Kinh nghiệm quốc tế về thu hút ODA cho giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 39 - 44)

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về thu hút ODA cho giáo dục và bài học đối vớ

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về thu hút ODA cho giáo dục

Theo tiêu chuẩn quốc tế, chi tiêu cho giáo dục phải chiếm 6% GDP và 20% tổng chi tiêu công. Ở châu Á, hầu nhƣ nguồn này là không đủ cho giáo dục, thậm chí còn giảm. Dƣới đây sẽ xem xét việc thu hút và sử dụng vốn cho giáo dục ở một số nƣớc châu Á nhƣ Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Malaysia để rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm cho việc thu hút và sử dụng ODA trong giáo dục tại Việt Nam.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ở Ấn Độ, khoảng 45 năm kể từ khi giành độc lập, nƣớc này chƣa bao giờ tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài cho giáo dục dù cũng có một số tổ chức thiện chí đầu tƣ vào giáo dục tiểu học ở Ấn Độ kể từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX. Khủng hoảng ngoại thƣơng năm 1989 khiến nƣớc này phải chấp nhận những chính sách thẩm định cấu trúc, cái đƣợc coi là “sự đấu tranh cần thiết”, đã thay thay đổi cục diện tình hình. Đầu tiên, Ấn Độ khá dè dặt trong việc kêu gọi các tổ chức viện trợ nƣớc ngoài cho giáo dục tiểu học với quy mô lớn. Trợ giúp nƣớc ngoài tăng đột biến khi nƣớc này bắt đầu sử dụng viện trợ cho giáo dục tiểu học. Bắt đầu với 11,8 triệu USD vào năm 1993 - 1994, tổng viện trợ nƣớc ngoài cho giáo dục ở nƣớc này tăng rất nhanh lên đến 275 triệu USD vào năm 2002 - 2003. Phần trăm viện trợ cho chi tiêu vào giáo dục của chính phủ tăng từ dƣới 5% năm 1993 - 1994 lên tới 20% vào năm 2001 - 2002. Hơn nữa, khi chính phủ đầu tƣ vào giáo dục cơ bản thì viện trợ lại tăng từ 10% năm 1993 - 1994 tới hơn 35% vào năm 2001 - 2002. Con số này chiếm khá cao so với một nƣớc đang phát triển nhƣ Ấn Độ. Thật ấn tƣợng rằng nguồn viện trợ đáng kể và giáo dục cơ bản bị chỉ trích là phụ thuộc vào

viện trợ nƣớc ngoài nhƣng tƣơng ứng với tổng ngân sách chi cho giáo dục của Ấn Độ của chính phủ và chính quyền địa phƣơng thì nguồn viện trợ nƣớc ngoài dƣờng nhƣ đóng vai trò không hề lớn. Chính phủ Ấn Độ quyết định vào năm 2003 đã không tiếp tục nhận viện trợ phát triển song phƣơng từ các Tổ chức nhỏ khác ngoài Anh, Ủy ban châu Âu, Mỹ và Liên bang Nga. Chính phủ muốn giảm sự phụ thuộc của giáo dục vào viện trợ nƣớc ngoài và tiến hành thực hiện tất cả các dự án vào giáo dục cơ bản dƣới sự kiểm soát của Ban quản lý dự án Sarva Shiksha Abhiyan của chính phủ nƣớc này. Ấn Độ đã phân phối để cắt giảm viện trợ nƣớc ngoài vì nhiều điều kiện và chi phí. Chính phủ tuyên bố không tiếp tục hợp tác phát triển liên chính phủ với tất cả các quốc gia và tổ chức có cả Ủy ban châu Âu (EC), Đức, Nhật Bản, Cơ quan Phát triển toàn cầu của Mỹ USAID và Nga. Tuy nhiên, các nhà tài trợ vẫn tiếp tục hợp tác bằng cách phân phát tài trợ qua các tổ chức phi chính phủ và cơ quan đa phƣơng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nepal

Ở Nepal, khoảng 24,9% viện trợ nƣớc ngoài đƣợc giành cho giáo dục giai đoạn (2001 - 2002) và giai đoạn (2006 - 2007). Giáo dục tiếp tục chiếm tỉ trọng cao trong ODA, sau đó mới là y tế và phát triển địa phƣơng. Trong suốt 5 năm (2003 -2008), Nepal nhận đƣợc khoảng 325 triệu USD ODA cho giáo dục, trung bình mỗi năm viện trợ nƣớc ngoài cho giáo dục là 57 triệu USD. Trong khi đó thì chi cho giáo dục trong tổng chi tiêu tăng liên tục qua các năm. Viện trợ nƣớc ngoài góp vào 23% tổng ngân sách cho giáo dục năm 2000 - 2001. Con số này tăng lên đến 27% vào năm tiếp theo. Tuy nhiên dựa vào kinh nghiệm những năm trƣớc, giải ngân thực tế của viện trợ nƣớc ngoài cho giáo dục vẫn chiếm phần rất nhỏ so với ngân sách đƣợc phân bổ và từ các nhà tài trợ. Con số sử dụng thực tế trong suốt năm tài chính 2000 - 2001 đến năm 2004 - 2005 là 147 triệu USD trong khi đó phân bổ là 237 triệu USD, tức là chỉ đạt 80%. Trong giáo dục, WB vẫn là nhà tài trợ lớn nhất năm 2003 với

100 triệu USD là trợ cấp còn 52,5 triệu USD là ODA có hoàn lại. Trong 18 dự án ODA cho giáo dục từ 2003 - 2008, 4 dự án là ODA có hoàn lại còn lại là không hoàn lại. Nguồn ODA có hoàn lại này là từ WB và ADB còn ODA không hoàn lại là từ các nhà tài trợ song phƣơng. Chính phủ Nepal không thể đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ để cải thiện khả năng áp dụng của chính họ. Nhiều tổ chức nhấn mạnh, Nepal nghèo không phải vì thiếu nguồn lực mà vì khả năng yếu kém trong thực hiện các dự án. Nguyên nhân chủ yếu chính là sự quan liêu và chậm trễ trong đƣa ra quyết định, thiếu tự chủ ở địa phƣơng và chính trị không ổn định.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một ví dụ điển hình thành công về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực giáo dục. Năm 1978 Trung Quốc tiến hành cải cánh mở cửa, cải cách trong lĩnh vực giáo dục đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng bởi vì Trung Quốc coi “Khoa giáo hƣng quốc”, sau 30 năm cải cách là mốc quan trọng để đánh giá những thành tựu đã đạt đƣợc và với mốc thời gian này cũng để chúng ta nhìn thấy nền giáo dục Trung Quốc đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Năm 2002 số ngƣời trong độ tuổi đến trƣờng đạt 370 triệu, tăng 6,7% so với năm 1978, số ngƣời mù chữ trong tổng số dân đã giảm từ 23,5% xuống còn 12,1%. Về giáo dục cơ sở, bắt đầu từ năm 1995 thực hiện chế độ giáo dục nghĩa vụ 9 năm, đến năm 1998, số huyện thị trong cả nƣớc đạt đƣợc yêu cầu về phổ cập giáo dục 9 năm và xóa mù chữ đạt 73%, cao hơn 1% so với yêu cầu đề ra. Giáo dục Đại học và cao đẳng Trung Quốc phát triển khá mạnh, về số lƣợng năm 1996 Trung Quốc có 1.238 trƣờng Đại học, năm 2002 có 2.003 trƣờng Đại học các loại, Về chỉ tiêu tuyển sinh năm 1999 chỉ tiêu tuyển sinh là 1,6 triệu sinh viên. Năm 2004 con số này là 2,6 triệu, đến năm 2005 là 4,35 triệu. Ở các vùng dân tộc thiểu số, số học sinh tại các trƣờng, các bậc học phổ thông ngày càng đƣợc nâng cao. Năm 1994 tại các cấp học, ngành học phổ thông trong toàn quốc số học sinh thiểu số là 15

triệu thì đến năm 1997 con số này là 18 triệu, riêng số học sinh ở độ tuổi nhi đồng đến lớp năm 1997 ở vùng dân tộc đạt 97,56% so với mức bình quân của cả nƣớc là 98,92%. Đại học Bắc Kinh đƣợc xếp hạng là trƣờng Đại học tốt nhất Châu Á và xếp thứ 14 thế giới.

Để đạt đƣợc sự thành công đó bên cạnh sự nỗ lực chính của Trung Quốc thì không thể không kể đến vai trò của ODA mà thế giới dành cho. Tuy nhiên, không phải nƣớc nào cũng thành công trong việc thu hút và sử dụng ODA nhƣ Trung Quốc. Vậy những nguyên nhân nào đã giúp Trung Quốc biết khai thác ODA một cách hiệu quả nhƣ vậy. Các nguyên nhân đó bao gồm :

Một là, cán bộ quản lý và điều hành dự án đều đƣợc bồi dƣỡng đào tạo trƣớc khi đƣợc phân tham gia các dự án, do vậy họ đều đáp ứng tốt yêu cầu về công tác quản lý và chuyên môn. Cán bộ của các ban quản lý dự án kể cả các ban quản lý dự án cấp cơ sở đều quen với các thủ tục tài chính và mua sắm đấu thầu của các nhà tài trợ. Mặc dù các dự án hoạt động tƣơng đối độc lập nhƣng chế độ báo cáo đúng quy định nên việc quản lý, tổng hợp, đánh giá và điều chỉnh mục tiêu của dự án rất kịp thời.

Hai là, sau khi thực hiện quá trình lựa chọn và phê duyện các dự án theo một trật tự thống nhất và hiệu quả ngay từ khâu xác định, chuẩn bị dự án, đánh giá dự án. Đến nay hiệu quả của việc sử dụng ODA tại nƣớc này đã tăng lên rõ rệt. Việc đàm phán với phía nhà tài trợ chỉ diễn ra khi nghiên cứu khả thi của các dự án lựa chọn đã đƣợc phê duyệt và việc chấp nhận khoản vay sau khi đã hoàn tất thiết kế kỹ thuật.

Ba là, việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách “ai hƣởng lợi, ngƣời đó trả nợ”. Quy định này buộc ngƣời sử dụng phải tìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn.

Bốn là, Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ƣơng quản lý ODA là Bộ tài chính (MoF - Ministry of Finance) và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC – National

Develop and Reform Commission). MoF làm nhiệm vụ “đi xin tiền”, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu các Sở Tài chính địa phƣơng thực hiện kiểm tra thƣờng xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với bên viện trợ để đánh giá dự án. Còn các bộ ngành chủ quản và địa phƣơng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện và phối hợp với MoF giám sát việc sử dụng vốn.

Nhờ vậy, hàng năm Trung Quốc nhận đƣợc khoảng 5 - 6 tỷ USD ODA từ các nguồn tài trợ song phƣơng và đa phƣơng. Từ năm 1980 đến cuối năm 2005, chỉ riêng WB đã cam kết với Trung Quốc hỗ trợ khoảng 39 tỷ USD và Nhật Bản là đối tác lớn cung cấp ODA cho Trung Quốc, tính đến cuối năm 2003 Nhật cung cấp cho Trung Quốc khoảng 3,3 ngàn tỷ Yên.

1.3.1.4. Kinh nghiệm của Malaysia

Ở Malaysia ODA đƣợc quản lý tập trung vào một đầu mối là vụ Kinh tế kế hoạch. Vụ Kinh tế kế hoạch là cơ quan lập kế hoạch ở cấp trung ƣơng, chịu trách nhiệm phê duyệt chƣơng trình, dự án và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia.

Cơ quan bộ giáo dục có bộ phận trực thuộc vụ Kinh tế kế hoạch, chịu trách nhiệm kêu gọi tài trợ, định hƣớng đầu tƣ, thẩm tra phê duyệt dự án, ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện, điều hành, quản lý, kiểm tra thực hiện dự án.

Trong Bộ giáo dục lại phân ra Các Ban Quản lý dự án, Ban điều hành dự án và Ban điều phối dự án để công tác thực hiện và giám sát các dự án giáo dục đƣợc quản lý một cách chặt chẽ, bởi Chính phủ Malaysia rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá xây dựng từ lập kế hoạch dự án đến lúc triển khai. Cũng nhƣ Trung Quốc, Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Phƣơng pháp đánh giá của nƣớc này là khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nƣớc nhận viện trợ bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá của hai phía. Nội dung đánh giá tập trung vào

hiệu quả của dự án so với chính sách và chiến lƣợc, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả. Hoạt động theo dõi đánh giá đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.

Malaysia cho rằng công tác theo dõi đánh giá không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽ giúp nâng cao tính minh bạch và đặc biệt là giảm lãng phí. Họ cho rằng mỗi nƣớc mỗi cách và dù cách nào đi nữa thì mục tiêu lớn nhất đặt ra và đạt đƣợc đó là bảo vệ tối đa nguồn vốn và phục vụ tốt nhất cho xã hội dân sinh. Với cách làm và quan niệm nhƣ vậy Malaysia đã đạt đƣợc những thành công nhất định trong quá trình thu hút và sử dụng ODA để phục vụ cho mục tiêu phát triển nền giáo dục của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút nguồn vốn ODA cho giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)