Nguyên nhân của những thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 75 - 83)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về hoạt động thu hút ODA cho giáo dục đại học Việt

3.3.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân của những thành công

* Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đặt trọng tâm vào con người, ưu tiên phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng

Đất nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn CNH-HĐH với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nƣớc nông nghiệp trở thành một nƣớc công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục - đào tạo. Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia

đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tông trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. Chính vì thế, ngành giáo dục đã đƣợc ƣu tiên đầu tƣ rất nhiều, cả bằng nguồn vốn trong nƣớc, cũng nhƣ nguồn vốn nƣớc ngoài (mà đặc biệt phải kể đến là nguồn vốn ODA), để có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ cả về chất và lƣợng, góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá này.

* Công tác thu hút ODA cho giáo dục đại học đạt nhiều tiến bộ

Có thể nói, công tác thu hút ODA cho Việt Nam đƣợc đánh giá là thành công mà hình thức thu hút, vận động chủ yếu là tổ chức các Hội nghị nhóm tƣ vấn (CG) hàng năm. Chỉ trong vòng 19 năm, đã tổ chức 19 hội nghị, mỗi hội nghị đều là diễn đàn đối thoại có hiệu quả giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ. Thành công của 19 hội nghị vừa qua không chỉ đo bằng cam kết tài trợ mà còn bằng kết quả của mỗi diễn đàn để phối hợp sự nỗ lực của tất cả các bên tham gia vào quá trình phát triển ở Việt Nam, dƣới sự hƣớng dẫn của Chính phủ và để thu hút sự tham gia rộng rãi hơn nữa các tầng lớp xã hội, của khu vực, tƣ nhân trong và ngoài nƣớc vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Mà lĩnh vực giáo dục - đào tạo luôn là lĩnh vực đƣợc ƣu tiên tài trợ của các nhà tài trợ, từ cấp tiểu học, trung học cho đến sau đại học cũng nhƣ công tác nâng cao năng lực quản lý. Vì thế công tác thu hút, vận động nguồn ODA thành công làm cho kinh tế Việt Nam cũng nhƣ giáo dục đại học Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển hơn.

* Nhà nước chú trọng phát triển môi trường pháp lý

Các nhà tài trợ đều cho rằng những thành tựu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt đƣợc là do Việt Nam không ngừng đổi mới những chủ trƣơng chính sách và biện pháp đúng đắn để phù hợp với thực tế và hợp lòng dân.

Trƣớc 1993, việc quản lý và sử dụng ODA đƣợc điều tiết bởi từng quyết định riêng lẻ của Chính phủ đối với từng chƣơng trình, dự án ODA và từng nhà tài trợ cụ thể. Để quản lý vay và trả nợ nƣớc ngoài một cách có hệ thống, nhà nƣớc ban hành Nghị định số 58/CP ngày 30/8/1993 về quản lý và trả nợ nƣớc ngoài, Nghị định số 20/CP ngày 20/4/1994 về quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Đây là hai văn bản pháp lý cao nhất của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý nợ nƣớc ngoài nói chung và ODA nói riêng. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và yêu cầu đổi mới quản lý năm 1997 - 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 87/1997/NĐ - CP ngày 5/8/1997 thay thế Nghị định 20/CP và Nghị định 90/1998 NĐ - CP ngày 7/11/1998 thay thế cho Nghị định số 58/CP về quy chế vay và trả nợ nƣớc ngoài, đã góp phần phân công rõ trách nhiệm giữa các cơ quan tổng hợp của Chính phủ, các bộ, các ngành, các địa phƣơng và các tổ chức kinh tế trong việc quản lý, sử dụng vốn vay nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, việc hƣớng dẫn thực hiện các Nghị định nói trên của Chính phủ, các bộ, các ngành liên quan đã chủ trì xây dựng và ban hành các quy chế, thông tƣ hƣớng dẫn việc triển khai thực hiện. Bƣớc đầu đã tạo điền kiện phân công rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản nhƣ: trả nợ theo từng hiệp định và tổ chức cho vay, trả nợ nƣớc ngoài khi đến hạn…

Để hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý, ngày 04/05/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2001/ NĐ - CP về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA thay cho Nghị định 87/CP. Các văn bản này đã tạo ra một hành lang pháp lý trong việc quản lý và sử dụng vay nợ nƣớc ngoài nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan

trong việc khai thác vốn nƣớc ngoài, nâng cao trách nhiệm của bên sử dụng vốn vay trong khu vực trả nợ nƣớc ngoài. Chính vì vậy, trong những năm qua, chúng ta đã đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ trong việc huy động vốn vay nƣớc ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ODA.

* Năng lực quản lý dự án có nhiều cải thiện

Trong nhiều năm qua cộng đồng tài trợ đã tổ chức nhiều hoạt động đào tạo nâng cao năng lực quản lý ở nhiều cơ quan chủ chốt của Việt Nam nhƣ đào tạo về quản lý và điều phối viện trợ ở Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các chƣơng trình đạo tạo khác tại BGD & ĐT, Bộ Tài Chính, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nƣớc, Văn phòng Chính phủ... Những hoạt động này đã thu đƣợc nhiều kết quả và tác động tích cực. Ngoài ra, khi thực hiện một số dự án thì đồng thời trong kinh phí dự án có dành một phần để đào tạo cán bộ quản lý dự án, hay chính việc dành một mức lƣơng cao cho các cán bộ này cũng thúc đẩy họ làm việc có hiệu quả hơn. Công tác phân cấp trong quản lý dự án cũng đƣợc đẩy mạnh theo các quy định của pháp luật, làm cho việc thực hiện các dự án có hệ thống hơn, tránh tình trạng chồng chéo trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý của các dự án ODA.

Thêm vào đó, trong những năm tham gia dự án với các đối tác, năng lực quản lý của cán bộ Việt Nam cũng đã đƣợc cọ xát và nâng cao dần. Trình độ ngoại ngữ, tin học và một số kiến thức chuyên môn cũng đã đƣợc cải thiện. Nhờ thế mà hiệu quả thực hiện các dự án ODA cũng tăng lên, giúp tạo ra những kết quả tốt cho giáo dục đại học cũng nhƣ cho ngành giáo dục Việt Nam

3.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Chất lượng thiết kế dự án chưa cao

Chất lƣợng thiết kế dự án chƣa cao dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế, quy mô vốn trong quá trình thực hiện nên mất nhiều thời gian, gây lãng phí vốn. Một số dự án đã đƣợc các nhà tài trợ chấp nhận danh mục đầu tƣ nhƣng

chƣa hoàn thiện. Các thủ tục đầu tƣ, thay đổi danh mục dự án để thấy các dự án đăng ký không hiệu quả nên không thể triển khai rút vốn.Trong quá trình thiết kế dự án, cần xem xét vấn đề sử dụng tƣ vấn nƣớc ngoài. Do chi phí cho việc sử dụng tƣ vấn nƣớc ngoài rất tốn kém và kinh nghiệm ở các nƣớc khác và ở Việt Nam đến nay cho thấy hiệu quả của những tƣ vấn này ở một số công việc chƣa cao, đặc biệt là có những lĩnh vực mà sự hiểu biết của họ về các thiết chế tập quán hành chính và văn hóa dân tộc là những yếu tố quyết định then chốt cho việc thiết kế những dự án có tính khả thi. Ở một số dự án đã có sai sót nghiêm trọng trong thiết kế dự án do những hiểu lầm về điều kiện địa phƣơng mà lẽ ra đã có thể tránh đƣợc nếu sử dụng tƣ vấn trong nƣớc nhiều hơn.

* Việc lập kế hoạch chi tiết để giải ngân chưa tốt

Việc giải ngân đã đƣợc quy định theo dự án trong một thời gian thống nhất, một trình tự thống nhất nhƣng khi ký kết không tính toán đƣợc tất cả những khó khăn có thể xảy ra nên thuờng giải ngân chậm. Các cán bộ các cấp cơ sở chƣa đƣợc đào tạo kĩ nên nhiều khi công tác lập kế hoạch của họ thiếu sự linh hoạt, thiếu tính thực tế mà chỉ dựa trên các mẫu, biểu, con số của các dự án đã đƣợc lập trƣớc đó. Đôi khi việc lập kế hoạch về vốn đối ứng thiếu căn cứ, dẫn đến tình trạng giảm vốn đối ứng, trong khi điều kiện vốn đối ứng trong nƣớc còn hạn hẹp, ảnh hƣởng đến việc thực hiện toàn bộ kế hoạch.

* Thủ tục giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ chưa hài hòa

Thủ tục giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ chƣa hài hoà do có quá nhiều những quy định riêng của mỗi nhà tài trợ nên phía Việt Nam không thể đáp ứng đƣợc đầy đủ những yêu cầu đó. Vì thế, tiến độ thu hút cũng nhƣ giải ngân và sử dụng nguồn vốn ODA gặp nhiều khó khăn, nhất là trong quan hệ đối tác với ADB thì thủ tục giải ngân dự án rất phức tạp, có khi kéo dài bốn đến năm năm mới đƣa ra đƣợc một quyết định chung giữa hai bên. Đặc biệt phía nhà tài trợ yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ quy định mua sắm đấu thầu

nhƣng việc thực hiện những nguyên tắc này đôi khi gây nhiều trở ngại cho phía Việt Nam. Trong quan hệ đối tác với EU, việc mua sắm thiết bị phải là sản phẩm của nƣớc thụ hƣởng hoặc là một quốc gia bất kì của EU. Ví dụ khi dự án thực hiện tại Việt Nam cần mua máy in cho các trƣờng học nhƣng trên thực tế là tại thị trƣờng Việt Nam không có máy in của EU. Vì thế, Việt Nam phải nhập khẩu máy in từ EU, gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quy chế nhập khẩu cũng nhƣ trong việc bảo hành, chi phí lại rất cao.

* Công tác vốn đối ứng chưa được thực hiện tốt

Vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA không đủ. Các cơ sở chƣa có một nguồn vốn riêng để hoạt động mà thƣờng đƣợc trích một phần rất nhỏ từ kinh phí sự nghiệp đào tạo vốn đã rất hạn hẹp. Mặc dù theo nghị định 17/2002 NĐ-CP, Nhà nƣớc đã đồng ý cấp vốn đối ứng nhƣng cho đến nay trong số hơn 1.049 dự án của ngành giáo dục đào tạo chỉ mới có hơn 2/3 dự án đƣợc thực hiện theo nghị định này. Nhiều lúc, việc triển khai vốn đối ứng cấp cho các dự án còn bị chậm, nhất là kho bạc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thanh quyết toán của các dự án do còn có nhiều thủ tục phức tạp.

* Năng lực cán bộ quản lý dự án còn hạn chế

Việt Nam chƣa chuẩn bị và đào tạo kịp thời những cán bộ có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để thực hiện các công việc liên quan đến dự án ODA đáp ứng yêu cầu, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi nhanh chóng và các đối tác ngày càng nhiều hơn. Cách thức quan hệ và hơp tác với các nƣớc trong khu vực ASEAN, Australia, New Zealand, Tây Âu và Bắc Mỹ khác trƣớc rất nhiều. Xu hƣớng quốc tế đang chuyển từ viện trợ nhân đạo sang viện trợ phát triển đòi hỏi các nƣớc đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, phải tăng cƣờng nội lực tối đa mới có thể đủ sức đón nhận những cơ hội mới. Một số công tác dự án, đặc biệt là cấp địa phƣơng chƣa đƣợc đào tạo cơ bản và đồng bộ, có ngƣời am hiểu ngành thì có thể lại không giỏi ngoại ngữ và ngƣợc lại… Vì thế dẫn đến những bất đồng giữa cán bộ quản lý Việt Nam

và tƣ vấn, chuyên gia nƣớc ngoài do trở ngại về ngôn ngữ, phong tục tập quán nên khó thông cảm, không tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau trong hợp tác.

* Công tác theo dõi đánh giá dự án chưa cao

Công tác theo dõi dự án ODA trong ngành giáo dục chƣa cao do chƣa đƣợc tổ chức thành hệ thống. Chế độ báo cáo tình hình thực hiện dự án và tổng hợp thực hiện dự án ở các bộ và địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa có các quy định cụ thể về chức năng theo dõi dự án ODA, về trách nhiệm của cơ quan báo cáo cũng nhƣ nhận báo cáo. Tại các tỉnh, công việc này thƣờng do các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ làm đầu mối, song cơ chế phối hợp các sở liên quan cũng nhƣ đối với các ban quản lý dự án nhiều khi không rõ ràng. Theo dõi và đánh giá do Chính phủ tiến hành thƣờng mang tính chất tình thế để đối phó với những mối lo ngại của mình khi có một dự án đang gặp khó khăn. Thông thƣờng thì phƣơng pháp tiếp cận của Chính phủ đối với công tác theo dõi và đánh giá dự án thƣờng dựa vào yêu cầu của các nhà tài trợ và không đƣợc hiểu một cách cặn kẽ nhƣ một công cụ mang tính sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tính bền vững của dự án.

* Hệ thống chia sẻ thông tin còn nhiều điểm chưa hợp lý

Do công tác theo dõi và đánh giá không tốt nên việc đƣa thông tin đến cấp có thẩm quyền giải quyết đã không kịp thời, nên không tháo gỡ đƣợc nhiều vấn đề mang tính hệ thống, dẫn đến tiến độ thực hiện chậm ở nhiều dự án. Chƣa có một cơ quan điều phối nào tổng hợp đủ số liệu về nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục (thậm chí chính Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không có số liệu cụ thể về lƣợng vốn ODA cam kết và giải ngân cho từng năm mà họ chỉ biết tiếp nhận qua từng dự án) nên việc thu thập số liệu thƣờng gặp nhiều khó khăn, phải thu thập qua các nhà tài trợ hoặc chỉ là số ƣớc lƣợng. Hơn nữa, do năm tài chính của Việt Nam và các nhà tài trợ thƣờng khác nhau nên việc phân tích số liệu thƣờng gặp nhiều khó khăn. Toàn bộ hệ

thống quản lý thông tin cũng chƣa đƣợc hiện đại hoá nên dẫn đến sự chậm chạp trong việc xử lý thông tin.

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT ODA CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2016-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)