CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Ngân hàng Nhà nƣớc đã rất quan tâm tới vấn đề xử lý nợ xấu của các NHTM bằng việc ra các văn bản hƣớng dẫn thực hiện xử lý nợ xấu. Để tạo điều kiện cho NHTM đƣợc chủ động thực hiện tốt hơn công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, NHNN cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005, theo hƣớng:
Quy định cụ thể các căn cứ và phƣơng pháp để xác định nợ xấu của NHTM; Việc phân loại nợ và xác định nợ xấu phải dựa trên cơ sở đánh giá khách hàng theo hai tiêu chí: tình hình thanh toán nợ và tình hình tài chính của khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, chứ không chỉ đánh giá, phân loại theo từng khoản nợ riêng lẻ.
- Sửa đổi hệ thống tài khoản, hạch toán kế toán theo sát với thông lệ quốc tế, phản ánh đúng kết quả hoạt động thực tế của ngân hàng và doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch về thông tin.
- NHNN cần ban hành các văn bản hƣớng dẫn hoạt động mua bán nợ, khai thác tài sản giữa Công ty quản lý nợ với các tổ chức và các cá nhân khác hoặc ngƣợc lại.
- Tăng cƣờng công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó phát hiện các sai sót, xu hƣớng lệch lạc…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.
- NHNN cần ban hành quy chế chuyển nợ thành vốn góp giúp ngân hàng có cơ sở để tiến hành xúc tiến cải tổ lại hoạt động của doanh nghiệp để có thể thu hồi nợ.
- NHNN cũng cần ban hành thông tƣ về việc xử lý những tổn thất khi các NHTM mua bán nợ tạo điều kiện cho các Ngân hàng yên tâm thực hiện việc xử lý nợ của mình.
- Hậu quả của gánh nặng nợ xấu tồn đọng không phải chỉ do ngành ngân hàng gây ra mà đây còn là hậu quả của chính sách, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, sự điều hành yếu kém của đại bộ phận các doanh nghiệp nhà nƣớc. Đề nghị NHNN Việt Nam báo cáo Chính phủ cần đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hoá các DNNN để tạo nên khu vực kinh tế mới năng động hiệu quả hơn. Nhà nƣớc phải đặt vấn đề xử lý nợ xấu tồn đọng của các NHTM một chiến lƣợc chung của Chính phủ để có thể thực hiện đƣợc tái cơ cấu ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh cho các NHTM.
- Tiến trình tái cấp vốn cho các NHTM nhà nƣớc của Chính phủ và NHNN đã đƣợc thực hiện, nhƣng vẫn chƣa bảo đảm theo lộ trình và yêu cầu của thông lệ quốc tế, làm ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai đề án xử lý nợ xấu tồn đọng của các NHTM. Mặt khác, việc các NHTM chƣa đƣợc cấp vốn hoặc chƣa tìm đƣợc giải pháp cho vấn đề tăng vốn sẽ làm ảnh hƣởng đến uy tín cũng nhƣ xếp hạng của các ngân hàng này trên trƣờng quốc tế khi hội nhập. Kiến nghị các cơ quan cấp trên sớm thực hiện các cam kết tái cấp vốn cho ngân hàng hoặc có giải pháp cho vấn đề này.
- Các vƣớng mắc trong thực hiện xử lý tài sản. Khi xử lý nợ là vấn đề đã đƣợc đề cập đến rất nhiều lần nhƣng vẫn chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm. Đề nghị NHNN làm việc với các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức hơn tới các bức xúc của ngành ngân hàng.
- Các tiêu chí báo cáo về xử lý nợ giữa NHNN và các định chế tài chính quốc tế hiện vẫn còn có điểm chƣa thống nhất, NHNN cần thống nhất vấn đề này, tránh tình trạng trong mọi kỳ họp kiểm điểm tiến độ triển khai chƣơng trình cải cách ngân hàng thƣờng hay phát sinh các vƣớng mắc về số liệu báo cáo.
- NHNN cần có cơ chế cho NHTM có quyền chủ động trong xử lý phát mãi tài sản thu hồi nợ, không quá lệ thuộc vào nhiều ngành, gây khó khăn chồng chéo, kéo dài thời gian xử lý nợ quá mức. Kiến nghị NHNN nghiên cứu trình Quốc hội, đƣa vào Luật các tổ chức tín dụng quyền đƣợc trực tiếp phát mãi tài sản của bên cho vay trong quá trình thu hồi nợ.
- Đề nghị ban hành Thông tƣ liên bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nƣớc về việc xử lý tổn thất khi NHNN nhà nƣớc bán nợ xấu tồn đọng.
- NHNN trình Chính phủ bổ sung thêm kinh phí cho việc tái cơ cấu lại hệ thống NHTM nhà nƣớc trong đó dành số tiền phù hợp để xử lý nợ xấu.