Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 70 - 73)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về hoạt động thu hút ODA cho giáo dục đại học Việt

3.3.1. Những kết quả đạt được

3.3.1.1. Chất lượng giáo dục đại học đã có chuyển biến tích cực

Từ năm 1993 chúng ta đã có thêm một nguồn vốn đáng kể là nguồn vốn ODA bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho giáo dục, nhờ thế mà chất lƣợng giáo dục đã có chuyển biến trên một số mặt. Số lƣợng học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trƣờng ĐH có thể tìm đƣợc việc làm phù hợp với năng lực bản thân ngày càng nhiều hơn. Giáo dục ĐH đã từng bƣớc vƣơn lên, đạo tạo một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sĩ cho đến tiến sĩ, đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội. Trong số đó, hàng trăm cán bộ khoa

học, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của Việt Nam đã đƣợc cử đi tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn do SEMEO tổ chức. Hầu hết các học viên đều có chung nhân định rằng, kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực rất bổ ích và dễ áp dụng vào tình hình thực tế của Việt Nam, qua đó giúp tiếp thu nhanh hơn và hiệu quả hơn trong việc giúp Việt Nam hội nhập một cách nhanh chóng với khu vực.

Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở các trƣờng đại học, các cơ sở giáo dục đã đóng vai trò quan trọng vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Nhờ vào nguồn vốn ODA, nhiều trƣờng đại học, cao đẳng đã có thƣ viện khang trang, hiện đại; các trƣờng đại học lớn nhƣ đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Xây dựng Hà Nội, đại học Đà Nẵng đã xây dựng thƣ viện điện tử, góp phần nâng cao chất lƣợng rõ rệt trong học tập, sử dụng về nghiên cứu khoa học. Số lƣợng giáo viên đƣợc đào tạo ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ngày càng nhiều hơn, giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy. Do có các dự án ODA đầu tƣ vào việc nâng cao năng lực cán bộ đào tạo nên chất lƣợng quản lý giáo dục đào tạo đƣợc cải thiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả ngành giáo dục và đào tạo.

3.3.1.2. Mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức và với các khu vực được tăng cường

Thông qua việc đầu tƣ nguồn vốn ODA vào giáo dục ĐH ở Việt Nam, các nhà tài trợ và phía Việt Nam cũng có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn. Hoạt động hợp tác quốc tế của giáo dục ĐH cũng đã tập trung vào việc duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nƣớc khu vực, tổ chức trên thế giới. Trong những năm cuối thập kỷ 90, hàng năm BGD & ĐT đón khoảng 400 lƣợt khách quốc tế, đến năm 2005 là 1.500 lƣợt và đến năm 2010 đã lên tới 7.000 lƣợt trong đó có 40% khách vào Việt Nam để trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, còn lại 60% số khách vào để giao lƣu và

tham gia các hoạt động văn hoá, giáo dục. 30.000 lƣu học sinh Việt Nam cũng đã đƣợc cử đi học ở nƣớc ngoài tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Những lƣu học sinh này sau khi về nƣớc cùng với các sinh viên trong nƣớc đã góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Những năm gần đây, Australia là nƣớc đã và đang cung cấp cho Việt Nam nhiều học bổng dài hạn nhất (từ 150 - 200 suất/ năm), đặc biệt Australia rất chú ý tới các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa phục vụ cho sự phát triển đất nƣớc. Việt Nam cũng đã đứng ra đăng cai tổ chức hay tham dự các hội nghị, hội thảo về giáo dục quốc tế nhƣ Hội nghị bộ trƣởng Đại học và nghiên cứu khoa học các nƣớc nói tiếng Pháp, Hội nghị các nhà giáo dục Châu Á - Thái Bình Dƣơng… Ngoài ra Việt Nam cũng có tăng cƣờng trao đổi chuyên gia với nƣớc bạn. Trong 19 năm Việt Nam đã cử 5000 lƣợt chuyên gia đến giảng dạy ở Lào, Campuchia, và một số nƣớc Châu Phi nhƣ Algerie, Angola, Madagasca và gần 200 chuyên gia đến dạy tiếng Việt ở các nƣớc Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Mỹ, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Nga…

3.3.1.3. Vị thế của giáo dục đại học Việt Nam được cải thiện trên trường quốc tế

Tại hội nghị tổng kết chƣơng trình thập kỷ “Giáo dục cho mọi người” tại Darka - Seregan tháng 4/2000, UNESCO và các nƣớc thành viên của tổ chức này đã đánh giá cao những thành tựu đạt đƣợc của giáo dục ĐH Việt Nam trong thập kỷ vừa qua và Việt Nam đƣợc chọn là một trong những nƣớc điển hình của khu vực Châu Á trong lĩnh vực giáo dục cho mọi ngƣời. Trong một nghiên cứu về giáo dục ĐH của Việt Nam, các chuyên gia của WB đã đánh giá “Việt Nam đã đưa ra một thành tích đầy ấn tượng, ngay cả khi so sánh với nhiều nền kinh tế khác có mức thu nhập cao hơn„. Có thể nhận định rằng giáo dục Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập giáo dục khu vực và thế giới. Giáo dục ĐH đang tích cực mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, kết hợp với

các nguồn lực chọn lọc từ bên ngoài. Đó là biện pháp tích cực giúp giáo dục và đào tạo Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các nền giáo dục phát triển trong khu vực và thế giới.

Nhờ nguồn vốn ODA phát triển cho sự nghiệp giáo dục đại học mà vị thế của các trƣờng đại học Việt Nam cũng đƣợc nâng lên trong khu vực và quốc tế. Theo bảng xếp hạng của Webometrics, Đại học Quốc gia Hà Nội nằm ở vị trí 743 của thế giới, có mặt trong top 1.000 và thứ hạng 22 trong khối Đông Nam Á. Sau Đại học Quốc gia Hà Nội là trƣờng Đại học Cần Thơ với vị trí 1.649 thế giới, hạng 60 Đông Nam Á.

Cũng theo Webometrics, Việt Nam có 117 trƣờng lọt vào top 20.300 trƣờng trên thế giới. Sau Đại học Quốc gia Hà Nội và trƣờng Đại học Cần Thơ là trƣờng Đại học Bách khoa thuộc ĐHQG TP.HCM với vị trí 2.008, tiếp đó là ĐHQG TP.HCM ở vị trí 2.285, Trƣờng Đại học Nông lâm TP.HCM ở vị trí 2.596, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) ở vị trí 2.686, Trƣờng Đại học Bách khoa HN ở vị trí 2.691, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM ở vị trí 2.829, ĐH Huế ở vị trí 2.839…

QS World University - trang web uy tín chuyên nghiên cứu về giáo dục vừa công bố danh sách các trƣờng Đại học hàng đầu của Châu Á. Theo đó, 5 trƣờng đại học tốt nhất Việt Nam nằm ở vị trí 201 là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)