Những cơ hội và thách thức của Agribank – Chi nhánh Thủ đô trong điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh thủ đô (Trang 92 - 94)

CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.1. Những cơ hội và thách thức của Agribank – Chi nhánh Thủ đô trong điều

kiện hội nhập

Tiến trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, đây là cơ hội cho Agribank Thủ Đô tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tranh thủ đƣợc nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý từ các nƣớc có trình độ cao về tính chuyên nghiệp trong các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, mở rộng quá trình tiếp cận với các dịch vụ mới ƣu việt hơn và có nhiều cơ hội để khai thác và sử dụng có hiệu quả ƣu thế của các mô hình ngân hàng đa năng, hoạt động không chỉ trong phạm vi nội địa mà ngày càng có tính đa quốc gia tạo tiền đề cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam vƣơn ra thị trƣờng quốc tế, tăng trƣởng hoạt động kinh doanh và đẩy nhanh quá trình cải cách ngân hàng.

Hội nhập kinh tế quốc tế, Agribank Thủ Đô có điều kiện đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, tăng hiệu quả sử dụng vốn, phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Môi trƣờng hoạt động ngày càng thuận lợi, quyền tự chủ trong kinh doanh ngày càng đƣợc tăng cƣờng.

Chi nhánh đƣợc tiếp cận với công nghệ hiện đại, hiệu quả (quản lý rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro tỷ giá, lãi suất, rủi ro chính sách), phƣơng thức quản lý hƣớng tới khách hàng nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng để tối đa hoá lợi nhuận và giảm chi phí, quản lý nhân sự: đánh giá đúng đắn sự đóng góp và khuyến khích động viên khả năng sáng tạo của nhân viên), tiếp cận công nghệ tin học hiện đại , đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ Ngân hàng hiện đại, hành lang pháp lý thông thoáng, rõ ràng, do chính sách mở cửa và hội nhập. Nhờ đó, Chi nhánh có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ.

Trong quá trình hội nhập, song song với những thuận lợi thì Agribank Thủ Đô cũng gặp phải những khó khăn, thách thức. Thách thức lớn nhất đối với việc mở rộng và phát triển tín dụng trong nền kinh tế hội nhập đó là nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng còn thấp kém, cơ sở hạ tầng, công nghệ, luật pháp, tổ chức và trình độ quản lý còn hạn chế so với các nƣớc trong khu vực và thế giới, trong khi đó hội nhập có nghĩa là phải chấp nhận luật chơi chung, bình đẳng áp dụng đối với tất cả các nƣớc. Do đó, không có cách nào khá là Agribank Thủ Đô cần phải đối mặt với những thách thức này ngay từ bây giờ, phải đƣợc sự hỗ trợ tích cực từ Agribank và Ngân hàng Nhà nƣớc trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống kế toán hiện đại, xác định vai trò của Agribank Thủ Đô trong công tác huy động nguồn vốn và cho vay vốn để nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.

Nền kinh tế đã có những bƣớc khởi sắc trong thời gian qua, song vẫn còn chậm và còn rất nhiều khó khăn phía trƣớc. Hiệu quả sản xuất trong nƣớc thấp, giá thành cao, khả năng tích lũy, tích tụ và tập trung vốn còn hạn chế, phần lớn doanh nghiệp vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu quá thấp so với quy mô hoạt động. Trong khi đó yêu cầu hội nhập quốc tế là tất yếu nên muốn nâng cao thị phần, Agribank Thủ Đô và khách hàng của mình khó tránh khỏi phải chịu sức ép cạnh tranh lớn và gặp nhiều thua thiệt khi tham gia cạnh tranh cả trên sân nhà lẫn quốc tế. Vì vậy, Agribank Thủ Đô không thể né tránh mà chỉ có chủ động hội nhập để phát triển.

Thách thức không nhỏ đối với các Ngân hàng thƣơng mại hiện nay cũng nhƣ đối với Agribank Thủ Đô là vai trò của nhóm ngân hàng nƣớc ngoài ngày càng tăng nhờ sức mạnh về vốn, công nghệ, dịch vụ và quy mô hoạt động toàn cầu, nhất là khi họ đƣợc phép huy động bằng 50% vốn điều lệ của các khách hàng không có quan hệ tín dụng. Trong quá trình hội nhập, lợi thế tiềm tàng sẽ thuộc về nhóm ngân hàng nƣớc ngoài và sức ép cạnh tranh ngày càng lớn đối với các Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc. Vì vậy, đối mặt với quá trình hội nhập và cạnh tranh để giành và chiếm thị phần, Agribank Thủ Đô phải tìm ra một chiến lƣợc cạnh tranh sao cho đối với tất cả các Ngân hàng thƣơng mại khác thì chiến lƣợc của Agribank Thủ Đô phải là chiến lƣợc của một ngân hàng kinh doanh thách thức thị trƣờng.

Cạnh tranh gay gắt trên nhiều lĩnh vực gây những ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của Chi nhánh. Trên các lĩnh vực: lãi suất, phát triển mạng lƣới, nhân sự, công nghệ đều có sự cạnh tranh gay gắt mà rất ít những hoạt động phối hợp hoặc mang tính hiệp hội nghề nghiệp nên đã gây nên nhiều khó khăn nhƣ: đẩy mặt bằng lãi suất tiền gửi lên quá cao trong khi không thiếu vốn ngắn hạn; nguồn nhân lực giỏi không ổn định; thiếu tính liên kết trong phát hành thẻ và hệ thống ATM; mạng lƣới quá dày ở một số địa điểm trên địa bàn đã gây ra sự lãng phí và dẫn đến những hành động lôi kéo khách hàng không lành mạnh, kết quả kinh doanh bị ảnh hƣởng.

Một thách thức đáng kể nữa là khả năng chảy máu chất xám tại chỗ do thu nhập hiện nay của cán bộ đang làm công tác tín dụng, thẩm định tại Agribank Thủ Đô là khá thấp so với mặt bằng chung của các Ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Vì vậy, nhiệm vụ khó khăn đặt ra cho Agribank Thủ Đô nói riêng và Agribank nói chung không chỉ ở chiến lƣợc kinh doanh nâng cao thị phần mà còn phải xây dựng một chiến lƣợc giữ gìn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả, không chỉ tạo ra đƣợc con ngƣời đáp ứng đƣợc yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập mà còn phải giữ đƣợc họ gắn bó lâu dài với Agribank Thủ Đô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh thủ đô (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)