Tổng quan về nợ xấu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 25 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại

1.2.2 Tổng quan về nợ xấu của ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Khái niệm

a) Theo ngân hàng Trung ƣơng Liên minh châu Âu

Nợ xấu trong các Ngân hàng thƣơng mại bao gồm:

Những khoản nợ không thể thu hồi được:

- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thƣờng từ nợ

- Ngƣời mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ. - Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc đƣợc với ngƣời mắc nợ hoặc không thể tìm đƣợc ngƣời mắc nợ.

- Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.

Nợ có thể thu hồi nhưng không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng đúng hạn:

Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ. Ngƣời mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để trả lãi hoặc gốc có thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đầy đủ nhƣ:

- Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhƣng phần còn lại không thể đƣợc đền bù đƣợc trong thời gian thỏa thuận.

- Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở ngân hàng không đƣợc chấp nhận về mặt pháp lý dẫn đến ngƣời mắc nợ không thể trả nợ ngân hàng đầy đủ.

- Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố ngƣời mắc nợ phá sản nhƣng phần bồi hoàn ít hơn dƣ nợ.

b) Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hiệp quốc

Một khoản nợ xấu đƣợc coi là nợ xấu khi đã quá hạn trả lãi và (hoặc) gốc trên 90 ngày hoặc các khoản lãi chƣa trả lãi từ 90 ngày trở lên đã nhập gốc, tái cấp vốn hoặc trả chậm theo thỏa thuận; hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhƣng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ đƣợc thanh toán đầy đủ. Về cơ bản, nợ xấu đƣợc xác định dựa trên 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây đƣợc coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện đang đƣợc áp dụng phổ biến trên thế giới.

c) Theo định nghĩa của Việt Nam

Theo quyết định 493/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ngày 22/4/2005 về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng; và theo quyết định số 18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493 thì nợ xấu đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

Nợ xấu là những khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu theo định nghĩa của Việt Nam cũng đƣợc xác định dựa theo hai yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại.

Mới đây, Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tƣ 09/201/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của NHNN Việt Nam ra đời thay thế cho Quyết định 493, đƣợc đánh giá là sẽ giúp cho NHNN thực hiện xác định cũng nhƣ giám sát nợ xấu ngân hàng tốt hơn. So với Quyết định 493, Thông tƣ 02 và 09 có ba điểm thay đổi lớn:

Một là, phạm vi xác định, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đƣợc mở rộng thêm các tài sản nhƣ các khoản cấp tín dụng dƣới hình thức phát hành thẻ tín dụng, tiền mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng, tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại các TCTD…

Hai là, thay đổi về mặt phƣơng pháp, các TCTD thực hiện xác định, phân loại nợ phải sử dụng đồng thời, thống nhất cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng.

Ba là, các TCTD ngoài việc tự phân loại nợ còn phải sử dụng kết quả phân loại của Trung tâm thông tin Tín dụng NHNN (CIC) cung cấp để điều chỉnh theo hƣớng nếu mức độ rủi ro do TCTD phân loại thấp hơn của CIC thì phải sử dụng kết quả của CIC.

Với những quy định mới này, NHNN đã thể hiện quyết tâm trong việc công khai, minh bạch, nâng cao chất lƣợng cung cấp thông tin để có đƣợc sự thống nhất trong số liệu và phản ánh chính xác thực trạng nợ xấu tại Việt Nam.

Qua những định nghĩa về nợ xấu của các tổ chức trên ta có thể hiểu tổng quát nợ xấu là các khoản nợ mà khách hàng không trả gốc và lãi đúng hạn hoặc không trả nợ như đã cam kết dẫn đến gây thiệt hại cho ngân hàng.

1.2.2.2 Phân loại nợ xấu

Bảng 1.1. Phân loại nợ theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN và Thông tƣ 09/2014/TT- NHNN của NHNN Việt Nam.

Nhóm nợ Phƣơng pháp định lƣợng Phƣơng pháp định tính

1- Nợ đủ tiêu chuẩn

Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dƣới 10 ngày

Có khả năng thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn 2- Nợ cần

chú ý

Quá hạn từ 10-90 ngày; Nợ điều chỉnh gia hạn nợ lần đầu

Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, nhƣng có dấu hiệu

suy giảm khả năng trả nợ 3- Nợ dƣới

tiêu chuẩn

Quá hạn từ 91-180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Miễn hoặc giảm lãi.

Không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Có khả

năng tổn thất

4- Nợ nghi ngờ

- Quá hạn từ 181-360 ngày - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhƣng lại tiếp tục quá dƣới 90 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai…

Có khả năng tổn thất cao

5- Nợ có khả năng mất vốn

- Nợ quá hạn trên 360 ngày - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhƣng lại tiếp tục quá hạn từ 90 ngày trở lên,

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhƣng lại quá hạn

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên…

Không còn khả năng thu hồi, mất vốn

Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT- NHNN

Dựa theo bảng phân loại các nhóm nợ trên, ta thấy nợ xấu theo quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc đƣợc phân làm 3 nhóm dựa trên số ngày quá hạn thanh toán:

- Nhóm 3: là nhóm nợ quá hạn từ 91-180 ngày, nợ gia hạn nợ lần đầu. Không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Nhóm nợ này có khả năng bị tổn thất.

- Nhóm 4: Là nhóm nợ quá hạn từ 181-360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhƣng lại tiếp tục quá dƣới 90 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai…. Nhóm nợ này có khả năng tổn thất cao cho ngân hàng.

- Nhóm 5: Là nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhƣng lại tiếp tục quá hạn từ 90 ngày trở lên, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhƣng lại quá hạn. Khoản nợ này thƣờng không còn khả năng thu hồi, dẫn đến mất vốn cho ngân hàng.

1.2.2.3 Tác động của nợ xấu.

a) Tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM.

Nợ xấu làm giảm uy tín, ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán, giảm lợi nhuận, giảm khả năng cạnh tranh, hội nhập và có thể làm phá sản ngân hàng. Nhìn chung, nợ xấu luôn là cơn ác mộng của các NHTM.

Khi có nợ xấu, ngân hàng có thể không thu đƣợc khoản tín dụng đã cấp và lãi vay, nhƣng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Việc không thu đƣợc nợ sẽ làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, và tiềm ẩn tình trạng mất khả năng thanh toán, mất lòng tin ngƣời gửi tiền, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới uy tín của ngân hàng.

Nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng kinh doanh của ngân hàng. Khi nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại cao làm cho các chỉ số đánh giá hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng kinh doanh của ngân hàng tăng cao điều này ảnh hƣởng không tốt đến sự lựa chọn gửi tiền cũng nhƣ sử dụng các dịch vụ ngân hàng của khách hàng khiến cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

b) Tác động của nợ xấu đến nền kinh tế.

Nợ xấu của ngân hàng đƣợc xem là nguyên nhân cơ bản gây tắc nghẽn sự lƣu thông lành mạnh của nền kinh tế: nợ xấu kìm hãm, làm chậm quá trình luân chuyển vốn của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến sản xuất và lƣu thông hàng hóa; cản trở

sự lƣu thông của nguồn vốn tín dụng, gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng và cũng phản ánh tình hình SXKD ngày càng khó khăn của DN.

Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chứng tỏ ngƣời vay vốn đã không thực hiện đƣợc hiệu quả đầu tƣ nhƣ đặt ra khi vay vốn tín dụng từ NHTM. Do đó lợi ích KT- XH dự kiến nhận đƣợc đã không có, sản xuất và lƣu thông hàng hoá sẽ đình trệ, chức năng làm công cụ điều tiết nền kinh tế sẽ bị suy yếu, quyền lợi của ngƣời gửi tiền sẽ không đƣợc đảm bảo.

1.2.2.4 Nguyên nhân phát sinh các khoản nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Về cơ bản, các khoản nợ đƣợc xem là nợ xấu là những khoản cho vay đã quá hạn ít nhất 90 ngày, không thu hồi đƣợc hay tái chuyển nhƣợng. Mặc dù các khoản cho vay có vấn đề và các tổn thất là kết quả của nhiều yếu tố nhƣng nhìn chung, chúng là kết quả của sự không sẵn lòng hoàn trả nợ vay của ngƣời vay, hay không có khả năng kiếm đƣợc lợi nhuận để giảm bớt dƣ nợ hoặc hoàn trả toàn bộ nợ, nhƣ đã thỏa thuận. Có thể kể đến một vài nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh các khoản nợ xấu trong HĐKD Ngân hàng nhƣ sau:

Thứ nhất, việc cho vay của NHTM thƣờng xuyên xuất hiện rủi ro và các NHTM chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến tính chân thật và khả năng của ngƣời vay trong việc hoàn trả nợ. Tuy nhiên, sự phân tích tín dụng không đạt đến mức Ngân hàng có thể dự đoán hoàn toàn chính xác về một khoản vay có đƣợc hoàn trả, nhƣ đã thỏa thuận hay không. Tính chân thật và khả năng chi trả của ngƣời vay có thể thay đổi sau khi khoản vay đã đƣợc thực hiện dẫn đến việc không hoàn trả đúng hạn khi đến hạn thu ngân và trong một số trƣờng hợp, đã dẫn đến sự tổn thất.

Thứ hai, Ngân hàng không có khả năng thực hiện việc phân tích tín dụng thích đáng, vì quyết định cho vay vội vã mà không có thông tin tín dụng thích hợp; hay do họ không nhận đƣợc thông tin và các kết quả phân tích tín dụng thích hợp.

Thứ ba, các Ngân hàng thƣờng chỉ thực hiện những khoản cho vay tốt, nhƣng cũng phải thừa nhận là có sai lầm trong quá trình cho vay. Do đó, các khoản nợ xấu

có thể phát sinh khi khách hàng không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết với Ngân hàng.

Thứ tư, môi trƣờng kinh tế có ảnh hƣởng lớn đến sức mạnh tài chính của ngƣời vay và thiệt hại hoặc thành công đối với ngƣời cho vay. Trong những giai đoạn hƣng thịnh, ngƣời vay hoạt động tốt do lợi tức tƣơng đối cao, nhƣng trong giai đoạn khủng hoảng khả năng hoàn trả bị giảm sút; và điều này có thể dẫn đến việc ngƣời vay mất khả năng trả nợ.

Thứ năm, sự không sẵn lòng chi trả khác xuất phát từ cơ hội làm ăn kinh tế của một số ngƣời vay. Trong các giai đoạn hƣng thịnh, sự sẵn lòng chi trả lớn hơn so với trong các giai đoạn suy thoái. Sự không sẵn lòng chi trả của trái vụ liên quan chặt chẽ với giai đoạn suy thoái kinh tế, các giai đoạn thất nghiệp và lợi tức suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)