Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 98 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội

3.3.4 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Trong thời qua, với việc áp dụng các biện pháp điều hành, kiểm soát nợ xấu linh hoạt và kịp thời, không để gia tăng nợ xấu, xử lý nợ xấu triệt để, quyết liệt, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của MB đã giảm cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối, đạt đƣợc theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có đƣợc, việc xử lý nợ xấu của MB còn gặp một số khó khăn nhất định dẫn đến hiệu quả của công tác xử lý xấu còn bị hạn chế, chƣa đạt đƣợc theo mong muốn. Cụ thể:

Thứ nhất, cơ cấu bộ máy tổ chức xử lý nợ xấu của MB còn chưa thực sự đồng bộ, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong công tác xử lý nợ.

Nguyên nhân: Hội đồng xử lý rủi ro đƣợc thành lập với các thành viên kiêm

nhiệm, từ nhiều đơn vị nghiệp vụ khác nhau nên chƣa thực sự chuyên nghiệp trong công tác xử lý nợ xấu, một số thành viên Hội đồng chƣa nắm bắt đƣợc kịp thời các quy định mới về xử lý nợ xấu... dẫn tới hiệu quả chỉ đạo điều hành của Hội đồng đôi lúc đạt đƣợc chƣa cao.

Chƣa kiểm soát và xác định rõ trách nhiệm trong quản lý, phòng ngừa và phát hiện rủi ro cũng nhƣ xử lý nợ xấu. MB đã có chỉ đạo công tác xác định rõ trách nhiệm của cán bộ đối với tổn thất gây ra, xây dựng chế tài xử lý đối với cán bộ sai phạm tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng cũng còn khá hạn chế.

Cơ chế điều hành và sự phối hợp giữa các phòng ban tại Hội sở chính với chi nhánh và đặc biệt là đối với MBAMC còn một số hạn chế nhất định. Đây là nguyên nhân dẫn đến các phòng ban chức năng tại Hội sở chính bị hạn chế trong quản lý và nắm bắt tình hình thực hiện xử lý nợ của MBAMC và của chi nhánh đối với các khoản nợ đã bàn giao. Đồng thời, chính MBAMC cũng gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin cũng nhƣ sự tƣ vấn từ các phòng ban có liên quan tại Hội sở chính về các khoản nợ mà công ty nhận xử lý.

Mặt khác, một số chi nhánh chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ việc xử lý nợ xấu vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của chi nhánh và của từng cá nhân. Do vậy việc thực hiện các biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Hội sở chính tại Chi nhánh chƣa triệt để, đồng bộ. Một số chi nhánh mới chỉ lập kế hoạch, phƣơng án tận thu nợ một cách chung chung, biện pháp triển khai thụ động, kết quả tận thu nợ chƣa hiệu quả, chƣa đi sâu phân tích tình trạng thực tế của con nợ để có biện pháp xử lý thoả đáng.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực xử lý nợ xấu tuy đã đƣợc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tế ở một vài lĩnh vực nhƣng do khối lƣợng công việc quá nhiều, thời hạn hoàn thành yêu cầu gấp nên cán bộ tại các chi nhánh cũng nhƣ các phòng ban có liên quan tại Hội sở chính MB chƣa bố trí đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu kỹ các văn bản chế độ mới ban hành của Nhà nƣớc cũng nhƣ hƣớng dẫn của ngành về xử lý nợ xấu. Do đó, khi thực tế xử lý nợ xấu với những trƣờng hợp đặc thù đôi lúc còn bỡ ngỡ, quá trình xử lý nợ kéo dài và không triệt để.

Thứ hai, hiệu quả hoạt động của MBAMC còn rất hạn chế, chƣa đạt đƣợc

mục tiêu mong muốn.

Nguyên nhân: Theo quy định hiện nay, về cơ chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ trong hoạt động xử lý nợ xấu của MBAMC thực hiện nhƣ của ngân hàng thƣơng mại, chƣa có chính sách đặc thù hoặc có sự khác biệt, có chăng đó là sự chuyên sâu hơn về kỹ năng thu nợ. Các nghiệp vụ xử lý nợ của MBAMC cũng còn rất hạn chế, thực sự chƣa đƣợc chủ động trong công tác xử lý thu hồi nợ, chƣa có đầy đủ các chức năng, nghiệp vụ của một Công ty chuyên về xử lý nợ nhƣ ở các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới.

Trong thời gian qua, MBAMC đƣợc giao tiếp nhận, quản lý và xử lý thu hồi một số khoản nợ xấu, nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ vay khác liên quan đến xử lý tận thu hồi nợ với tổng số nợ tiếp nhận 239 tỷ đồng, số nợ đƣợc xử lý tận thu hồi là 34 tỷ đồng đồng (chiếm 14,25%). Kết quả xử lý nợ xấu nhƣ vậy thực sự còn rất hạn chế, không đạt đƣợc mục tiêu mong muốn khi thành lập.

Nguyên nhân : Các biện pháp chủ yếu để xử lý nợ xấu đƣợc MB sử dụng

hiện nay là đẩy mạnh thu nợ trực tiếp, cơ cấu lại con nợ, xử lý tài sản bảo đảm, dùng biện pháp pháp lý, dùng quỹ dự phòng rủi ro và nguồn Chính phủ xử lý. Các biện pháp khác nhƣ bán các khoản nợ xấu đạt tỷ lệ rất thấp so với tổng số nợ xấu đƣợc xử lý (chủ yếu hiện nay là bán các khoản nợ đã đƣợc xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng, việc bán các khoản nợ xấu nội bảng hiện vẫn còn rất ít), hoặc biện pháp chứng khoán hoá các khoản nợ xấu cũng chƣa thực hiện đƣợc do môi trƣờng kinh tế, điều kiện pháp lý chƣa cho phép...

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng kèm theo thông tƣ 09/2015/TT-NHNN về quy định mua bán nợ của TCTD, chi nhánh NH nƣớc ngoài ngày 17/7/2015, thay thế Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006. Theo đó, việc mua, bán nợ đƣợc thực hiện theo một trong hai phƣơng thức sau và do các bên tham gia lựa chọn: (1) Mua, bán nợ thông qua đấu giá các khoản nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. (2) Mua, bán nợ thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bên mua nợ hoặc thông qua môi giới. Quyết định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động mua bán nợ nhằm mở rộng khả năng cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, tăng cƣờng khả năng chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ, góp phần quản lý rủi ro tín dụng, củng cố tính thanh khoản và chất lƣợng các khoản đầu tƣ của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, khi thực tế triển khai thực hiện theo quyết định này, các tổ chức tín dụng gặp phải một số khó khăn, vƣớng mắc trong việc bán đấu giá các khoản nợ do Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/1/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản đã có hiệu lực hơn hai năm, nhƣng đến nay vẫn chƣa có thông tƣ hƣớng dẫn, đồng thời cũng không có quy định cụ thể về việc bán đấu giá khoản nợ của các tổ chức tín dụng nên việc mua bán nợ của tổ chức tín dụng thông qua đấu giá chƣa thể thực hiện đƣợc. Mặt khác, do các khoản nợ của các tổ chức tín dụng thƣờng có giá trị lớn nên theo quy định của Nghị định 05 việc bán đấu giá nếu thông qua Hội đồng bán đấu giá tài sản phải thực hiện theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Tuy nhiên, với đặc điểm hoạt động của các tổ

chức tín dụng, đa số các khoản nợ cho vay của tổ chức tín dụng là khá lớn cả về số lƣợng cũng nhƣ về giá trị. Hơn nữa, mua, bán nợ là một nghiệp vụ diễn ra thƣờng xuyên tại tổ chức tín dụng nhằm cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá bảng cân đối tài chính đặc biệt là đối với các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc chuẩn bị cổ phần hoá. Nếu theo quy định nêu trên, mỗi lần bán đấu giá các khoản nợ có giá trị lớn đều phải có quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ thì tính khả thi sẽ không cao vì sẽ có nhiều phiền hà về thủ tục, gây chậm trễ trong quá trình mua, bán nợ, làm mất cơ hội của tổ chức tín dụng trong việc thay đổi cơ cấu đầu tƣ, kinh doanh.

Mặt khác, do thị trƣờng mua bán nợ chƣa phát triển, đối tác mua nợ của các ngân hàng hiện nay chủ yếu là công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của Bộ Tài chính (DATC) nên chƣa tạo ra tính cạnh tranh trong việc mua bán nợ. Hơn nữa, nguồn vốn Bộ Tài chính cấp cho DATC chỉ là 5.000 tỷ đồng nên việc mua bán các khoản nợ hiện rất hạn chế.

Thứ tư, các nội dung về nợ xấu và các giải pháp xử lý nợ xấu, cũng như các

biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa nợ xấu phát sinh còn khá mới mẻ đối với các NHTM nói chung cũng như MB nói riêng, chưa được áp dụng rộng rãi. Do đó, việc nhận thức, phổ biến và quán triệt rộng rãi, đầy đủ tới từng cán bộ cũng gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian.

Nguyên nhân

Thứ nhất, hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng tuy đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM chủ động trong xử lý nợ xấu nhưng còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chưa bao quát được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế.

Ví dụ nhƣ quyền sở hữu, quyền sử dụng, cơ chế chuyển nhƣợng, phát mại tài sản, những nguyên tắc về định giá, đấu giá… Mặt khác, một số quy định, hƣớng dẫn của Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành còn chƣa sát với thực tế, có những yêu cầu khó có thể thực hiện đƣợc hoặc để thực hiện sẽ mất thời gian, làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của các NHTM, làm giảm bớt tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của

NHTM... Những hạn chế này đã ảnh hƣởng rất lớn tới công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng.

Theo quy định, khi khách hàng không còn khả năng nợ, NHTM đƣợc toàn quyền bán tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng tại NHTM để xử lý (đƣợc quy định cụ thể trong hợp đồng vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay). Trƣờng hợp bên bảo đảm không tự nguyện thực hiện giao tài sản thì NHTM có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan trên địa bàn phối hợp cƣỡng chế. Tuy nhiên, trên thực tế ngân hàng vẫn không thể tự quyết định xử lý phát mại tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ vì nhiều lý do: thủ tục sang tên trƣớc bạ khi ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo tiền vay quy định phải có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản nên các cơ quan có liên quan sẽ không làm đƣợc thủ tục sang tên trƣớc bạ cho ngân hàng khi chủ sở hữu của tài sản không đồng ý cho phát mại tài sản; hoặc tài sản của các DNNN thƣờng rất khó phát mại do đây là tài sản do Nhà nƣớc giao cho doanh nghiệp nên để thu hồi nợ, các NHTM lại phải thông qua cấp chủ quản hoặc thông qua cơ quan tòa án để có đƣợc quyết định cho phát mại... Mặt khác, trong hợp đồng thế chấp để vay vốn đã đƣợc cơ quan Công chứng xác nhận có nội dung “nếu Bên vay không trả nợ đúng hạn thì Ngân hàng tự phát mại tài sản để thu hồi vốn”. Tuy nhiên, khi phát mại tài sản, thì cơ quan Công chứng không công chứng hợp đồng mua bán, nên không làm đƣợc thủ tục chuyển nhƣợng quyền sở hữu tài sản cho ngƣời mua, buộc NHTM phải khởi kiện ra Toà án.

Ở Việt Nam, thị trƣờng bất động sản chƣa phát triển và không có tổ chức cụ thể. Sự phối kết hợp giữa các ngành chƣa chặt chẽ, nhiều nơi chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự ủng hộ ngân hàng trong việc thu giữ và phát mại tài sản bảo đảm nợ vay. Sự cộng tác của cơ quan pháp luật đạt hiệu quả còn thấp. Nhiều trƣờng hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật nhƣng khách hàng không tự nguyện thi hành án, các cơ quan pháp luật cũng chƣa có biện pháp cƣỡng chế thi hành án để giúp ngân hàng thu hồi vốn.

Mặc dù đã có quy định: đối với những tài sản bảo đảm nợ xấu các NHTM giữ lại để sử dụng thì phải có nguồn vốn tƣơng ứng theo quy định của pháp luật,

nhƣng hiện nay vốn điều lệ của MB còn thấp nên chƣa có điều kiện để xử lý tài sản bảo đảm theo hƣớng này.

Theo quy định hiện hành về việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro: Các NHTM phải phát mại tài sản đảm bảo nợ vay, áp dụng hết các biện pháp mà vẫn không thu hồi đƣợc nợ thì mới đƣợc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý. Quy định này tuy chặt chẽ, hạn chế việc xử lý rủi ro tràn lan nhƣng cũng gây ra khó khăn rất lớn cho các ngân hàng trong quá trình áp dụng. Cụ thể, tuy hƣớng dẫn điều kiện nhƣng quy định không chỉ ra thế nào là các biện pháp xử lý nợ cuối cùng. Mặt khác, theo hƣớng dẫn, giá bán các tài sản bảo đảm nợ vay có thể cao hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng, phần chênh lệch đƣợc xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro của các NHTM. Trên thực tế, nợ xấu của MB tồn tại đã lâu, giá trị lớn, không đƣợc xử lý, trong khi nguồn dự phòng của ngân hàng lại hạn hẹp thì việc thực hiện quy định trên là rất khó khăn.

Khi áp dụng Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 về xử lý nợ tồn đọng của DNNN, ngân hàng gặp phải một số khó khăn nhƣ:

+ Theo quy định, đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc có quyết định thực hiện chuyển đổi nhƣng gặp khó khăn không cân đối đƣợc nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn thì Tổng Giám đốc NHTM nhà nƣớc xem xét, quyết định cho doanh nghiệp đƣợc giãn, khoanh các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định thực hiện chuyển đổi trong thời gian từ 03 đến 05 năm. Đối với doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục cổ phần hoá, giao, bán thì ngoài biện pháp khoanh nợ, xoá nợ nói trên, doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng chủ nợ và các tổ chức có chức năng mua bán nợ để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hƣớng mua hoặc bán lại nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp của Ngân hàng vào doanh nghiệp cổ phần theo quy định của pháp luật về tỷ lệ vốn góp. Với quy định nhƣ vậy, các DNNN tìm mọi cách để chứng minh không cân đối đƣợc nguồn thanh toán để xin khoanh, giãn nợ, không trả nợ ngân hàng.

+ Thiếu cơ chế xử lý đối với các trƣờng hợp Doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu (cổ phần hoá) nhƣng đơn vị mới không nhận đủ nợ (bỏ phần lãi Ngân

hàng ra ngoài, chỉ tính nợ gốc) và cơ quan chủ quản cũ sau khi doanh nghiệp cổ phần hoá coi là hết trách nhiệm; Hoặc một số trƣờng hợp khi doanh nghiệp không đủ điều kiện để cổ phần hoá (do nợ vay Ngân hàng lớn chƣa trả đƣợc, kinh doanh thua lỗ) nhƣng vẫn thực hiện cổ phần hoá.

Khó khăn từ thi hành án cũng ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả xử lý nợ xấu của các NHTM. Theo luật Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu nhà nƣớc. Theo đó cá nhân, tổ chức không đƣợc quyền mua bán đất đai. Vì vậy, các Toà án chỉ tuyên giao phần tài sản trên đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng, còn lại thuộc sở hữu nhà nƣớc. Do đó, khi ngân hàng nắm giữ đất là tài sản bảo đảm tiền vay thì ngân hàng phảỉ làm thủ tục thuê lại đất và ký hàng năm. Trong điều kiện đó phần tài sản trên đất thƣờng rơi vào tình trạng xuống giá và khó khăn, hay khó luân chuyển. Mặt khác, rất nhiều trƣờng hợp khi khởi kiện ra tòa, Tòa tuyên Ngân hàng thắng kiện và buộc các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)