Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Thủ Đô (2014 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh thủ đô (Trang 72 - 82)

CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thủ đô

3.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Thủ Đô (2014 2016)

3.2.2.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank - Thủ Đô

Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động của Agribank. Ngân hàng đã tiếp tục cải thiện các chính sách quản trị rủi ro tín dụng của mình để đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro tốt hơn. Căn cứ vào đánh giá mức độ rủi ro theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Agribank ban hành chính sách quản lý rủi ro gồm: chính sách cấp tín dụng, chính sách về TSĐB, chính sách về lãi suất, chính sách về bảo đảm tiền vay.

Chính sách cấp tín dụng

Theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, Agribank xếp loại khách hàng thành 10 loại, chia thành 3 nhóm để áp dụng chính sách tiếp khị khách hàng. Những khách hàng xếp hạng tín dụng AAA, AA, A thuộc nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm này đƣợc Agribank áp dụng chính sách mở rộng, phát triển, thu hút tối đa hoạt động và áp dụn quan hệ toàn diện với khách hàng. Những khách hàng xếp hạng tín dụng BBB, BB đƣợc Agribank áp dụng "chính sách duy trì" nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của nhóm khác hàng này. Những khách hàng còn lại thuộc nhóm khách hàng không đƣợc Agribank xem xét tiếp thị, thiết lập quan hệ tín dụng mới.

Đối với những khách hàng xếp loại khác nhau đƣợc Agribank áp dụng những chính sách cấp tín dụng cụ thể khác nhau:

 Khách hàng AAA, AA, A đƣợc Agribank đáp ứng tối đa nhu cầu của khách

nhóm khách hàng này đƣợc Agribank đáp ứng tối đa 85% nhu cầu vốn của từng dự án.

 Khách hàng BBB đƣợc Agribank đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng trên cơ sở đảm bảo các giới hạn tín dụng cần thiết. Đối với những dự án cụ thể nhóm khách hàng này Agribank đáp ứng tối đa 80% nhu cầu vốn của dự án.

 Khách hàng BB đƣợc Agribank duy trì quan hệ tín dụng ở mức cần thiết nhằm hỗ trợ hoạt động của khách hàng để giảm dần dƣ nợ, cho vay tối đa 75% nhu cầu đầu tƣ dự án nhƣng không khuyến khích cho vay đầu tƣ dự án.

 Khách hàng B, CCC thì Agribank chỉ xem xét cấp tín dụng ở mức tối thiểu

nhằm hỗ trợ khách hàng tạo nguồn thu trả nợ với mục tiêu giảm dần dƣ nợ, không cho vay đầu tƣ dự án.

 Khách hàng C, D không đƣợc Agribank cấp tín dụng mới mà yêu cầu các chi

nhánh tích cực thực hiện biện pháp triệt để thu hồi nợ.  Chính sách về tài sản đảm bảo

Cũng nhƣ chính sách cấp tín dụng, chính sách tài sản đảm bảo cũng đƣợc áp dụng khách nhau đối với từng nhóm khách hàng khác nhau, cụ thể:

 Khách hàng đƣợc xếp hạng AAA nếu có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu

dƣới 2,5 đƣợc Agribank cho vay không cần TSĐB. Ngƣợc lại, nếu khách hàng có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trên 2,5 thì tỷ lệ TSĐB phải đạt tối thiểu 20% tổng dƣ nợ.

 Khách hàng xếp hạng AA đƣợc cho vay không có TSĐB nếu hệ số nợ phải

trả/vốn chủ sở hữu dƣới 2,5. Ngƣợc lại thì khách hàng sẽ phải đáp ứng tỷ lệ dƣ nợ có TSĐB đạt 30%.

 Khách hàng xếp hạng A đƣợc cho vay khi tỷ lệ TSĐB đáp ứng tối thiểu 50%

tổng dƣ nơ.

 Khách hàng xếp hạng BBB đƣợc cho vay khi tỷ lệ TSĐB đáp ứng tối thiểu

70% tổng dƣ nợ.

 Khách hàng xếp hạng BB chỉ đƣợc vay khi tỷ lệ TSĐB đáp ứng 100% tổng

 Khách hàng xếp hạng B, CCC, CC chỉ đƣợc xem xét cho vay khi đáp ứng 100% dƣ nợ đƣợc đảm bảo bằng tài sản và Agribank chỉ nhận một số tài sản nhất định có tính thanh khoản cao.

Chính sách về lãi suất

Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay: Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.

Cơ chế điều hành lãi suất cho vay: Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất của Agribank trong từng thời kỳ. Tùy theo tình hình thị trƣờng, Agribank sẽ có thông báo chỉ đạo áp dụng lãi suất sàn cho vay theo từng thời kỳ hoặc điều hành trên cơ sở lãi suất bán vốn cùng kỳ hạn do Agribank quy định.

Chính sách về bảo đảm tiền vay

Agribank xem xét cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, bảo đảm rằng bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, bảo đảm bảo lãnh đối với khách hàng cụ thể.

Khách hàng đƣợc Agribank xem xét cho vay vốn lƣu động, cấp bảo lãnh ngân hàng, phát hành cam kết thanh toán khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu tùy theo mức xếp hạng của khách hàng.

Tỷ lệ tài sản bảo đảm đƣợc tính: Tỷ lệ TSĐB = x100% Trong đó:

 Tổng giá trị TSĐB sau quy đổi là tổng giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng, bảo đảm bằng bảo lãnh sau quy đổi đảm bảo cho các khoản vay vốn lƣu động, bảo lãnh và cam kết thanh toán của khách hàng. Hệ số quy đổi giá trị tài sản đảm

bảo đƣợc Agribank quy định theo từng thời kỳ đảm bảo phù hợp với thị trƣờng và đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng.

 Tổng dƣ nợ cho vay vốn lƣu động, số dƣ bảo lãnh và cam kết thanh toán sau

quy đổi là tổng dƣ nợ cho vay vốn lƣu động, số dƣ bảo lãnh và cam kết thanh toán sau khi chuyển đổi theo hệ số chuyển đổi số dƣ bảo lãnh, cam kết thanh toán quy định của Agribank theo từng thời kỳ.

Trƣờng hợp khách hàng không còn đáp ứng đủ các điều kiện trên, Chi nhánh áp dụng quy định cho vay vốn lƣu động, cấp bảo lãnh ngân hàng và phát hành cam kết thanh toán có bảo đảm bằng tài sản đối với các hợp đồng cấp tín dụng mới và yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo, bảo đảm bằng bảo lãnh đáp ứng tỷ lệ tài sản đảm bảo theo quy định đối với phần dƣ nợ của các hợp đồng cấp tín dụng đã ký trong vòng tối đa 06 tháng hoặc phải cam kết trả nợ trƣớc hạn.

3.2.2.2. Quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng tại Agribank Thủ Đô gồm các bƣớc sau: Bƣớc 1: Hƣớng dẫn thủ tục vay vốn

Cán bộ phòng tín dụng đƣợc phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn, chịu trách nhiệm hƣớng dẫn khách hàng lập hoặc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn.

Bƣớc 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình phƣơng án cho vay

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Tùy thuộc vào tính chất khoản vay mà cán bộ sẽ sử dụng các công cụ sau để thực hiện:

 Nếu có tài sản thế chấp thì chuyển sang bộ phận định giá tài sản để định giá

và hoàn thiện hồ sơ liên quan.

 Căn cứ vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng (nếu có) sẽ tienese hành

thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, trình Trƣởng phòng.

 Trƣởng phòng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại hồ

sơ, các điều kiện vay vốn của khách hàng và dự án, phƣơng án xin vay, ghi ý kiến (đồng ý hoặc không đồng ý) và trình Giám đốc phê duyệt khoản vay hoặc Giám đốc

trình Tổng giám đốc/Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng quản trị) theo thẩm quyền phán quyết để phê duyệt khoản vay:

Bƣớc 3: Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng

Trong bƣớc này, NH sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của KH. Khi ra quyết định, thƣờng mắc 2 sai lầm cơ bản:

 Đông ý cho vay với một KH không tốt

 Từ chối cho vay với một KH tốt

Cả hai sai lầm đều ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ hai còn ảnh hƣởng đến uy tín của Ngân hàng.

Bƣớc 4: Lập hợp đồng tín dụng

Bƣớc 5: Tạo tài khoản cho vay và giải ngân Bƣớc 6: Lƣu hồ sơ

Bƣớc 7: Kiểm tra, theo dõi khoản vay

 Kiểm tra theo dõi khoản vay, cơ cấu và điều chỉnh thời hạn cho vay

 Chuyển nợ quá hạn (nếu có)

 Khởi kiện thu hồi nợ xấu, miễn hoặc giảm lãi vay.

Bƣớc 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng

3.2.2.3. Xếp loại khách hàng và kiểm soát hoạt động tín dụng

 Xếp loại khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc coi là công cụ quản lý tín dụng cốt lõi của Agribank nói chung và Agribank Thủ Đô nói riêng. Việc xếp loại khách hàng đƣợc Chi nhánh sử dụng kết hợp cả hai phƣơng pháp:

 Phƣơng pháp định tính: Khi lần đầu tiếp xúc với khách hàng để tiếp nhận đề

nghị vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá khách hàng thông qua phƣơng pháp truyền thống. Phƣơng pháp này giúp cán bộ đánh giá đƣợc sơ bộ đối tƣợng khách hàng từ đó có quyết định có nên xem xét cho vay hay không. Cán bộ tín dụng sử phƣơng pháp định tính để hạn chế một phần rủi ro trong hoạt động tín dụng.

 Phƣơng pháp định lƣợng đƣợc áp dụng đối với những khách hàng cá nhân và

Theo phƣơng pháp mô hình điểm số Z, việc phân loại nợ phụ thuộc vào tình hình tài chính của khách hàng nhƣ hệ số vốn lƣu động, lợi nhuận trƣớc thuế, doanh thu...để đánh giá xác xuất không hoàn trả đƣợc nợ vay của khách hàng.

Đối với những khách hàng đƣợc xếp hạng tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì đƣợc Chi nhánh sử dụng phƣơng pháp chấm điểm đối với các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp thống kê để xếp hạng. Phƣơng pháp chấm điểm trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank là phƣơng pháp rất phổ biến trên thế giới, đƣợc các tổ chức định hạng quốc tế nhƣ Standard&Poor (S&P), Moody's...sử dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank đang sử dụng 144 chỉ tiêu tài chính kết hợp với 40 chỉ tiêu phi tài chính, kết quả xếp hạng đƣợc thực hiện phê duyệt qua 3 cấp để đảm bảo sự kiểm soát độc lập và chặt chẽ, 14 chỉ tiêu tài chính sẽ xếp hạng khách hàng thông qua việc chấm điểm một số chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. 40 chỉ tiêu phi tài chính phản ánh các mặt quy mô, ngành nghề, triển vọng phát triển, năng lực quản trị điều hành, quan hệ với ngân hàng của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đã phản ánh toàn diện về doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ bổ sung lẫn nhau và đƣợc lƣợng hóa tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của ngƣời đánh giá và sẽ giúp ngƣời phê duyệt dễ dàng phát hiện các sai sót trong quá trình chấm điểm của cán bộ tín dụng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc xây dựng thành ba mô hình cho ba nhóm khách hàng chính, gồm có: tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân. Trong đó cấu tạo phần xếp hạng đối với tổ chức kinh tế đóng vai trò cốt lõi bởi đây là đối tƣợng khách hàng luôn có tổng dƣ nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngân hàng.

Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì điểm tối đa đối với 1 khách hàng là 100 điểm và khách hàng đƣợc xếp thành 10 nhóm từ AAA, AA...C, D, khách

hàng có điểm đƣợc chấm càng cao thì mức độ rủi ro của khách hàng đó càng thấp và ngƣợc lại. Các nhóm khách hàng đƣợc Agribank đánh giá nhƣ sau:

Bảng 3.9. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Nhóm khách hàng Mức Xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả

khoản vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là đặc biệt tốt.

2 AA

Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng đƣợc xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng đƣợc xếp hạng này là rất tốt.

3 A

Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng đƣợc xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn đƣợc đánh giá là tốt

4 BBB

Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

5 BB

Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hƣởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hƣởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

6 B

Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hƣởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

CCC Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng

Nhóm khách hàng Mức Xếp hạng Ý nghĩa

lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trƣờng hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả đƣợc nợ.

CC Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả

năng trả nợ.

7

C

Khách hàng xếp hạng C trong trƣờng hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tƣơng tự nhƣng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang đƣợc duy trì.

D

Khách hàng xếp hạng D trong trƣờng hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng và đánh giá đối với khách hàng có đủ báo cáo tài chính 2 năm. Đối với khách hàng chƣa đủ báo cáo tài chính 2 năm đƣợc phân loại đánh giá theo tuổi nợ và số lần cơ cấu lại nợ.

 Kiểm soát hoạt động tín dụng

Kiểm soát tín dụng là hoạt động vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng thƣơng mại, giúp hạn chế rủi ro xảy ra. Hoạt động kiểm soát tín dụng đƣợc thực hiện thông qua chính sách, quy trình tín dụng và hệ thống kiểm soát nội bộ.

 Kiểm soát trƣớc khi cho vay:

Kiểm soát trƣớc khi cho vay là bƣớc đầu tiên nhƣng rất quan trọng trong hoạt động kiểm soát tín dụng. Agribank coi kiểm soát trƣớc khi cho vay là khâu quyết định đến 70% độ an toàn và hiệu quả của công tác tín dụng. Trong hoạt động kiểm soát trƣớc khi cho vay, bộ phận tín dụng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định toàn bộ chất lƣợng của việc kiểm soát trƣớc khi cho vay.

Để tạo công cụ kiểm soát tín dụng một cách có hiệu quả, Agribank đã thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh thủ đô (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)