CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu chung
2.1.1. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Trụ sở chính Chi nhánh, các phòng giao dịch: Bùi Thị
Xuân, Hai Bà Trƣng, Số 8, Số 9 của Agribank – Chi nhánh Thủ đô.
Khoảng thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2014 - 2016
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Sau khi đã xác định đƣợc phạm vi và thời gian nghiên cứu của đối tƣợng, tác giả bắt đầu thực hiện nghiên cứu của mình. Dựa vào hệ thống cơ sở lý luận ở chƣơng I, đề tài nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin về hoạt động kinh doanh, các chính sách của ngân hàng qua các kênh thông tin nội bộ và bên ngoài ngân hàng, sau đó sử dụng phƣơng pháp xử lý, phân tích dựa trên những số liệu, thông tin đã thu thập đƣợc. Với việc sử dụng các phƣơng pháp trên, tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng sẽ đƣợc đánh giá một cách khách quan và đầy đủ nhất, từ đó đƣa ra đƣợc những phƣơng pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Luận văn tiếp cận theo hƣớng định lƣợng kết hợp với định tính, sử dụng các phƣơng pháp thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu. Cụ thể là:
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: các dữ liệu thứ cấp đƣợc báo cáo lại bởi ngân hàng và các tổ chức tài chính có liên quan tới đề tài.
- Phƣơng pháp phân tích dữ liệu chủ yếu là thống kê mô tả. a. Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin
Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin mà tác giả sử dụng trong luận văn là thu thập số liệu thứ cấp
Tác giả đã tham khảo rất nhiều tài liệu khác nhau thông qua sách, báo, internet và các công trình nghiên cứu về đề tài rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng khác hệ thống. Với hệ thống cơ sở lý luận đã có ở chƣơng 1, để phân tích đƣợc thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT
Việt Nam – Chi nhánh Thủ đô, tác giả đã sử dụng số liệu thu đƣợc trên cơ sở thu thập thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đế nội dung nghiên cứu dựa trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2014 đến năm 2016 của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thủ đô, báo cáo thƣờng niên các năm 2014, 2015, 2016, các chính sách đƣợc cung cấp bởi phòng kinh doanh của ngân hàng, các tài liệu do Ngân hàng Nhà nƣớc – Chi nhánh Hà Nội cung cấp.
b. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu
Bài viết sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả để đƣa ra đƣợc thông kê về các chỉ tiêu kinh tế, từ những số liệu và thông tin thu thập đƣợc, tác giả đã đƣa ra đƣợc các bảng thống kê, biểu đồ phản ánh đƣợc tình hình hoạt động cũng nhƣ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của đối tƣợng kinh tế, cụ thể ở đây là Agribank – Chi nhánh Thủ đô, bám sát vào các chỉ tiêu quản trị rủi ro tín dụng cũng nhƣ các công cụ đo lƣờng rủi ro tin dụng đã đƣợc nêu lên ở chƣơng I
Các bảng thống kê mô tả phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của đối tƣợng trong kỳ phân tích bao gồm:
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Biểu đồ tăng trƣởng tổng tài sản
Biểu đồ tăng trƣởng huy động vốn
Biểu đồ phản ánh dƣ nợ cho vay khách hàng
Bảng thống kê các hoạt động dịch vụ khác
Bảng thống kê các hoạt động thu dịch vụ
Cùng với đó là các bảng thống kê các chỉ đo lƣờng quản trị rủi ro tín dụng của đối tƣợng trong kỳ phân tích nhƣ:
Tình hình các nhóm nợ
Tình hình trích lập dự phòng rủi ro
Tốc độ tăng trƣởng tín dụng
Dƣ nợ và nợ xấu
Ngoài ra bài viết còn sử dụng phƣơng pháp so sánh gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian từ năm 2014 đến năm 2016 và không gian tại trụ sở chính của Agribank – Chi nhánh Thủ đô với các phòng giao dịch trực thuộc bao gồm: PGD. Bùi Thị Xuân, PGD. Hai Bà Trƣng, PGD. Số 8, PGD. Số 9.
Phƣơng pháp bằng số tuyệt đối: đƣợc thể hiện cụ thể qua các con số.
Đó là kết quả của phép trừ giữa trị số của ký phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Dy = Y1 – Y0 Trong đó:
Dy : Phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế Y1 : Chỉ tiêu kỳ phân tích
Y0 : Chỉ tiêu kỳ gốc
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trƣớc, nó cho thấy đƣợc sự biến động về mặt số lƣợng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến đồn của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.
Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: Đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm (%), là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
Dy =
x 100%
Trong đó:
Dy: Tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu kinh tế Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích
Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu trong một khoảng thời gian nào đó, từ đó so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các kỳ.
2.2. Quy trình nghiên cứu
Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng nghiên cứu là hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thủ đô. Dựa trên những cơ sở lý luận ở chƣơng I, đƣa ra đƣợc những chỉ tiêu cần thiết để đánh giá về hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
Bƣớc 2: Sau khi đã xác định đƣợc các dữ liệu cần thiết, thu thập và chọn lọc các số liệu của ngân hàng Agribank – Chi nhánh thủ đô trong giai đoạn 2014 – 2016 phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu
Bƣớc 3: Từ những dữ liệu thu thập đƣợc, phân loại các số liệu, vận dụng các phƣơng pháp phân tích và bình luận số liệu để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Agribank – Chi nhánh Thủ đô theo các chỉ tiêu đã xác định..
Bƣớc 4: Từ những phân tích cụ thể về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, đƣa ra những mặt tốt và những mặt còn hạn chế từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng Agribank – Chi nhánh Thủ đô..
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỦ ĐÔ
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thủ đô Chi nhánh Thủ đô
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 29/02/2008 Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định số 146/QĐ/HĐQT-TCCB điều chỉnh Chi nhánh NHNo&PTNT Bùi Thị Xuân (tiền thân của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô) phụ thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội về phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Đây là dấu mốc thời gian quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô.
Ngày 25/11/2008 căn cứ quyết định số 1445/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Bùi Thị Xuân chính thức đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô, thay đổi địa điểm từ số 40 Bùi Thị Xuân sang địa điểm mới là số 91 Phố Huế, phƣờng Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội. Bắt đầu từ đây Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô thực sự đi vào hoạt động với một cái tên mới, phủ màu sắc của riêng mình, mang tầm vóc của một chi nhánh cấp I độc lập
3.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động
Qua hơn 8 năm phát triển, chi nhánh đã dần kiện toàn bộ máy tổ chức của mình với đầy đủ các phòng ban. Đến thời điểm 31/12/2016, Agribank Thủ đô có 05 Phòng nghiệp vụ chuyên môn tại trụ sở chính và 04 Phòng giao dịch. Tổng số điểm giao dịch của chi nhánh là 10 điểm, trong đó có 05 điểm giao dịch trực tiếp và 05 điểm giao dịch qua máy ATM.
Tính đến 31/12/2016 toàn Chi nhánh có 120 lao động, trong đó: + Nam: 40 ngƣời chiếm 33%
+ Nữ: 80 ngƣời chiếm 67%
• Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Trình độ Đại học: 100 cán bộ.
• Về ngoại ngữ:
+ 10 ngƣời có trình độ Đại học. + 60 ngƣời có trình độ C. + 30 ngƣời có trình độ B.
• Về tin học: 100% cán bộ tác nghiệp đã có trình độ tin học cơ bản
• Về đào tạo: Chi nhánh đã tổ chức và vận động toàn bộ CBNV thƣờng xuyên
học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng mọi hình thức và khả năng có thể nhƣ: Học các lớp do Trung tâm đào tạo Agribank triệu tập, do Chi nhánh đứng ra thuê các giảng viên từ các trƣờng kinh tế hàng đầu về giảng dạy. Hiện nay cả Chi nhánh có tổng cộng 35 Cán bộ tín dụng (CBTD) chiếm tỷ lệ 26% tổng số Cán bộ toàn Chi nhánh, tổng số CBTD nữ là 16 chiếm tỷ lệ 46% tổng số CBTD. Điều này cho thấy cơ cấu CBTD tại Chi nhánh chƣa thực sự phù hợp, còn nhiều bất cập trong công tác bố trí nhân sự tại Chi nhánh.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đô từ năm 2014 - 2016. Thủ Đô từ năm 2014 - 2016.
Sau 8 năm hoạt động Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã trƣởng thành và đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng, điều này thể hiện ở năng lực tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh qua các số liệu trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thủ Đô.
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) Tổng tài sản 2.769 100 4.257 100 6.180 100 Nguồn vốn huy động 1.453 52,5 2.347 55,1 3.589 58,1 Tổng dƣ nợ 1.211 43,7 1.748 41,1 2.367 38,3 Thu dịch vụ ròng 35,7 1,3 68,6 1,6 88,5 1,4
Lợi nhuận sau thuế 69,3 2,5 93,4 2,2 135,5 2,2
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô từ 2014 - 2016)
Agribank Thủ Đô là đơn vị kinh doanh có lãi, kết quả kinh doanh luôn đủ bù đắp các khoản chi phí phát sinh và trích lập quỹ khi cần thiết. Năm 2014 là 69,3 tỷ đồng, năm 2015 là 93,4 tỷ đồng, tăng 24,1 tỷ đồng (34,7%) so với năm 2014; năm 2016 là 135,5 tỷ đồng, tăng 42,1 tỷ đồng (45,1%) so với năm 2015. Đây là những kết quả rất tốt trong tình hình kinh tế khó khăn những năm vừa qua, điều này chứng tỏ Chi nhánh đã rất cố gắng, nhanh nhạy, linh hoạt trong việc điều hành lãi suất, thu hút nguồn vốn, tận dụng đƣợc các cơ hội trong kinh doanh trƣớc những biến động khó lƣờng của thị trƣờng.
3.1.3.1. Tổng tài sản.
Hình 3.2: Tăng trƣởng tổng tài sản (2014 - 2016)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô từ 2014 - 2016)
Tổng tài sản của Agribank Thủ Đô tăng liên tục qua các năm, từ 2.769 tỷ đồng năm 2014 tổng tài sản của Chi nhánh đến cuối năm 2016 đã đạt 6.180 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2014.
3.1.3.2. Huy động vốn.
Huy động vốn của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, góp phần xây mở rộng và nâng cao khả năng tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới.
Hình 3.3: Tăng trƣởng huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng 2,769 4,257 6,180 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2014 2015 2016 Tổng tài sản Tổng tài sản 0 1,000 2,000 3,000 4,000 2014 2015 2016 1,453 2,347 3,589 Huy động vốn
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô từ 2014 - 2016)
Qua biểu đồ ta có thể thấy huy động vốn tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là năm 2016 đã có sự tăng đột biến so với ba năm trƣớc đó đạt 3.589 tỷ đồng. Huy động khách hàng tăng chủ yếu đến từ tăng trƣởng của lƣợng tiền gửi bằng VNĐ. Tỷ trọng tiền gửi bằng VNĐ có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm qua và chiếm khoảng hơn 96% tổng lƣợng tiền gửi của khách hàng vào cuối năm 2016, trong khi đó lƣợng tiền gửi bằng ngoại tệ hầu nhƣ ổn định qua các năm.
3.1.3.3. Hoạt động cho vay
Hình 3.4: Dƣ nợ cho vay khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô từ 2014 - 2016)
Mặc dù tăng trƣởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng trong những năm gần đây thấp và có xu hƣớng chững lại. Đây là kết quả của cuộc khủng hoảng từ năm 2008 và nền kinh tế trong nƣớc chƣa khởi sắc lại mặc dù đã có những chính sách hỗ
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2014 2015 2016 1,211 1,748 2,367
trợ của Nhà nƣớc. Trong giai đoạn khó khăn nhƣ vậy, nhƣng Chi nhánh đã liên tục tăng trƣởng tín dụng qua các năm, có đƣợc điều này là nhờ vào sự năng động, linh hoạt của tập thể cán bộ Chi nhánh và sự tin tƣởng của khách hàng thƣơng hiệu NHNo&PTNT Việt Nam.
3.1.3.4. Các hoạt động dịch vụ khác. Bảng 3.2: Hoạt động dịch vụ khác Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) Tổng số 35,7 100 67,8 100 88,5 100 Dịch vụ thanh toán 7,3 20,4 17,6 26 23,4 26,4 Dịch vụ bảo lãnh 18,5 51,8 29,3 43,2 35,2 39,8 Dịch vụ ngoại tệ 7,1 19,9 16,7 24,6 22,7 25,6 Thẻ 2,8 7,9 4,2 6,2 7,2 8,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Thủ đô 2014 - 2016)
Có 4 dịch vụ chính đƣợc Agribank chi nhánh Thủ đô chú trọng phát triển đó là dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại tê và dịch vụ thẻ, trong đó dịch vụ bảo lãnh là dịch vụ đem lại doanh thu cao nhất, chiếm tỷ lệ ổn định trong các năm.
Quan sát qua 3 năm thấy rằng tổng thu dịch vụ liên tục tăng trƣởng qua các năm. Năm 2014 là 35,7 tỷ đồng, qua năm 2015 tốc độ vẫn ở mức tăng ấn tƣợng, khi đạt mức gần 90% với giá trị đạt đƣợc là 67,8 tỷ đồng. Sang năm 2016 thì tốc độ tăng đã bị chững lại khi chỉ đạt 30,5% và giá trị đạt đƣợc là 88,5 tỷ đồng. Tăng dần doanh thu dịch vụ trong tổng thu nhập là biện pháp hạn chế rủi ro, giảm dần tỷ trọng
doanh thu từ hoạt động tín dụng - hoạt động chiếm nhiều rủi ro từ nền kinh tế không ổn định.
Tuy nhiên, trong hoạt động thu dịch vụ cần chú trọng và quyết tâm, nhất là rủi ro trong hoạt động ngân quỹ, mua bán ngoại tệ, thanh toán không phải là ít, do lƣợng tiền giả ngày một gia tăng, lừa đảo trong thanh toán thẻ, nạn rửa tiền ngày một tinh vi. Vì vậy, cần phải thƣờng xuyên cảnh giác phòng ngừa các tội phạm mới nảy sinh ở các dịch vụ này.
Hình 3.5: Hoạt động thu dịch vụ (2014 - 2016)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Thủ đô 2014 - 2016)
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Thủ đô
3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Thủ Đô (2014 - 2016)
Trong hoạt động tín dụng, vấn đề nợ xấu, nợ quá hạn đƣợc quan tâm nhiều nhất bởi nợ xấu, nợ quá hạn là tiêu chí quan trọng phản anh chất lƣợng tài sản "có" cho vay, đánh giá hoạt động tín dụng và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, ảnh