Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phƣơng pháp cụ thể
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.
Phƣơng pháp này đƣợc học viên sử dụng để phân tích, so sánh nhằm khái quát hoá đƣợc bức tranh tổng hợp về thu hút ODA cho giáo dục đại học
ở Việt Nam giai đoạn 1993-2014, trong đó đi sâu phân tích thực trạng thu hút ODA cho giáo dục đại học giai đoạn 2004-2014, từ đó rút ra một số đánh giá về những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Qua đó, có thể đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng khả năng thu hút ODA trong lĩnh vực giáo dục đại học trong thời gian tới.