Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh thủ đô (Trang 96 - 98)

CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank

4.3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực

Đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực trong các hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là nhân tố quyết định sự tồn tại, khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng. Tuỳ theo từng vị trí, nhu cầu mà Ngân hàng đƣa ra các chính sách đào tạo phù hợp với thực tế. Để đáp ứng yêu cầu này thì công tác đào tạo cần phải tiến hành nhƣ sau:

Đa dạng hoá các loại hình đào tạo đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh doanh cho hệ thống:

Đào tạo cơ bản đối với cán bộ mới, bào gồm cán bộ mới đƣợc tuyển dụng, cán bộ từ nghiệp vụ khác chuyển sang. Nhiệm vụ của công tác đào tạo này là giúp cho đội ngũ cán bộ có những hiểu biết chung nhất về các dịch vụ, nghiệp vụ của Ngành ngân hàng.

Đào tạo chuyên sâu: Mỗi loại nghiệp vụ tín dụng có các tính chất, đặc trƣng khác nhau vì vậy khi thực hiện đào tạo cần phải căn cứ vào nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng, từng nghiệp vụ để có hình thức đào tạo cho phù phợp.

Bồi dƣỡng đào tạo kiến thức: Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn, các buổi thuyết trình, hội thảo bàn về kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn của ngƣời làm tín dụng.

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tại nước ngoài: Xu thế hội nhập và toàn cầu

hoá là xu thế chung của thế giới. Công tác đào tạo không chỉ chú trọng đến hoạt động ở trong nƣớc mà cần phải đƣa những ngƣời ƣu tú nhất đi đào tạo tại các nƣớc có Ngành tài chính phát triển nhƣ: Mỹ, Anh, Pháp,... điều này giúp chi nhánh có thể mở rộng phạm vị, thị trƣờng hoạt động sang các nƣớc trong khu vực và trên thế giới trong tƣơng lai.

Chú trọng công tác tuyển dụng, tuyển chọn: Có chính sách thu hút nhân tài,

đặc biệt là những ngƣời học thạc sĩ, tiễn sĩ ở các nƣớc có trình độ phát triển, điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh với các Ngân hàng khác về con ngƣời. Chính sách ƣu đãi có thể là: lƣơng, cơ hội thăng tiến, môi trƣờng làm việc...

Chuẩn hóa cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng có một vai trò quan trọng đối

với hoạt động của ngân hàng, họ có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng có thể đem đến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng, ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản nhƣ: phải đƣợc đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trƣờng đại học có uy tín. Có khả năng ngoại ngữ, tin học, điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy vi tính trong việc tính toán, thẩm định dự án. Có phẩm chất đạo đức, đây chính là tiêu chuẩn quan

trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh. Hiểu biết về nhiều lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, xã hội và có khả năng giao tiếp. Đây là các yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp tốt, cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm đƣợc nhiều thông tin về khách hàng phục vụ xử lý nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh thủ đô (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)