Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh thủ đô (Trang 25)

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

1.3.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng

Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở giữ mức độ rủi ro tín dụng hoặc tổn thất tín dụng ở mức ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc, đƣợc kiểm soát và trong phạm vi năng lực tài chính của ngân hàng. Kinh doanh tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ chốt của các NHTM. Do đó, quản trị rủi ro tín dụng phải tập trung trung hƣớng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lƣợng của hoạt động tín dụng ngay cả trong điều kiện thị trƣờng đầy biến động và rủi ro không ngừng gia tăng. Nói một cách cụ thể hơn thì quản trị rủi ro tín dụng phải nhằm vào việc hạ thấp mức rủi ro tín dụng và nâng cao mức độ an toàn kinh doanh của mỗi NHTM bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng một cách khoa hoạc và hiệu quả.

1.3.3. Hiệp ước Basel và các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel

Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ƣơng và cơ quan giám sát của 10 nƣớc phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hƣớng này. Nhóm các Ngân hàng Trung ƣơng này đã thành lập Ủy ban Basel về giám sát hoạt

động ngân hàng. Năm 1988, Hiệp ƣớc Basel I ra đời nhằm mục đích củng cố sự ổn định của hệ thống các ngân hàng quốc tế và thiết lập hệ thống ngân hàng quốc tế bình đẳng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động.

Tuy nhiên, thị trƣờng tài chính ngày càng trở nên phức tạp trong đó hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro. Hiệp ƣớc Basel I xuất hiện hạn chế khi thiếu sự phân biệt rủi ro giữa khách hàng có mức xếp hạng khác nhau. Đồng thời, Basel đề cập sơ sài đến rủi ro hoạt động và không yêu cầu trích lập dự phòng đối với loại rủi ro này, trong khi đó rủi ro này ngày càng tăng lên và có nguy cơ xảy ra tổn thất lớn.

Chính vì thế, tháng 01/2007 Hiệp ƣớc mới Basel II ra đời để khắc phục các hạn chế của Công ƣớc Basel I. Sự khác biệt lớn nhất của Basel II so với Basel I đƣợc thể hiện ở việc cấu trúc của Basel II tập trung vào định lƣợng rủi ro cho các mục đích phân bổ vốn. Theo đó, Basel II hƣớng tới 03 mục đích chính sau đây:

- Đảm bảo vốn phân bổ theo hƣớng nhạy cảm rủi ro.

- Phân biệt rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng, đồng thời định lƣợng 02 loại rủi ro này.

- Thu hẹp khoảng cách giữa vốn theo quy định và vốn kinh tế

Hiệp ƣớc Basel II đƣợc xây dựng dựa trên 03 trụ cột chính bao gồm (i) Trụ cột 1 - Yêu cầu vốn tối thiểu, (ii) Trụ cột 2 - Yêu cầu về quy trình, thanh tra giám sát ngân hàng và (iii) Trụ cột 3 - Yêu cầu quy trình quản lý rủi ro tuân thủ nguyên tắc thị trƣờng. Tất cả trụ cột đều có ý nghĩa rất quan trọng và hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo đạt mục tiêu của Basel II đã đề ra.

Ủy ban Basel xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hƣớng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nƣớc thành viên. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đƣa ra các nguyên tắc trong quản trị RRTD,

đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

- Xây dựng môi trƣờng tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến lƣợc xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện các định hƣớng mà Hội đồng quản trị phê duyệt và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tƣ. Các ngân hàng cần xác định và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm của mình.

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh đƣợc xác định rõ ràng. Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro khác nhau nhƣng vẫn có thể theo dõi đƣợc trên sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng. Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng nhƣ sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại. Việc cấp tín dụng cần đƣợc thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên.

- Duy trì một quá trình quản lý, đo lƣờng và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tƣ có RRTD, cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ. Khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý RRTD. Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để đo lƣờng đƣợc RRTD trong mọi hoạt động nội và ngoại bảng; phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lƣợng của toàn bộ danh mục đầu tƣ tín dụng; cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách RRTD của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

Nhƣ vậy trong mô hình xây dựng quản trị RRTD, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản: Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhƣ trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia; Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý RRTD; Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lƣờng, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý RRTD.

1.3.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

1.3.4.1. Nhận biết rủi ro tín dụng.

Nhận biết RRTD đƣợc thực hiện thông qua việc xem xét và phân tích các dấu hiệu tài chính (dựa trên các số liệu báo cáo tài chính của khách hàng) và các dấu hiệu phi tài chính (mang tính chất định tính về khách hàng).

RRTD luôn tồn tại dƣới dạng nguy cơ tiềm ẩn trƣớc khi nó thực sự bị phát hiện và là hậu quả một quá trình chứ không chỉ ở một thời điểm. Nhƣ vậy cần chú ý các dấu hiệu nhận biết rủi ro để có những biện pháp ứng phó trƣớc khi rủi ro thực sự xảy ra. Dấu hiệu nhận biết của RRTD rất đa dạng, không phải tất cả các khoản vay có rủi ro đều xuất hiện những dấu hiệu nhƣ nhau. Để dễ dàng xem xét có thể chia các dấu hiệu nhận biết rủi ro thành hai loại: Dấu hiệu tài chính và phi tài chính.

Thứ nhất, các dấu hiệu tài chính

Các dấu hiện tài chính thế hiện qua các chỉ tiêu định lƣợng, thông qua các chỉ số thanh khoản, khả năng sinh lời, vòng quay hoạt động có dấu hiệu tiêu cực, suy yếu hay cơ cấu vốn không hợp lý chính là lúc khả năng xảy ra RRTD là rất cao.

(i) Các chỉ số thanh khoản:

Hệ số thanh toán tống quát = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh = Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thì = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán lãi

vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả

Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh một đồng nợ đƣợc đảm bảo bằng bao

nhiêu đồng tài sản. Hệ số thanh toán ngắn hạn phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn của khách hàng có đủ lớn để thanh toán đƣợc các khoản nợ ngắn hạn hay không. Hệ số thanh toán nhanh và tức thì đều đánh giá mức độ nhanh chóng của khách hàng trong việc thanh toán nợ ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì khả năng chi trả nợ tức thời càng lớn. Hệ số thanh toán lãi vay cho biết hoạt động kinh doanh của khách hàng có tạo giá trị tăng thêm đủ để trả lãi vay cho chủ nợ không.

Nếu các chỉ số trên < 1 thể hiện KH không có khả năng thanh toán, > hoặc = 1 nhƣng có dấu hiệu giảm thể hiện khả năng thanh toán của KH đang suy yếu.

(ii) Cơ cấu vốn:

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn xem cơ cấu vốn có hợp lý hay không. Nếu hệ số nợ quá cao thể hiện KH quá phụ thuộc nguồn vốn bên ngoài, an toàn tài chính thấp, gánh nặng trả lãi lớn, chịu sự giám sát chặt chẽ của chủ nợ, mất đi tính tự chủ về tài chính, mất đi một số cơ hội để kiếm lời. Ngƣợc lại, hệ số nợ thấp thể hiện KH không sử dụng hết mọi tiềm lực để tăng trƣởng và mở rộng sản xuất kinh doanh.

(iii) Các vòng quay hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

So với chỉ tiêu ngành, nếu vòng quay hàng tồn kho quá cao thì có thể KH đã dự trữ một lƣợng hàng tồn kho quá ít, điều này là không tốt, bởi vì KH sẽ không đủ hàng hóa cho hoạt động kinh doanh hoặc sẽ mất khách hàng vì hàng dự trữ không

có sẵn. Nếu chỉ tiêu này quá thấp thì cũng là không tốt, vì có thể KH đã mua quá mức và bị tồn kho nguyên vật liệu hay hàng hóa sản xuất ra mà không bán đƣợc.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân

Vòng quay các khoản phải thu giảm phản ánh tốc độ luân chuyển vốn trong giai đoạn bán hàng hoặc tốc độ thu hồi tiền bán hàng của KH chậm, KH bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài, giảm hiệu quả sử dụng vốn của KH.

(iv) Các chỉ số khả năng sinh lời:

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

(ROS) =

Lợi nhuận ròng

x 100% Doanh thu thuần

Tỷ lệ này giảm thế hiện hiệu quả hoạt động không tốt, chi phí cao.  Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản

(ROA) =

Lợi nhuận ròng

x 100% Tổng lãi suất bình quân

Tỷ lệ này giảm cũng không tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản giảm.  Tỷ suất lợi nhuận Vốn CSH

(ROE) =

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE thấp cũng không tốt, số tiền kiếm đƣợc từ một đồng vốn chủ sở hữu nhỏ.

Thứ hai, các dấu hiệu phi tài chính

(i) Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng

Khách hàng có biểu hiện:

- Các khoản nợ gốc và lãi khách hàng không thanh toán đầy đủ hoặc chậm

thanh toán.

- Xin ngân hàng cho kéo dài thời hạn trả nợ, xin gia hạn nợ - Có biểu hiện giảm vốn điêu lệ

- Vốn vay bị sử dụng với mục đích khác so với thoả thuận trong hợp đồng

- Chu kì vay thƣờng xuyên gia tăng

- Yêu cầu khoản vay vƣợt quá nhu cầu dự kiến

- Chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao

(ii) Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức khách hàng

- Thay đổi thƣờng xuyên trong hệ thống quản trị hoặc ban điều hành; Không có sự thống nhất trong hội HĐQT hay ban điều hành về quan điểm, mục đích, cách thức quản lý...

- HĐQT hoặc GĐĐH các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thƣờng nhật

- Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu không hợp lý dẫn đến việc dùng ngƣời

không hiệu quả và có hiện tƣợng những ngƣời có năng lực rời khỏi công ty

- Nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lực.

- Có các chi phí quản lý bất hợp lý, BGĐ xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh

doanh và tài chính cá nhân. Biểu hiện nhƣ: Thiết bị văn phòng quá hiện đại, phƣơng tiện giao thông quá đắt tiền.

- Thuyên chuyển cán bộ cấp cao hoặc những cán bộ chủ chốt thôi việc

- Các hoạt động không bình thƣờng của các lãnh đạo nhƣ: Chơi cờ bạc, nghiện rƣợu hoặc ma túy, có tiếng xấu bị đồn đại trên thi trƣờng về hoạt động kinh doanh.

- Ban lãnh đạo thiếu kinh nghiệm. - Quản lý có tính gia đình....

(iii) Nhóm 3: Dấu hiệu liên quan đến vấn đề kỹ thuật và thương mại

- Khó khăn trong phát triển sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ tung ra thị

trƣờng không đúng lúc.

- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao

- Có biểu hiện cắt giảm chi phí sửa chữa, thay thế

- Những thay đổi trong chính sách nhà nƣớc, đặc biệt là sự tác động của chính sách thuế, điều kiện thành lập và môi trƣờng.

- Thay đổi trên thị trƣờng: Tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh

(iv) Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Thu nhập không ổn định và thiếu tính thƣờng xuyên

- Chậm trễ trong thanh toán lƣơng cho nhân viên

- Hệ số quay vòng vốn lƣu động thấp, khả năng thanh toán giảm

- Các khoản nợ thƣơng mại gia tăng một cách bất thƣờng

(v) Nhóm 5: Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính

- Sự gia tăng tỷ lệ không cân đối nợ - Khả năng tiền mặt giảm

- Phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán nợ kéo dài - Chậm trễ, trì hoặc nộp các báo cáo tài chính tới ngân hàng. - Các số liệu tài chính nộp không đầy đủ hoặc thiếu tính chính xác...

(vi) Nhóm 6: Nhóm các dấu hiệu thuộc về thương mại

- Doanh nghiệp chuyển lĩnh vực kinh doanh, kinh doanh những ngành nghề

mà không thuộc chuyên môn của mình, lĩnh vực có độ rủi ro cao

- Yếu tố đầu vào không thuận lợi nhƣ: Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng,

không nhập đƣợc những nguyên liệu đặc chủng...

- Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không hợp lý, sử dụng vốn sai mục đích ví

dụ nhƣ: Dùng vốn vay ngắn hạn để mua sắm, tài trợ cho TSCĐ, nhà xƣởng...

- Chi phí của doanh nghiệp không hợp lý

(vii) Nhóm 7: Nhóm các dấu hiệu về mặt pháp luật

- Có những thay đổi về chính sách liên quan đến ngành nghề kinh doanh của

KH theo chiều hƣớng bất lợi

- KH có biểu hiện vi phạm pháp luật

(viii) Nhóm 8: Các dấu hiệu phi tài chính khác

- Cơ sở sản xuất kinh doanh đang xuống cấp trầm trọng

- Hàng tồn kho tăng do không bán đƣợc, hƣ hỏng, lạc hậu.

- Có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh thủ đô (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)