Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 54 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả và thành công của luận văn. Tác giả sẽ sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu bao gồm: Phƣơng pháp luận khoa học, phƣơng pháp thu thập và phân tích thông tin, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp đối chiếu, so sánh và một số phƣơng pháp khoa học khác nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

2.1.1 Phương pháp luận khoa học

Với các dữ liệu thứ cấp thu thập đƣợc, luận văn áp dụng quy trình phân tích dữ liệu theo tình huống so sánh, kết hợp với phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phƣơng pháp logic, lý thuyết hệ thống, diễn giải và quy nạp để phân tích, chứng minh và đánh giá các vấn đề.

Bên cạnh đó đề tài vẫn dựa trên các phƣơng pháp nghiên cứu trong kinh tế học là phƣơng pháp thực chứng và phƣơng pháp phân tích chuẩn tắc kết hợp với việc sử dụng phân tích định lƣợng trong thống kê thông qua một số mô hình, chỉ tiêu phân tích, so sánh làm cơ sở cho việc đánh giá và tìm giải pháp cho đề tài.

2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin

Nguồn số liệu thứ cấp tác giả lấy đƣợc từ Ngân hàng TMCP Quân Đội thông qua nhiều nguồn…để phân tích, giải thích, thảo luận và diễn giải:

 Nguồn thông tin bên trong ngân hàng: tác giả sử dụng các số liệu và tài liệu do ngân hàng cung cấp nhƣ lịch sử hình thành và phát triển, triết lý kinh doanh, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự của ngân hàng... Báo cáo tổng kết; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...

 Nguồn thông tin bên ngoài: tác giả sử dụng là các thông tin đƣợc thu thập từ các loại sách, báo, tạp chí, từ trang web. Ngoài ra các báo cáo khoa học, luận văn của những ngƣời đi trƣớc cũng đƣợc sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo quý giá và đã đƣợc kế thừa một cách hợp lý trong luận văn.

2.1.3 Phương pháp phân tích thông tin.

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, dữ liệu thì cần chọn lọc lại các yếu tố chính, tác giả phân tích các số liệu, đƣa ra đánh giá đối với các số liệu từng thời kỳ khác nhau, từ đó rút ra nhận xét và các kiến nghị giúp cho ngân hàng có cái nhìn khái quát về tính hiệu quả của việc xử lý nợ xấu tại ngân hàng. Các phƣơng pháp phân tích thông tin tác giả sẽ sử dụng trong đề tài bao gồm:

+ Phƣơng pháp thống kê.

+ Phƣơng pháp đối chiếu so sánh. + Phƣơng pháp tổng hợp.

+ Phƣơng pháp phân tích.

Trong đó, phương pháp thống kê được coi là phương pháp trọng yếu:

 Phƣơng pháp thống kê mô tả: Với mục đích đánh giá hiệu quả việc xử lý nợ xấu tại ngân hàng, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc thông qua bảng biểu, đồ thị, bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu…

 Phƣơng pháp thống kê suy luận: Để đƣa ra các dự báo hoặc quyết định, trong luận văn của tác giả có sử dụng phƣơng pháp thống kê suy luận, bao gồm các phƣơng pháp ƣớc lƣợng các đặc trƣng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu.

2.1.4 Phương pháp chuyên gia

Tác giả sẽ tham khảo ý kiến của Ban lãnh đạo và các cấp quản lý trong ngân hàng để có cái nhìn tổng quát khi phân tích, đánh giá hiệu quả của việc xử lý nợ xấu trong ngân hàng và các định hƣớng trong giai đoạn phát triển tiếp theo của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)