CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.4. Một số kiến nghị
4.4.1. Đối với Chính phủ
Bộ tài chính, chính phủ là cơ quan quản lý nhà nƣớc về ngành ngân hàng: chi phối, ban hành các chính sách phục vụ cho sự phát triển của ngành ngân hàng. Vì vậy, để hệ thống ngân hàng của chúng ta phát triển ổn định, đạt chất lƣợng cao và thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế cần phải áp dụng một số biện pháp:
Hỗ trợ các ngân hàng xây dựng cơ sở vậy chất kĩ thuật hiện đại, đặc biệt là
hỗ trợ họ tìm các đối tác, tƣ vấn các phần mền về giải pháp công nghệ thông tin vốn là một điểm còn rất nhiều hạn chế của ngành ngân hàng Việt Nam.
Xây dựng cơ chế thông thoáng thu hút nhân tài, chuyên gia về nƣớc phục vụ nhƣ các ƣu đãi: về lƣơng, chế độ làm việc, chỗ ở,...tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình .
Chính phủ, bộ tài chính cần phải ban hành các quy định, cơ chế định giá, để từ đó có thể đƣa ra một khung giá chuẩn mực cho tất cả các hàng hoá, tài sản có trên thị trƣờng đặc biệt là những tài sản hay đƣợc cầm cố nhƣ: nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị,... đồng thời khung giá này phải bám sát với khung giá trên thị trƣờng chứ không phải giá nhà nƣớc một khung, trong khi đó ngoài thị trƣờng lại giao dịch với mức giá khác nhƣ hiện nay, điều này có thể gây thiệt hại cho ngƣời sở hữu nó khi định giá và nhà nƣớc có thể thất thu về thuế khi họ bán.
Ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định đến thành công của ngành ngân
hàng. Lý thuyết và thực tế cho thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới ngành tài chính – ngân hàng sẽ rơi vào khủng hoảng nếu nền kinh tế vĩ mô có nhiều bất ổn. Khi nền kinh tế rơi vào những bất ổn, tỷ lệ lãi suất danh nghĩa cao hơn lãi suất thực điều này sẽ rất khó khăn cho hoạt động tín dụng.
Xây dựng môi trƣờng cạnh tranh giữa các ngân hàng. Hiện này, tình trạng quản lý tập trung trong ngành ngân hàng có thể là nguyên nhân dẫn đến những thất bại trong tiến trình tự do hoá lãi suất và phát triển ngành ngân hàng. Kinh nghiệm cho thấy ở Việt Nam và các nƣớc trên thế giới hầu hết những khoản nợ khó đòi của ngân hàng đều xuất phát từ việc không minh bạch trong hoạt động cung cấp tín dụng của các ngân hàng, can thiệp của Chính phủ vào các khoản vay, tính không hiệu quả của ngành ngân hàng. Để giải quyết thực trạng này Chính phủ phải nhanh chóng cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh, bỏ dỡ rào càn thúc đẩy thành lập các ngân hàng mới.
Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong thời gian tới, ban hành thống nhất các văn bản thông tƣ, nghị định hƣớng dẫn tránh tình trạng chồng chéo đặc biệt cần chú ý (luật tín dụng, luật phá sản, luật đất đai...). Xây dựng cơ quản lý và giám sát Ngân hàng và hoạt động tín dụng một cách hiệu quả. Cơ chế giảm sát chặt chẽ và những quy định đầy đủ về hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trƣờng
tài chính là một yếu tố rất cần thiết đặc biệt khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, các ngân hàng nƣớc ngoài sẽ tràn vào cạnh tranh quyết liệt với ngân hàng trong nƣớc. Điều này sẽ hạn chế đƣợc những tiêu cực, giảm rủi ro hệ thống cho ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
4.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Để ổn định và phát triển ngành ngân hàng trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cần phải tiến hàng một số biện pháp sau:
Xây dựng cơ chế, quy chế hoạt động nhằm xác định rõ ràng quan
hệ giữa: Ngân hàng Trung ƣơng và Chính phủ, Ngân hàng Trung ƣơng và Bộ tài chính, Ngân hàng Trung ƣơng và Ngân hàng thƣơng mại. Điều này sẽ làm rõ và tách biệt chức năng, vai trò của từng bộ phận, đơn vị khi thực hiện quản lý với việc thực hiện kinh doanh, tạo nên tính minh bạch của ngành ngân hàng.
Xây dựng cơ chế điều tiết lƣu thông tiền tệ, tỷ giá, hoạt động của các Ngân
hàng thƣơng mại, các tổ chức kinh doanh tiền tệ và thị trƣờng tài chính nói chung. Các chính sách cơ chế này phải đảm bảo tính ổn định, linh hoạt trƣớc những biến động của tài chính khu vực và quốc tế. Đó có thể là chính sách tiền tệ nhƣ: chính sách lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá,...
Phát triển và nâng cao hiệu quả các công cụ điều hành tiền tệ gián tiếp (nghiệp vụ thị trƣờng mở và chiết khấu) thông qua:
Tăng số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng các giấy tờ có giá đƣợc giao dịch trên
thị trƣờng tiền tệ.
Đa dạng hoá phƣơng thức giao dịch trên thị trƣờng tiền tệ.
Mở rộng đối tƣợng tham gia thị trƣờng mở.
Phát triển các loại hình kinh doanh giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng.
Hoàn thiện cơ chế chính sách tiền tệ thông qua nâng cao năng lực phân tích,
dự báo những biến động NHNo&PTNT Việt Nam trƣớc những biến động của thị trƣờng tiền tệ khu vực và thế giới để các ngân hàng trong nƣớc có những điều chỉnh thị trƣờng trong nƣớc một cách thích hợp. Cho phép các ngân hàng cung cấp
một số dịch vụ mới nhƣ: hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua, quyền chọn bán), hợp đồng tƣơng lãi,...
Củng cố hoạt động thị trƣờng nội tệ liên ngân hàng:
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm soát hữu hiệu thị trƣờng liên ngân hàng, theo dõi kịp thời diễn biến lãi suất trị trƣờng liên ngân hàng, làm cơ sở nghiên cứu và ban hành lãi suất tái cấp vốn.
Phát triển và nâng cao chất lƣợng thị trƣờng tiền tệ để nâng cao khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ của NHNN nhƣ: nới lỏng các hạn chế nhận tiền gửi bằng nội tệ đối với các chi nhánh NHTM nƣớc ngoài phù hợp với tiến trình hội nhập; hạn chế hình thức cho vay chủ đạo; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thông NHTM, mở rộng danh mục hàng hoá trên thị trƣờng tiền tệ.
4.4.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam
Hiện nay thị trƣờng tài chính Việt Nam đã và đang có rất nhiều những biến chuyển cả về chất và lƣợng. Số lƣợng các Ngân hàng trong nƣớc đƣợc thành lập không ngừng tăng lên, chất lƣợng dịch vụ đƣợc cải thiện rõ ràng. Trong tiến trình hội nhập WTO đƣợc mở cửa, hàng loạt các Ngân hàng và Chi nhánh nƣớc ngoài tràn vào Việt Nam, tạo nên cuộc cạnh tranh hết sức quyết liệt. Agribank Thủ đô với tuổi đời còn rất trẻ nên gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy Agribank Hội sở chính cần phải có chính sách hỗ trợ Chi nhánh cả về vật chất lẫn con ngƣời:
- Vật chất: Tăng cƣờng vốn cho Chi nhánh mua sắm máy móc, thiết bị,
phần mềm quản lý. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Nền tảng cho hoạt động của Ngân hàng hiện đại là dựa trên cơ sở của công nghệ thông tin hiện đại. Đến nay, Agribank đã hoàn thành việc triển khai dự án hiện đại hoá Ngân hàng trên phạm vi toàn hệ thống. Tuy nhiên, bằng khả năng của mình Agribank cần hiện đại hoá công nghệ, đƣa thêm các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm tạo thêm tiện ích cao nhất cho khách hàng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch. Đối với các phần mềm hiện sử dụng trong nội bộ Agribank, cần có kế hoạch bảo trì nâng cấp hệ thống để đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dựng.
- Con người: Hỗ trợ Chi nhánh đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên
môn cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Định kỳ hàng quý, hàng nằm Agribank nên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tổng kết tập huấn nghiệp vụ và để các cán bộ có thể trao đổi, thảo luận những vƣớng mắc xuất phát từ thực tiễn công việc để từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành. Bên cạnh đó, đối với các lĩnh vực kinh doanh mới và then chốt, Agribank có thể thuê chuyên gia nƣớc ngoài để xây dựng, quản lý, chuyển giao và đào tạo cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng.
Agribank Hội sở chính cần phải xác định lãi suất điều hoà vốn nội bộ, triển khai việc áp dụng lãi suất cho vay và phí dịch vụ linh hoạt, dịch vụ thu về. Trên cơ sở sản phẩm, dịch vụ khách hàng sẽ sử dụng của Agribank nhƣ tín dụng, tiền gửi, thanh toán quốc tế, trong nƣớc, mua bán ngoại tệ...đồng thời với việc triển khai áp dụng các loại phí cam kết, phí trả nợ trƣớc hạn, phí thẩm định dự án, phí cấp hạn mức tín dụng... Agribank cần xây dựng chính sách định giá tiền vay linh hoạt đảm bảo mức lãi suất cho vay cạnh tranh nhất để thu hút khách hàng.
- Xây dựng, đánh giá hiệu quả và hoàn thiện cơ chế cho vay mua nhà, cho vay mua Ô tô, cho vay hộ kinh doanh, tín dụng tiêu dùng... việc ban hành sản phẩm phải gắn liền với thực tiễn. Đối với mỗi sản phẩm khi đƣa ra cần có kế hoạch nghiên cứu lựa chọn địa bàn để triển khai, lựa chọn khách hàng và đánh giá hiệu quả. Việc mở rộng các sản phẩm phải đƣợc triển khai và cụ thể hoá từng bƣớc, gắn liền với kiểm soát, đánh giá tiện ích và chất lƣợng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG IV
Tác giả đã nêu mục tiêu và định hƣớng hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh trong những năm tới, những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Agribank Thủ Đô. Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở Chƣơng 1, phƣơng pháp nghiên cứu ở chƣơng 2, thực trạng đã phân tích ở Chƣơng 3, dựa vào định hƣớng hoạt động của Agribank Thủ Đô, chƣơng 3 luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đô trong thời gian tới. Đây là những đề xuất có cơ sở khoa học và thực tiễn.
KẾT LUẬN
Agribank Chi nhánh Thủ Đô là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động vừa phải trong hệ thống AGRIBANK, đồng thời cũng là tổ chức tín dụng có dƣ nợ lớn trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng - Hà Nội. Trong những năm qua song song với việc tăng trƣởng tín dụng, Chi nhánh cũng luôn luôn quan tâm đến công tác quản lý, hạn chế rủi ro tín dụng để nâng cao chất lƣợng tín dụng, hƣớng tới xây dựng một ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh còn tồn tại những vƣớng mắc, hạn chế cần đƣợc tháo gỡ, khắc phục trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, kết hợp với khảo sát thực tế hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thủ Đô, luận văn đã giải quyết một số vấn đề sau:
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng của
Ngân hàng thƣơng mại: khái niệm, phân loại, hậu quả, nguyên nhân của rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng; các biện pháp quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng.
Luận văn đã nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thủ Đô giai đoạn 2014 - 2016, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng; những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại.
Trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thủ Đô, luận văn đã đƣa một số giải pháp quản lý, phòng ngừa và tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, cũng nhƣ đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan Nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc và AGRIBANK trong việc quản lý rủi ro tín dụng nói chung.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn giảng viên hƣớng dẫn khoa học TS. Hoàng Khắc Lịch cùng các cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thủ Đô đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Comment [U8]: Trong bài hình nhƣ không viết tắt thế này.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.Saunder and H.Lange, 2007. Financial Institutions Management.
Washington DC: A Modern Perctive.
2. Nguyễn Văn Chinh, 2009. Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.
3. Nguyễn Hải Đăng, 2015. Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh Tràng An, Hà Nội. Luận án Thạc sĩ, Học viện Tài chính.
4. Phạm Huy Hùng, 2012. Xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam -
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện. Tạp chí Ngân hàng Công thương, số
tháng 06/2012, trang 24-30.
5. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2001. Quy chế cho vay của TCTD đối với
khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Hà
Nội: Ngân hàng Nhà nƣớc.
6. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2011. Định hướng và giải pháp cơ cấu lại
hệ thống ngân hàng Việt nam giai đoạn 2011 – 2015. Hà Nội: Ngân hàng Nhà nƣớc.
7. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013 “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Hà Nội: Ngân hàng Nhà
nƣớc.
8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN "Về
việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài". Hà Nội:
Ngân hàng Nhà nƣớc.
9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thủ
Đô, 2014. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thủ
Đô, 2015. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thủ
Đô, 2016. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
12. Chu Văn Sơn, 2008. Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Bắc Á. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
13. Nguyễn Hùng Tiến, 2015. Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học
Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
14. Trần Thị Việt Thạch, 2015. Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel 2 tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án Tiến sĩ,
Học viện Tài chính.
15. Nguyễn Thái, 2015. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.
16. Trung tâm Đào tạo Agribank Việt Nam, 2015. Tài liệu tập huấn công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tháng 5/2015.
17. Nguyễn Đức Tú, 2014. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Học viện Tài chính.
18. W.Koch, 1995. Bank Management. University of South Califonia: The