Các biện pháp xử lý nợ xấu tại MB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 80 - 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội

3.3.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu tại MB

3.3.2.1. Xây dựng phương án xử lý nợ xấu

Hàng năm, trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, MB đã chủ động yêu cầu các chi nhánh rà soát, xây dựng phƣơng án, biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu năm sau phải thấp hơn năm trƣớc, đồng thời kiểm soát sự gia tăng nợ xấu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Việc xây dựng phƣơng án xử lý nợ xấu chi tiết tới từng khoản vay, từng khách hàng theo từng nhóm biện pháp xử lý giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng có đƣợc bức tranh toàn cảnh về tình hình nợ xấu cũng nhƣ các giải pháp cụ thể để xử lý nợ xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho MB chủ động triển khai chỉ đạo xử lý nợ xấu

trong toàn hệ thống theo các biện pháp đã xây dựng trong phƣơng án, dễ dàng trong việc theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý nợ, thuận tiện trong việc tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện xử lý nợ tại từng thời điểm.

3.3.2.2. Xử lý nợ xấu thông qua thu hồi trực tiếp và thông qua phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay:

Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ, MB chỉ đạo các chi nhánh thực hiện rà soát, xây dựng phƣơng án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể. Theo đó, biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng, thu hồi nợ thông qua việc phát mãi tài sản đảm bảo đƣợc ƣu tiên đặt lên hàng đầu.

Các cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro tín dụng tại các chi nhánh chủ động rà soát, phân tích, đánh giá tình hình thực tế khách hàng (nguồn thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu...) để yêu cầu khách hàng chủ động bán hàng tồn kho, tập trung thu hồi công nợ cũng nhƣ các nguồn thu hợp pháp khác của khách hàng để trả nợ vay ngân hàng, đồng thời cán bộ tín dụng phải theo dõi chặt chẽ các luồng tiền về của khách hàng (đặc biệt là các luồng tiền từ doanh thu của khách hàng là doanh nghiệp qua tài khoản tiền gửi mở tại chi nhánh) để thu hồi nợ kịp thời, tránh để khách hàng sử dụng nguồn này để tái sử dụng kinh doanh.

Đối với các tài sản đảm bảo nợ vay, khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay, theo quy định hiện hành, ngân hàng có quyền yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Việc yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ có thể thực hiện thông qua yêu cầu khách hàng tự phát mãi tài sản hoặc khởi kiện ra tòa án đề nghị phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ.

Trong 3 năm 2013-2015, MB đã tự thu hồi đƣợc 4.984.218 triệu đồng nợ xấu (trong đó, thu trực tiếp từ nguồn thu của khách hàng là 3.650.320 triệu đồng, thu từ việc phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay là 338.898 triệu đồng).

3.3.2.3. Xử lý nợ xấu bằng biện pháp cơ cấu lại nợ

Cơ cấu lại nợ là biện pháp đƣợc sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ nhƣng MB đánh giá khách hàng khó có khả năng trả nợ cho MB theo lịch trả nợ đã ký trƣớc đó do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nếu

MB thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ cho MB đúng hạn.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ của MB đƣợc thực hiện theo quyết định số 1131/QĐ-QLTD1 ngày 12/3/2009 Quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ của MB bao gồm 3 loại: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ thông thƣờng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện và cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khoản vay theo CĐ-KHNN.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ thông thường (Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với hợp đồng tín dụng cụ thể): Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ thông thƣờng đƣợc thực hiện tại các chi nhánh MB (đối với những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ thuộc thẩm quyền của chi nhánh) và tại Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp (QHKHDN) tại Hội sở chính MB (đối với những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ vƣợt thẩm quyền của chi nhánh hoặc những khoản nợ do Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp trực tiếp cho vay).

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện (Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với toàn bộ dư nợ vay của khách hàng): Đối tƣợng khách hàng đƣợc thực hiện cơ cấu lại nợ toàn diện là khách hàng có quy mô lớn (theo quy định của MB trong từng thời kỳ); Có tỷ lệ dƣ nợ vay đã đƣợc MB cơ cấu >=30% tổng dƣ nợ với thời gian đã đƣợc cơ cấu lớn hơn 24 tháng đối với khoản vay vốn lƣu động hoặc lớn hơn 60 tháng đối với khoản vay đầu tƣ dự án nhƣng khó có khả năng trả nợ theo thời hạn đã cơ cấu; Phát sinh dƣ nợ tại 1 hoặc một vài chi nhánh MB. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện đƣợc thực hiện tại Hội sở chính MB (Ban Quản lý tín dụng).

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản vay theo CĐ-KHNN: Đối tƣợng khách hàng đƣợc thực hiện loại cơ cấu lại thời hạn trả nợ này là các khách hàng có khoản vay theo CĐ-KHNN. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ này đƣợc thực hiện tại Hội sở chính MB (Ban Quản lý tín dụng).

Thẩm quyền phán quyết cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại MB đƣợc thực hiện theo nguyên tắc thống nhất: Cấp nào phán quyết cho vay thì cấp đó đƣợc quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thẩm quyền phán quyết về thời gian cơ cấu lại thời hạn

trả nợ. Trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền phán quyết về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì phải trình cấp cao hơn để xét duyệt.

Cụ thể:

Thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại chi nhánh sẽ do Lãnh đạo Phòng QHKH, Lãnh đạo Phòng Giao dịch, Phó Giám đốc QHKH, Giám đốc Chi nhánh, Hội đồng tín dụng cơ sở tùy theo tính chất của khoản nợ là có phải qua thẩm định rủi ro hay không qua thẩm định rủi ro và theo mức phân cấp ủy quyền của chi nhánh từng thời kỳ.

Thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại Hội sở chính sẽ do Phó Giám đốc Ban QHKH, Giám đốc Ban QHKH, Phó Tổng Giám đốc QHKH, Phó tổng Giám đốc QLRR, Tổng Giám đốc, Hội đồng tín dụng Trung ƣơng, Hội đồng Quản lý tín dụng, Hội đồng Quản trị quyết định tùy theo tính chất của khoản nợ có qua thẩm định rủi ro hay không qua thẩm định rủi ro, nợ thƣơng mại hay nợ cho vay theo CĐ-KHNN và theo mức phân cấp ủy quyền của từng thời kỳ.

Cụ thể trình tự thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đƣợc khái quát nhƣ sau:

+ Đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ thông thường: * Tại chi nhánh:

- Cán bộ quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp nhận đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ khách hàng và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.

- Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng, cán bộ QHKH xem xét các nội dung về lịch sử khoản vay, lịch trả nợ hiện tại, nguyên nhân khách hàng không trả đƣợc nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong trƣờng hợp đƣợc cơ cấu lại và lập báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ trình Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng.

Đối với trƣờng hợp cơ cấu lại thời hạn trả nợ không qua thẩm định rủi ro: Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng có ý kiến trình Phó Giám đốc Quan hệ khách hàng có ý kiến quyết định. Trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền, PGĐ QHKH tiếp tục có ý

kiến trình Giám đốc Chi nhánh và/hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng.

Đối với trƣờng hợp cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải qua thẩm định rủi ro: Lãnh đạo Phòng QHKH có ý kiến trình PGĐ QHKH xem xét có ý kiến. Trƣờng hợp PGĐ QHKH đồng ý thì phê duyệt đề xuất và chuyển sang Phòng Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro. Phòng QLRR thực hiện thẩm định rủi ro đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và trình PGĐ QLRR. PGĐ QLRR duyệt đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc trình Giám đốc Chi nhánh (đối với những khoản cơ cấu lại nợ thuộc thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh) nếu ý kiến của PGĐ QLRR và PGĐ QHKH khác nhau hoặc trình Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng.

Trên cơ sở ý kiến phê duyệt cuối cùng của PGĐ chi nhánh/Giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở chi nhánh, cán bộ QHKH thông báo cho khách hàng biết.

* Tại Hội sở chính:

Hội sở chính MB sẽ thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ vƣợt thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Chi nhánh, chi nhánh phải trình Hội sở chính xem xét quyết định hoặc những khoản nợ Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở chính trực tiếp cho vay.

Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp là đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cơ cấu của chi nhánh. Trên cơ sở tờ trình và hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ của chi nhánh gửi theo quy định, cán bộ Ban QHKH nghiên cứu và lập báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ trình Lãnh đạo Phòng Tài trợ dự án/Phòng QHKH lớn ký và trình Lãnh đạo Ban QHKH. Lãnh đạo Ban QHKH nếu đồng ý thì phê duyệt và chuyển sang Ban QLRRTD để thẩm định rủi ro (đối với những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Lãnh đạo Ban QLRRTD) hoặc trình PTGĐ QHKH (đối với những khoản vay vƣợt thẩm quyền quyết định của Lãnh đạo Ban QLRRTD). PTGĐ QHKH xem xét, nếu duyệt đồng ý thì chuyển sang Ban QLRRTD thẩm định rủi ro. Lãnh đạo Ban QLRRTD duyệt đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ (đối với những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ thuộc thẩm quyền) hoặc có ý kiến để trình

PTGĐ QLRR (đối với những khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ vƣợt thẩm quyền). PTGĐ QLRR duyệt đồng ý việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc trình Tổng Giám đốc (nếu ý kiến của PTGĐ QLRR khác ý kiến của PTGĐ QHKH) hay trình Hội đồng tín dụng Trung ƣơng xem xét quyết định.

+ Đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện

Thẩm quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện trong toàn hệ thống MB đƣợc thực hiện duy nhất lại Hội sở chính, do Hội đồng tín dụng trung ƣơng hoặc Hội đồng Quản lý tín dụng hay Hội đồng quản trị quyết định.

Ban QLTD là đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện từ Chi nhánh đối với khách hàng do chi nhánh trực tiếp cho vay và từ Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp đối với các khách hàng do Ban QHKHDN trực tiếp cho vay.

Tại chi nhánh và Ban QHKHDN: Trình tự cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện đƣợc thực hiện nhƣ việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay phải qua thẩm định rủi ro, vƣợt thẩm quyền của Chi nhánh và Ban QHKHDN.

Tại Ban QLTD, sau khi nhận đƣợc hồ sơ từ Chi nhánh (hoặc Ban QHKHDN), cán bộ Ban QLTD lập tờ trình trình lãnh đạo Phòng có ý kiến để trình lãnh đạo Ban QLTD có ý kiến để trình Hội đồng tín dụng trung ƣơng (hoặc Hội đồng Quản lý Tín dụng, Hội đồng Quản trị tùy theo mức phân cấp ủy quyền) quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ toàn diện.

+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khoản nợ cho vay theo CĐ-KHNN

Cấp có thẩm quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khoản vay theo CĐ-KHNN là PTGĐ Quản lý rủi ro, Tổng Giám đốc và Hội đồng tín dụng trung ƣơng tùy theo mức phân cấp ủy quyền.

Tại chi nhánh: Trình tự cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khoản vay theo CĐ-KHNN đƣợc thực hiện nhƣ việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay phải qua thẩm định rủi ro, vƣợt thẩm quyền của Chi nhánh, phải trình Hội sở chính.

Tại Hội sở chính: Ban QLTD là đầu mối tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh, nghiên cứu và lập báo cáo thẩm định rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, các khách hàng sẽ thực hiện trả nợ theo lịch trả nợ đƣợc cơ cấu, cải thiện đƣợc nhóm nợ xấu (khi thực hiện trả nợ theo thời hạn đƣợc cơ cấu theo một thời gian nhất định theo quy định, một khoản nợ xấu nhóm 3 có thể đƣợc chuyển lên nhóm 2) dẫn đến nợ xấu giảm, tỷ lệ nợ xấu giảm, khả năng thu hồi nợ đƣợc cải thiện.

Tính riêng trong năm 2015, Tổng dƣ nợ đƣợc Hội sở chính chấp thuận cho cơ cấu là 1.141.210 triệu đồng (trong đó, nợ thƣơng mại là 991.210 triệu đồng, nợ cho vay chỉ định và cho vay theo kế hoạch nhà nƣớc là 150.000 triệu đồng).

3.3.2.4. Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro

Bảng 3.12: Trích lập dự phòng rủi ro tại MB giai đoạn 2013-2015

DP cụ thể DP chung

Số dƣ đầu năm 2013 801.616 503.822 Dự phòng rủi ro trích lập thuần trong kì 1.696.603 74.708 Số dự phòng đã sử dụng trong kì (1.437.598) - Dự phòng MBS trích trƣớc hợp nhất 101.149 -

Số dƣ cuối năm 2013 1.161.770 578.530 Dự phòng rủi ro trích lập thuần trong kì 1.886.785 114.388 Số dự phòng đã sử dụng trong kì (1.344.272) - Dự phòng MBS trích trƣớc hợp nhất - -

Số dƣ cuối năm 2014 1.704.284 692.919 Dự phòng rủi ro trích lập thuần trong kì 1.498.436 154.466 Số dự phòng đã sử dụng trong kì (2.184.854) -

Số dƣ cuối năm 2015 1.017.866 847.387

Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro là việc MB sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của mình để chuyển các khoản nợ xấu từ theo dõi nội bảng cân đối kế toán sang theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán. Đây là biện pháp xử lý nợ chỉ có ý nghĩa làm

giảm nợ xấu nội bảng, làm trong sạch bảng cân đối kế toán của MB còn hiệu lực của Hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn còn nguyên giá trị pháp lý, quyền đòi nợ của ngân hàng đối với khách hàng đƣợc pháp luật bảo đảm và ngân hàng không đƣợc thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng này. Đồng thời, sau khi xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng, ngân hàng vẫn phải tiếp tục áp dụng các biện pháp, giải pháp quyết liệt để tận thu hồi nợ.

Việc sử dụng biện pháp này đồng nghĩa với việc MB phải sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình để xử lý các khoản nợ.

Việc sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu đƣợc thực hiện thống nhất và duy nhất tại Hội sở chính MB, do Hội đồng xử lý rủi ro quyết định theo đúng quy định của quy trình xử lý rủi ro, trên cơ sở hồ sơ và tờ trình của chi nhánh và ý kiến của Ban Quản lý tín dụng.

Trình tự việc xem xét xử lý rủi ro đối với một khoản nợ đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Thứ nhất, hồ sơ trình xử lý rủi ro: Để có đủ cơ sở chứng minh khoản nợ vay đủ điều kiện để xử lý rủi ro theo quy định, hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro Chi nhánh gửi về Hội sở chính phải bao gồm: Tờ trình đề nghị xử lý rủi ro của chi nhánh giải trình,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 80 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)