Những tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 73 - 75)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về hoạt động thu hút ODA cho giáo dục đại học Việt

3.3.2. Những tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục trong thu hút ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam.

3.3.2.1. Chất lượng giáo dục đại học còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước

Mặc dù nguồn vốn ODA đã đƣợc đầu tƣ vào ngành giáo dục nhƣng do số lƣợng thu hút chƣa nhiều và sử dụng chƣa hiệu quả cùng một số nguyên

nhân khác nữa nên chất lƣợng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nƣớc, đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Khả năng thích ứng với các dự án ODA trong các trƣờng còn chƣa cao. Ví dụ nhƣ với một số dự án dành cho các trƣờng ĐH thì mặc dù giáo viên đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức thực tế nhiều hơn nhƣng do sinh viên chƣa bắt kịp với sự thay đổi trong phƣơng pháp giảng dạy, vẫn quen với lối học thụ động, thiếu thực tế nên hiệu quả tiếp thu của sinh viên vẫn còn hạn chế, không đáp ứng đƣợc mục tiêu của các dự án ODA đặt ra. Hay nhƣ dự án giảng dạy tiếng Pháp trong các trƣờng phổ thông từ TH đến ĐH cũng không mang lại kết quả nhƣ mong muốn. Việc học các môn Toán, Lý, Sinh bằng tiếng Pháp đối với học sinh cấp 2, cấp 3 chỉ là hình thức chứ không đem lại những kiến thức thực tế nhƣ mục tiêu dự án đề ra. Vì vậy, học sinh chỉ thụ động, đối phó với các kỳ thi. Sau đó, phần lớn những học sinh này lại chuyển sang học tiếng Anh để phù hợp với tình hình thực tế, trong khi lẽ ra với những gì đã đƣợc đầu tƣ thì những học sinh đó có thể sẽ trở thành những kỹ sƣ, cử nhân chuyên về tiếng Pháp phục vụ cho sử phát triển của đất nƣớc, nhất là trong giai đoạn cần nhiều ngƣời có trình độ cao nhƣ hiện nay để đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc.

3.3.2.2. Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA chưa cao

Tỷ lệ giải ngân chung trong ngành giáo dục và đào tạo chỉ mới đạt 68%, còn thấp hơn tỷ lệ giải ngân của các nƣớc khác trong khu vực. Vì thế, điều này đã gây ra một số hậu quả bất lợi: không thực hiện đúng tiến độ dự án, đƣa công trình vào hoạt động chậm gây ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế, giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hƣởng đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội đã đề ra. Hơn nữa, việc giải ngân chậm đã làm cho tốc độ đầu tƣ cho công cộng chậm lại có thể ảnh hƣởng đến việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong tƣơng lai. Đặc biệt với nguồn vốn vay, thì việc chậm giải ngân đồng nghĩa với việc làm cho các điều kiện ƣu đãi kém đi trong khi đó thời gian ân hạn lại bị rút ngắn, thời hạn hiệu lực rút vốn giảm làm giảm lòng tin

của các nhà tài trợ vào khả năng tiếp nhận ODA của giáo dục đại học Việt Nam.

3.3.2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA chưa cao

Ngƣời Việt Nam có tâm lý rất thích tiếp nhận các dự án đầu tƣ vì họ cho rằng nhƣ thế họ sẽ nhận đƣợc một khoản tiền đầu tƣ, có thể xây dựng, mua sắm những gì mình thích. Họ không tính đến yêu cầu của bên phía tài trợ, không nhận thức đƣợc rằng với những dự án vốn vay thì sau này sẽ phải hoàn trả. Vì vậy, trong các quá trình lên các kế hoạch về việc thực hiện dự án thì có vẻ rất khả quan, phục vụ nhu cầu phát triển của đất nƣớc. Nhƣng thực tế trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án, thì số tiền sử dụng và mục đích sử dụng không khớp với những gì họ đã lập báo cáo lên các cấp quản lý dự án, gây lãng phí nguồn vốn ODA. Một ví dụ nhƣ “Dự án Giáo dục đại học giai đoạn 1„ do WB cho vay, hàng năm bỏ ra hàng trăm nghìn đôla Mỹ để đánh giá sinh viên sau khi ra trƣờng làm gì, nếu có kết quả thì số liệu thống kê đó rất có ý nghĩa, thế nhƣng trên thực tế kết quả rất hạn chế, vì thực tế trong quá trình thực hiện dự án kết quả chỉ là một vài báo cáo, nên những giáo trình hay kiến thức thu đƣợc cho giai đoạn sau của dự án thì không có tác dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)