói tiếng Pháp (AUPELF- UREF), Viện Công nghệ châu Á (AIT), Tổ chức Bộ trƣởng Giáo dục các nƣớc Đông Nam Á (SEAMEO)... là những nhà tài trợ ODA chủ yếu cho ngành giáo dục. Nguồn vốn ODA này đƣợc phân bổ cho các cấp và các lĩnh vực đào tạo theo tỉ lệ thay đổi tuỳ theo từng năm. Nguồn vốn ODA đầu tƣ cho giáo dục tăng dần qua các năm với những dự án đầu tƣ có mục tiêu rất đa dạng, phong phú và kích cỡ dự án cũng rất khác nhau. Có dự án có tổng vốn đầu từ hơn 100 triệu USD (dự án giáo dục Đại học vay vốn của WB) kéo dài hơn 5 năm, cũng có cả những dự án chỉ vài chục ngàn USD (dự án cấp trang thiết bị học tiếng cho trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, thậm chí chƣa đến 10 ngàn USD cho Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng của Đại học Quốc gia Hà Nội với dự án “Tìm hiểu tác động của công nghệ sinh học đối với người nuôi tôm ở Việt Nam” là 99.199.876 VNĐ hoặc dự án “In ấn và vận chuyển sách Hội thảo quốc tế” với 82.133.901 VNĐ cho Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008 nhƣng lại giải quyết đƣợc những vấn đề thiết thực và cụ thể cho ngành giáo dục đại học. Nhờ những dự án quốc tế này mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD & ĐT) đã thực hiện đƣợc các mục tiêu quan trọng, góp phần nghiên cứu tổng thể và hoạch định chiến lƣợc giáo dục - đào tạo Việt Nam, tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang

thiết bị, tài liệu thông tin khoa học cho các cơ sở, nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.

3.1.5. Nguồn vốn FDI

Cho đến nay, phần lớn các dự án có vốn FDI đầu tƣ vào đào tạo ngắn hạn. Chỉ có 3 dự án đầu tƣ đào tạo đại học là Trƣờng ĐH RMIT Việt Nam; Trƣờng ĐH Anh quốc Việt Nam và Trƣờng ĐH Kỹ thuật Dresden Việt Nam, vẫn còn rất ít dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam. Vì thế chúng ta cần tìm ra những biện pháp để có thể thu hút phần nào nguồn tài chính này cho giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)