CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.3. Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan
- Đối với Bộ Tài chính: trên thực tế trong vấn đề thuế sử dụng đất, cơ quan thuế vẫn yêu cầu ngân hàng phải nộp thuế sử dụng đất trong thời gian đất đƣợc giao cho ngân hàng, thậm chí cả tiền thuế sử dụng đất mà chủ sử dụng đất cũ chƣa nộp. Đây là điều bất hợp lý vì tính từ thời điểm giao đến khi ngân hàng xử lý thu hồi
đƣợc nợ thì ngân hàng không sử dụng đất này. Do vậy Bộ Tài chính cần có hƣớng dẫn việc không tính thuế sử dụng đất hàng năm đối với đất giao cho ngân hàng. Đối với số tiền thuế sử dụng đất mà ngƣời sử dụng đất chƣa nộp Bộ Tài chính cũng cần có hƣớng dẫn miễn, giảm vì chủ sử dụng đất cũ không còn tƣ cách pháp nhân, giải thể, phá sản, chết... Việc làm này sẽ giúp cho ngân hàng không phải chịu những chi phí không đáng có, tạo thêm năng lực tài chính cho việc xử lý nợ.
Xem xét khả năng giảm thuế thu nhập cho ngân hàng trong một khoản thời gian (trƣớc đây thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro không hợp lý nên lợi nhuận đội lên trên mức hợp lý so với thực tế rủi ro). Việc giảm thuế thu nhập sẽ giúp ngân hàng tăng đƣợc quỹ dự phòng rủi ro và có thêm nguồn để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
- Đối với Tổng cục địa chính cần phải xác định việc xử lý nợ không phải của riêng ngân hàng mà là trách nhiệm chung của các ngành có liên quan, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nƣớc. Nên coi những tài sản đảm bảo chƣa có đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp là hậu quả của lịch sử để lại để ban hành văn bản hƣớng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với đất và những tài sản liên quan tới đất. Nhờ đó mà ngân hàng có đƣợc cơ sở pháp lý để tiến hành mua bán nợ trên thị trƣờng, cải tạo cho thuê...
- Đối với các cơ quan thực thi pháp luật : Toà án, Viện kiểm sát, Công an, Chính quyền địa phƣơng các cấp… cần phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý, giải quyết các khoản nợ. Trong nhiều trƣờng hợp cần thiết cần sử dụng những biện pháp cứng rắn nhƣ buộc con nợ phải giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng, kiên quyết khởi kiện và tiến hành xử lý nhanh chóng kịp thời các vụ án, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý cho những tài sản không đủ hồ sơ pháp lý cần thiết để giao cho ngân hàng xử lý theo các hƣớng thích hợp. Đối với những con nợ không còn khả năng hoạt động cần kiên quyết thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản để giải phóng tài sản, giao cho ngân hàng.
Chính quyền các cấp cùng các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp có nợ xấu, cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc đôn đốc con nợ thực hiện nghĩa
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chƣơng 4 tác giả tập trung chỉ ra và làm rõ 2 vấn đề về định hƣớng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội và các giải pháp nhằm tăng cƣờng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội. Trong đó:
- Căn cứ vào các định hƣớng cũng nhƣ mục tiêu của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội để đƣa ra các định hƣớng tới năm 2020, các định hƣớng chung cũng nhƣ các tiêu chí để xử lý nợ xấu đƣợc tác giả làm rõ trong nội dung phân tích.
- Căn cứ vào các nguyên nhân hạn chế đã chỉ ra sau khi phân tích thực trạng xử lý nợ xấu ở chƣơng 2 đề tác giả đề ra đƣợc 2 nhóm giải pháp gồm 12 giải pháp giúp tăng cƣờng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội.
- Ngoài ra tác giả cũng có đƣa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, ngân hàng nhà nƣớc, các bộ ngành liên quan để giúp các ngân hàng thƣơng mại có thể hoạt động hiệu quả hơn giúp hạn chế nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại nói chung và ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội nói riêng.
KẾT LUẬN
Xử lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cƣờng năng lực tài chính của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta đang chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai thực hiện. Đề tài luận văn “Tăng cường xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội” đƣợc chọn nghiên cứu để giải quyết
một trong những vấn đề thời sự cấp bách hiện nay ở nƣớc ta.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, về cơ bản luận văn đã hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ sau:
1- Luận văn đã khái quát hoá cơ sở lý thuyết cơ bản về ngân hàng thƣơng mại và các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại; lý luận chung về nợ xấu của NHTM cũng nhƣ nguyên nhân phát sinh và biện pháp xử lý nợ xấu trong quá trình hoạt động của NHTM
2- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong ba năm từ năm 2006 đến năm 2008, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác xử lý nợ xấu của MB, qua đó đánh giá đƣợc những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu của của MB.
3- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại MB, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm xử lý có hiệu quả hơn nợ xấu của MB trong thời gian tới. Luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Ba, 2012. Quản lý nợ xấu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trƣờng đại học Đà Nẵng.
2. Chính phủ, 1999. Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay cho các tổ chức tín dụng. Hà Nội.
3. Lê Thị Hoài Diễm, 2012. Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.
4. Frederic S. Mishkin, 2006. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.
5. Đinh Xuân Hạng, 2012. Giáo trình Quản trị Tín dụng Ngân hàng thương mại. Học viền Tài chính.
6. Phạm Tƣờng Huy, 2010. Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế.
7. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê.
8. Lê Hoàng Nga, 2006. Nợ xấu của NHTMNN Việt Nam: Cách nhìn trực diện.
Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, tháng 10/2006.
9. Peter S. Rose, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.
10.Nguyễn Thị Hoài Phƣơng, 2012. Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân.
11.Trần Thị Thu Tâm, 2006. Hoàn thiện công tác xử lý nợ tồn đọng tại hệ thống ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
12.Mai Xuân Thịnh, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trƣờng đại học Đà Nẵng.
13.Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, 2013. Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội.
14.Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, 2005. Quyết định 493/2005 phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Hà Nội.