CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank
4.3.2. Giải pháp về quản trị điều hành
Agribank Thủ Đô cần phải quan tâm đầu tƣ thời gian và sức lực để hoạch định chiến lƣợc quản lý rủi ro sao cho an toàn và hiệu quả, phù hợp với những loại rủi ro đặc thù và với điều kiện của Chi nhánh trong môi trƣờng hội nhập quốc tế hiện nay.
Ban điều hành phải xác định và điều chỉnh định kỳ chính sách tín dụng, chiến lƣợc kinh doanh tín dụng cũng nhƣ chiến lƣợc rủi ro tín dụng, khả năng chấp nhận rủi ro tín dụng một cách phù hợp với quy mô, sự phức tạp và khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Khi xây dựng chiến lƣợc hoạt động cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hƣớng phát triển của dịch vụ, thị trƣờng vốn trong đó có tính đến tình hình quốc tế. Agribank Thủ Đô chỉ chấp nhận rủi ro sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật pháp và kinh tế.
Việc quản trị rủi ro tín dụng, Agribank Thủ Đô cần thực hiện thông qua việc xây dựng danh mục đầu tƣ để phân tán rủi ro, tránh việc đầu tƣ thái quá vào một ngành nghề cụ thể để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận. Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là "không nên bỏ trứng vào một giỏ". Đây là nguyên lý không có gì mới, nhƣng trong thực hiện cần luôn quán triệt, xuyên suốt, nó đƣợc thể hiện dƣới các hình thức sau:
Đa dạng phƣơng thức cho vay: Trong hoạt động tín dụng có nhiều phƣơng
thức cho vay nhƣ cho vay theo hạn mức, cho vay đồng tài trợ, cho vay theo món, cho vay đầu tƣ dự án... Agribank Thủ Đô cần xem xét đƣa ra và áp dụng đối với
từng nhóm khách hàng và từng phƣơng án sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp không áp dụng giập khuôn và mang tính truyền thống.
Đa dạng hóa khách hàng: Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế,
mọi đối tƣợng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách hàng gặp phải rủi ro không hoàn trả đƣợc nợ .
Thực hiện bảo hiểm tín dụng: Đây chính là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro tín
dụng, nó thƣờng đƣợc thực hiện dƣới các loại hình nhƣ: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ bảo hiểm tài sản đƣợc thực hiện, để hạn chế rủi ro đối với tài sản đảm bảo khoản vay, Agribank Thủ Đô phải yêu cầu đơn vị mua bảo hiểm cho toàn bộ tài sản đảm bảo nợ vay và ngƣời thụ hƣởng bồi thƣờng là Chi nhánh.
Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tƣ: Trong nền kinh tế thị trƣờng, các lĩnh vực kinh
doanh đều có chu kỳ tăng trƣởng và suy thoái. Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tƣ giúp cho Agribank Thủ Đô phân tán rủi ro, nguồn tiền của Chi nhánh đƣợc đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Để đa dạng hóa lĩnh vực đầu tƣ có hiệu quả và an toàn, Agribank Thủ Đô cần có chiến lƣợc kinh doanh lâu dài và ổn định dựa trên các vấn đề sau: phải bám sát định hƣớng tín dụng, những lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ của Agribank Thủ Đô để xây dựng kế hoạch, lĩnh vực cần đầu tƣ; trên cơ sở định hƣớng tín dụng của Chi nhánh với một số ngành nghề cụ thể và căn cứ vào thực tế, từ đó xác định những thuận lợi, khó khăn để đƣa ra kế hoạch đầu tƣ.
Coi trọng điều kiện đảm bảo: Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn
của Chi nhánh phải dùng các loại tài sản của mình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng. Tài sản đảm bảo là cơ sở để xác lập trách nhiệm ngƣời vay; giảm thấp rủi ro tín dụng, nhƣng không đƣợc xác định đây là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay; không xem là phƣơng tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn. Khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp, cán bộ tín dụng cần phải tiến hành một số hoạt động.
Việc kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm tiền vay đƣợc thực hiện chi tiết qua bảng:
Bảng 4.1. Các yếu tố cần kiểm tra khi thẩm định tài sản
Loại tài sản đảm bảo Các yếu tố cần kiểm tra
1. Giấy tờ có giá (trái
phiếu, tín phiếu, cổ
phiếu...)
Quyền chủ sở hữu, nguồn gốc phát hành, ngày phát hành, thời hạn và lãi suất...
2. Vàng bạc , đá quý,... Nguồn gốc, tỷ trọng khối lƣợng, giá trị,.. 3. Bất động sản (nhà cửa,
vật kiến trúc,....)
- Nội dung thẩm định: nguồn gốc, giấy tờ về quyền sỏ hữu, sử dụng, hình thức chuyển nhƣợng, giá trị theo khung giá nhà nƣớc, giá trị theo thị trƣờng, khả năng bán thanh lý,...
- Hình thức thế chấp, chuyển nhƣợng: định giá, thủ tục đăng kí công chững, thủ tục bàn giao,... 4. Động sản (Hàng hoá,
phƣơng tiện vận tải,...)
- Nội dụng thẩm định:Nguồn gốc, giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng, số lƣợng chủng loại, tính năng kĩ thuật, giá trị, khả năng bán, cất giữ,...
- Hình thức cầm cố, chuyển nhƣợng: định giá, thủ tục đăng kí công chứng, thủc tục bàn giao, chuyển nhƣợng,...
5. Các quyền (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ,
quyền đƣợc nhận bảo
hiểm,...)
Xác định phạm vi quyền, đối tƣợng đƣợc hƣởng quyền, đối tƣợng thực hiện nghĩa vụ, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ, giá trị của quyền khi thực hiện.
6. Bảo lãnh của bên thứ 3 Phạm vị, đối tƣợng bảo lãnh, nội dụng, mức độ, thời hạn bảo lãnh; năng lực, uy tín của bên bảo lãnh, năng lực tài chính; mối quan hệ giữa ngƣời bảo lãnh và ngƣời đƣợc bảo lãnh; điều kiện bảo lãnh; điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; bảo lãnh bằng tài sản,... 7.Bảo đảm bằng tài sản
hình thành từ vốn vay
Tính pháp lý và thủ tục bàn giao về việc có thể dùng tài sản loại này làm bảo đảm; tính toán và kiểm tra lại giá trị ƣớc định trong tƣơng lai của tài sản này; rủi ro
có thể xảy ra ảnh hƣởng tới giá trị của tài sản; 8. Kết hợp các loại đảm
bảo khác
Tính pháp lý về việc có thể dùng tài sản loại này làm bảo đảm; tính toán và kiểm tra lại giá trị thị trƣờng tài sản này; rủi ro có thể xảy ra ảnh hƣởng tới giá trị của tài sản; thủ tục bàn giao tài sản
Tham khảo, áp dụng mô hình tính toán tổn thất dự kiến theo quy định của Basel II: tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng có thể phân chia thành 02 loại là (i) Khoản tổn thất dự tính đƣợc - EL và (ii) Khoản tổn thất không dự tính đƣợc - UL. Trong đó, khái niệm EL ở đây là mức tổn thất trung bình dự tính đƣợc qua số liệu thống kê trong quá khứ vì ngân hàng không biết chính xác 100% khách hàng nào là khách hàng xấu và khoản vay nào không thể trả đƣợc trong 12 tháng tới. Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng, khoản tổn thất dự tính - EL đƣợc sẽ xác định nhƣ sau:
Tổn thất dự kiến EL = EAD x PD x LGD
Trong đó:
EAD = Exposure at Default (Dư nợ có rủi ro) PD = Probability of Default (Xác suất xảy ra rủi ro)
LGD = Loss Given Default (Tỷ lệ tổn thất khi khách hàng không trả được nợ)
Tổn thất dự kiến (EL) thể hiện tổn thất tín dụng bình quân của Ngân hàng. Việc định giá tiền vay của Ngân hàng phải đủ để bù đắp tổn thất tín dụng bình quân này. Tổng cộng các khoản tổn thất này của từng khách hàng vay vốn trong danh mục tín dụng của ngân hàng là tổn thất tín dụng của toàn bộ danh mục tín dụng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ xây dựng chính sách định giá và trích lập dự phòng khắc phục tổn thất cho từng khoản vay, từng khách hàng và toàn bộ danh mục cho vay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mặc dù ngân hàng đã có dự tính một cách hợp lý nhƣng khách hàng liên tục không trả đƣợc nợ và khả năng trả nợ suy giảm nghiêm trọng so với dự tính. Do đó, chúng ta chỉ có thể coi các khoản dự phòng tổn thất dự
tính đƣợc là chi phí hoạt động kinh doanh. Còn phần chênh lệch tổn thất thực tế lớn hơn so với dự tính (UL) sẽ đƣợc bù đắp bởi vốn tối thiểu theo quy định. Với việc ƣớc lƣợng mức độ tổn thất không dự tính đƣợc trong khoảng thời gian nhất định sẽ giúp ngân hàng xác định lƣợng vốn cần thiết để đối mặt với rủi ro. Theo đó, các ngân hàng sẽ ƣớc lƣợng mức vốn kinh tế để bù đắp mức độ tổn thất không dự tính đƣợc trên cơ sở lý thuyết phƣơng pháp VaR (Value at Risk) và các tham số chính cấu thành rủi ro tín dụng nhƣ sau: PD (Probability of Default): Xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ trong 12 tháng tới. LGD (Loss Given Default): Tỷ lệ mất vốn dự kiến. EAD (Exposure of Default): Dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm không trả đƣợc nợ. M (Maturity): Thời hạn. Đối với phƣơng pháp cơ bản, ngân hàng chỉ ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng trên cơ sở thông tin nội bộ và phải đƣợc cơ quan quản lý ngân hàng phê duyệt. Còn tỷ lệ mất vốn dự kiến (LGD) và thời hạn vay (M) sẽ do cơ quan giám sát ngân hàng quy định. Trong khi đó, đối với phƣơng pháp cao cấp toàn bộ các tham số này sẽ do bản thân ngân hàng ƣớc lƣợng và cũng phải đƣợc cơ quan giám sát ngân hàng phê duyệt chấp thuận trƣớc khi đƣa ra áp dụng.