Về mô hình tổ chức xử lý nợ xấu của MB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 75 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội

3.3.1 Về mô hình tổ chức xử lý nợ xấu của MB

a. Hội đồng Xử lý rủi ro tại Hội sở chính MB

Để thực hiện đúng nguyên tắc xử lý nợ xấu tồn đọng theo quy định của Nhà nƣớc, hạn chế tối đa tổn thất tài sản quốc gia và tiết kiệm cho ngân sách nhà nƣớc, bảo đảm không để xảy ra các tiêu cực trong quá trình xử lý, MB đã quyết định thành lập Hội đồng xử lý rủi ro với thành phần của Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng MB bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng); Tổng Giám đốc (Phó Chủ tịch Hội đồng); Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối quản lý rủi ro; Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối tài chính; Kế toán trƣởng; Trƣởng Ban kiểm soát Hội đồng quản trị; Giám đốc các Ban: Quản lý tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng, Kế toán, Quản lý chi nhánh, Pháp chế. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của công việc, Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng có thể mời thêm các thành viên ở các Ban phòng khác tại Hội sở chính.

Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng có nhiệm vụ: Quyết định xử lý rủi ro cho từng khoản vay; Xem xét và phê duyệt phƣơng án thu hồi từng trƣờng hợp khoản vay, khách hàng cụ thể; Xem xét, đánh giá tình hình thực hiện thu hồi các khoản nợ đã đƣợc xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng. Trên cơ sở quyết định xử lý rủi ro của Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng quản trị MB sẽ xem xét, ra quyết định sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các trƣờng hợp mà Hội đồng xử lý rủi ro đã chấp thuận.

Hội đồng xử lý rủi ro làm việc theo nguyên tắc tập thể, xem xét và biểu quyết theo đa số, chịu trách nhiệm về quyết định xử lý rủi ro theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Hội đồng xử lý rủi ro tiến hành họp định kỳ hàng quý.

Thông qua chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng, việc quyết định xử lý nợ xấu bằng giải pháp sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đƣợc tập trung tại Hội sở chính, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định. Đồng thời, với thành phần Hội đồng xử lý rủi ro bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc kiêm Ủy viên Hội đồng quản trị; Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trƣởng ban Kiểm soát Hội đồng quản trị đã tạo thuận lợi rất lớn trong quá trình trình Hội đồng quản trị phê duyệt việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu do đó rút ngắn đƣợc thời gian xử lý nợ, đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và đáp ứng các yêu cầu trong xử lý nợ xấu. Đồng thời, với việc tập trung xử lý nợ tại Hội sở chính qua Hội đồng xử lý rủi ro, MB có thể kiểm soát tổng thể các biện pháp xử lý nợ đối với từng khách hàng cũng nhƣ thống nhất biện pháp xử lý chung cho cùng một khách hàng có dƣ nợ tại nhiều chi nhánh, tránh đƣợc tình trạng dƣ nợ của cùng một khách hàng tại chi nhánh này thì là nợ tốt còn tại chi nhánh khác lại là nợ xấu...

b. Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản

Công ty quản lý nợ và Khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng Quân đội (MBAMC) đƣợc thành lập ngày 20/11/2002, là một đơn vị hạch toán độc lập với nhiệm vụ là thu hồi các khoản nợ khó đòi nhằm mục đích làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính tín dụng. Chức năng nhiệm vụ bao gồm: Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng và các tài sản đảm bảo nợ vay khác liên quan đến khoản nợ tồn đọng của MB để xử lý; Bán trực tiếp các tài sản đƣợc giao xử lý để thu hồi nợ theo giá thị trƣờng (giá bán cụ thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng) theo các hình thức: bán công khai trên thị trƣờng, bán qua Trung tâm bán đấu giá tài sản, bán lại cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.

MBAMC đƣợc chủ động xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp theo quy định của Pháp luật nhƣ: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ

theo qui định của pháp luật và theo sự uỷ thác, thoả thuận của MB. Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng biện pháp: Giãn nợ, giảm, miễn lãi suất, đầu tƣ thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp...

Với việc chuyển giao các khoản nợ tồn đọng sang MBAMC để tiếp tục xử lý thu hồi nợ, các Chi nhánh có thể tập trung cho các hoạt động kinh doanh của mình mà vẫn yên tâm rằng khoản nợ xấu đã chuyển giao vẫn đƣợc tiếp tục xử lý, thu hồi tối đa dƣ nợ. Đồng thời, với chức năng và lĩnh vực hoạt động đặc thù của mình theo quy định của pháp luật cũng nhƣ với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong lĩnh vực xử lý nợ, MBAMC có thể chủ động áp dụng các giải pháp xử lý nợ xấu một cách linh hoạt, thời gian xử lý nợ đƣợc rút ngắn, đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn, thậm chí có thể áp dụng những biện pháp xử lý nợ mà nếu để các Chi nhánh MB tự thực hiện sẽ tốn rất nhiều công của (ví dụ nhƣ bán phát mại tài sản...).

c. Ban Quản lý tín dụng tại Hội sở chính MB và Phòng Quản lý rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh

Ban Quản lý tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý tín dụng về cơ chế, chính sách, chế độ, qui trình tín dụng - bảo lãnh; giới hạn tín dụng, bảo lãnh đối với ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và chi nhánh; điều chỉnh, gia hạn nợ đối với các doanh nghiệp; quản lý và xử lý nợ xấu; chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng và bảo lãnh đối với các dự án, khoản vay theo chỉ định và vay đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc; quản lý và theo dõi kết quả thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng...

Sơ đồ 3.2: Mô hình của Ban Quản lý Tín dụng

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Tại chi nhánh: Phòng Quản lý rủi ro tín dụng là đầu mối thực hiện rà soát, tổng hợp và đề xuất các biện pháp xử lý nợ xấu tại chi nhánh trình lãnh đạo chi nhánh và trình Hội sở chính để xem xét xử lý.

Thành lập Ban Quản lý tín dụng tại Hội sở chính và các Phòng Quản lý rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh đã hình thành nên bộ máy chuyên trách trong hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng một cách khoa học, phù hợp, thống nhất từ Hội sở chính xuống các Chi nhánh, qua đó việc xử lý nợ xấu của MB đƣợc bài bản hơn, nhanh hơn, có hiệu quả hơn mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo các trình tự và quy định của pháp luật.

Mặt khác, với việc thành lập Ban chuyên trách trong việc xử lý nợ tại Hội sở chính, công tác chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo về việc xử lý nợ xấu đƣợc triển

Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc PTGĐ phụ trách Quản lý tín dụng Phòng Quản lý danh mục tín dụng Phòng xử lý nợ xấu Phòng chính sách Tín dụng Ban Quản lý tín dụng Hội đồng Xử lý rủi ro Phòng Tín dụng chỉ định

khai thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng, thống nhất và xuyên suốt trong hệ thống MB, đảm bảo tuân thủ theo các văn bản chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, các quy định của nhà nƣớc và đảm bảo đƣợc yếu tố thời gian hoàn thành công việc. Đồng thời, các vƣớng mắc của các Chi nhánh trong quá trình xử lý nợ gửi về Hội sở chính đƣợc giải quyết kịp thời thông qua kênh chỉ đạo theo ngành dọc qua Ban đầu mối về xử lý nợ tại Hội sở chính chuyên trách, tạo điều kiện thuận lợi cho xử lý công việc đƣợc nhanh chóng, hiệu quả.

d. Thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu tại Hội sở chính và tại các chi nhánh

Nhằm tăng cƣờng công tác xử lý nợ xấu tại MB, MB đã thành lập Ban Chỉ đạo xử lý nợ xuyên suốt từ Hội sở chính đến các Chi nhánh.

* Tại Hội sở chính: Ban Chỉ đạo xử lý nợ đƣợc thành lập gồm các thành

phần chính gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối quản lý rủi ro, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tài chính - Kế toán, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Ngân hàng bán buôn, Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lƣới; Kế toán trƣởng và Giám đốc các Ban: Quản lý tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng, Quan hệ khách hàng doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo xử lý nợ tại Hội sở chính: Chỉ đạo các thành viên thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ tại cơ sở; Chỉ đạo việc xác định thực trạng nợ xấu của hệ thống MB để có các biện pháp, giải pháp xử lý; Chỉ đạo các đơn vị thành viên trong việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo đúng yêu cầu về thời gian và nội dung; Chỉ đạo các Ban, Phòng có liên quan tại Trụ sở chính trong việc đôn đốc, hƣớng dẫn các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống trong việc thực hiện trích dự phòng rủi ro theo quy định của toàn hệ thống để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; Chỉ đạo việc xây dựng phƣơng án xử lý nợ đã và sẽ hạch toán ngoại bảng; Chỉ đạo việc thực hiện hạch toán nợ đƣợc xử lý ngoại bảng, nguồn thu nợ từ nợ đã đƣợc hạch toán ngoại bảng theo quy định; Chỉ đạo các Ban, Phòng tại Trụ sở chính và toàn hệ thống thực hiện các công việc khác liên quan đến xử lý nợ của MB.

* Tại chi nhánh: Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu tại các Chi nhánh đƣợc thành lập

Quan hệ khách hàng; Phó Giám đốc phụ trách quản lý rủi ro tín dụng, Trƣởng phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Trƣởng phòng Quan hệ khách hàng. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là tổ chức triển khai, đôn đốc và giám sát việc thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh theo chỉ đạo của Hội sở chính cũng nhƣ theo phƣơng án xử lý nợ xấu do Chi nhánh tự xây dựng, đảm bảo việc xử lý nợ xấu đƣợc thực hiện theo đúng lộ trình, đạt đƣợc hiệu quả cao.

Sự ra đời của Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu cho thấy quyết tâm trong công tác xử lý nợ xấu của toàn hệ thống MB, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đổi mới trong cách nghĩ và cách làm của lãnh đạo các Chi nhánh, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong công tác xử lý nợ xấu, qua đó hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu đƣợc nâng lên rõ rệt.

Với một cơ cấu tổ chức xử lý nợ xấu có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình xử lý nợ xấu, phân tách nhiệm vụ rõ ràng và cơ chế phối hợp khoa học, có hiệu quả, hoạt động xử lý nợ xấu của MB đã mang tính chất chuyên nghiệp hơn, đƣợc tiến hành một cách bài bản, đúng trình tự và đảm bảo tuân thủ theo pháp luật. Đồng thời, MB đã tạo cho mình một cơ cấu bộ máy xử lý nợ xấu với các chính sách liên quan phù hợp và thống nhất, giúp cho MB một mặt tập trung đƣợc cho công tác xử lý nợ xấu, mặt khác vẫn tập trung đƣợc các nguồn lực cho các hoạt động sinh lời, đảm bảo sự phát triển ổn định của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)