Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 60 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát chung về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Quân Đội

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân Đội)

Hội đồng quản trị: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên

quan đến mục đích, quyền lợi của MB bao gồm chiến lƣợc, kế hoạch trung hạn hàng năm và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của MB.

Ban kiểm soát: là cơ quan đại diện cổ đông, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát

giám sát việc chấp hành chế độ hoạch toán, sự an toàn trong hoạt động của MB, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của MB, đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả đúng pháp luật và đảm bảo các quyền lợi của cổ đông.

Các ủy ban cao cấp: Các ủy ban cao cấp giúp việc cho Hội đồng quản trị bao

gồm: Ủy ban tín dụng và đầu tƣ, Ủy ban nhân sự, Ủy ban quản trị rủi ro. Các úy ban này giúp việc cho Hội đồng quản trị trong từng mảng công việc cụ thể nhằm đảm bảo các quyết định chiến lƣợc của Hội đồng quản trị đƣợc xây dựng và triển khai có hiệu quả và đúng pháp luật.

Cơ quan kiểm toán nội bộ: Là cơ quan giúp việc cho Ban kiểm soát triển

khai các hoạt động giám sát của Ban kiểm soát.

Văn phòng Hội đồng quản trị: Là cơ quan chuyên môn giúp Hội đồng quản

trị, thƣờng trực Hội dồng quản trị triển thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phù hợp quy định của pháp luật và điều lệ của MB, tham mƣu hỗ trợ cho Hội đồng quản trị trong những vấn đề mang tính định hƣớng, chiến lƣợc. Đồng thời hỗ trợ việc đề xuất, triển khai đánh giá chƣơng trình phát triển cho MB và các công ty thành viên khác khi có yêu cầu. Văn phòng Hội đồng quản trị là kênh truyền tải các thông tin từ Hội đồng quản trị. Thƣờng trực hội đồng quản trị đến Ban điều hành và ngƣợc lại đảm bảo thông suốt kịp thời.

Ban điều hành: Là cơ quan điều hành các hoạt động hàng ngày của MB, tổ

chức triển khai các chiến lƣợc kinh doah, chiến lƣợc hoạt động nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kế hoạch đã đƣợc Đại hội đồng cổ động, Hội đồng quản trị thông qua.

Ủy ban quản lý tài sản Nợ - tài sản Có (ALCO): Là ủy ban trực thuộc ban

điều hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều hành trong hoạt động quản lý tài sản nguồn vốn của NH TMCP Quân Đội. Nhiệm vụ của ủy ban ALCO là xây dựng, giám sát thi hành chính sách quản lý Tài sản – Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: quản lý bảng cân đối nhằm tối đa hóa lợi nhuận, quản lý rủi ro lãi xuất, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng.

Các cơ quan quản lý hệ thống: Bao gồm các khối và phòng ban làm nhiệm

vụ quản lý hệ thống, đƣợc tổ chức và hoạt động theo các chức năng quản lý nhƣ Văn phòng triển khai chiến lƣợc, Văn phòng CEO, Khối Tài chính – Kế toán, Khối quản trị rủi ro, Khối kiểm tra, Khối kiểm soát nội bộ, Khối thẩm định, Khối tổ chức nhân sự, Phòng chính trị, Ban xây dựng cơ bản có chức năng xây dựng và duy trình phát triển các nguyên tắc và cơ chế quản lý nhằm hỗ trợ mạnh mẽ các khối kinh doanh, hƣớng dẫn quản lý hỗ trợ chi nhánh theo trục dọc, tạo ra các dịch vụ có chất lƣợng cao phục vụ khách hàng.

Cơ quan hỗ trợ kinh doanh: Bao gồm các khối vận hành, Khối mạng lƣới và

phân phối, Khối công nghệ thông tin có chức năng hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngày các phát triển, xây dựng và duy trì các quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ của MB với chất lƣợng cao, đảm bảo phòng ngừa rủi ro, phát triển mạng lƣới và kênh phân phối của MB cũng nhƣ các hoạt động hành chính quản trị.

Các khối kinh doanh: Đƣợc tổ chức chuyên sâu theo từng phân khúc khách

hàng và thì trƣờng bao gồm:

Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ: Kinh doanh vống, ngoại tệ và các dịch vụ sản xuất phái sinh trên thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng vốn, thị trƣờng hàng hóa. Điều hành, quản lý tập trung nguồn vốn và xây dựng chính sách huy động vốn toàn hệ thống, quản lý trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống nhằm tập trung quản trị rủi ro lãi suất, tỷ giá nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và gia tăng lợi nhuận cho MB. Đồng thời, thiết lập quan hệ giao dịch, liên kết sản phẩm dịch vụ với các tổ chức tín dụng, tài chính trong và ngoài nƣớc.

Khối doanh nghiệp lớn: Cung cấp trọn gói các sản phẩm tài chính cho nhóm doanh nghiệp lớn

Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng chuyên biệt cho tới từng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ rộng khắp địa bàn cả nƣớc.

Khối khách hàng cá nhân: Là khối kinh doanh mà MB phục vụ chuyên sâu phục vụ các nhu cầu vay vốn, gửi tiết kiệm và phát triển, cung cấp trọn khói dịch vụ

dành cho khách hàng các nhân bao gồm: Thanh toán, dịch vụ thẻ, Kiều hối, Private Banking, Mobile và Internet Banking...

Khối đầu tư: Quản lý vốn đầu tƣ và các hoạt động đầu tƣ của MB, thực hiện các hoạt động đầu tƣ dài hạn phát triển kinh doanh, các hoạt động đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, phối hợp cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tƣ, các dịch vụ tƣ vấn tài chính trọng gói cho các khách hàng và các đối tác của MB.

Chi nhánh, các phòng giao dịch và các điểm giao dịch: Là đầu mối cung

cấp trọn gói các giải pháp và sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, theo từng địa bàn trên cơ sở chính sách và chiến lƣợc của MB.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)