1.4.1. Khái niệm về hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
a. Khái niệm về hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (nhƣ lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay cuối cùng. Hay nói cách khác, hiệu quả là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng của một hoạt động nào đó. Hiệu quả là phạm trù đƣợc sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tƣơng quan giữa các biến số đầu ra thu đƣợc so với các biến số đầu vào đã đƣợc sử dụng để tạo ra kết quả đó. Cần phân biệt rõ giữa hiệu quả và kết quả, kết quả là mục tiêu đạt đƣợc.
Từ khái niệm về hiệu quả, ta có thể hiểu đƣợc hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của Ngân hàng (con ngƣời, thiết bị, máy móc, công nghệ…) để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu, hạn chế tối đa đƣợc rủi ro tín dụng xảy ra tại ngân hàng.
b. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
Quản trị rủi ro tín dụng có thể coi là ƣu tiên hàng đầu đối với các NHTM hiện nay bởi nó ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của NHTM. Do vậy, có thể đƣa ra một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM nhƣ sau:
Thứ nhất, tỷ trọng nợ xấu trong tổng dƣ nợ. Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng. Khi chất lƣợng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao tức là hiệu quả hoạt động ngân hàng thấp. Đối với các khoản nợ xấu với khối lƣợng lớn, lan rộng tới khách hàng làm khách hàng mất lòng tin vào ngân hàng, uy tín ngân hàng giảm sút.
Thứ hai đó là khả năng thanh toán của ngân hàng. Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Theo phân tích ở trên, rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng, khách hàng không có lòng tin để gửi tiền vào ngân hàng, do đó ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng bị tổn thất mà vẫn phải thanh toán đúng hạn cho các khoản vay của ngân hàng. Mặt khác, rủi ro tín dụng tạo ảnh hƣởng xấu tới tâm lý ngƣời gửi tiền khiến họ rút tiền ồ ạt, khả năng thanh toán của ngân hàng giảm đi đáng kể.
Cuối cùng đó là lợi nhuận. Rủi ro tín dụng gây thiệt hại thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng tài trợ cho khách hàng chủ yếu lấy từ nguồn huy động và phải trả lãi cho nguồn đó. Gặp rủi ro tín dụng, không những ngân hàng không có nguồn thu nhập để bủ đắp cho tiền lãi huy động mà còn thất thoát cả nguồn vốn. Lẽ tất nhiên là thu nhập của ngân hàng bị giảm sút.
Nếu không có những chính sách quản trị rủi ro đúng đắn thì sẽ có hậu quả khôn lƣờng. Khi mức độ rủi ro tín dụng nằm ngoài tầm kiểm soát, rủi ro tín dụng có thể dẫn đến việc phá sản ngân hàng. Rủi ro tín dụng làm mất uy tín ngân hàng, khả năng thanh toán giảm sút thậm chí mất khả năng thanh toán, lợi nhuận giảm. Với tất cả các yếu tố này có thể dẫn tới việc ngân hàng đứng bên bờ vực của sự phá sản nếu các nhà quản lý không đƣa ra các biện pháp kịp thời.
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
a) Nhân tố chủ quan
- Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác quản trị: Con ngƣời luôn là yếu tố quyết định dẫn đến mọi thành công. Nếu ngân hàng luôn có đƣợc những cán bộ có trình độ chuyên môn cao cùng với phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt thì họ sẽ luôn duy trì đƣợc sự hiệu quả trong các công tác quản lý và nghiệp vụ. Ngƣợc lại, với những cán bộ có trình độ chuyên môn yếu cùng với đạo đức nghề nghiệp kém, nó sẽ mang lại những sai phạm, những khoản nợ xấu, những hậu quả nghiêm trọng cho các ngân hàng.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng: Nếu có đƣợc một hệ thống tổ chức bộ máy làm việc tốt, thì ngân hàng có thể dễ dàng
kiểm soát đƣợc các hoạt động cấp tín dụng của các nhân viên của mình; phát hiện ra các sai phạm đồng thời xử lý nhanh để hạn chế tối đa đƣợc những hậu quả về sau.
- Hệ thống thông tin và xử lý thông tin trong quá trình quản trị: Hệ thống thông tin tín dụng có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Thông tin phân tích, dự báo xu thế phát triển và tiềm năng của ngành, chỉ số trung bình ngành, thông tin về thị trƣờng, xếp hạng tín dụng..v.v.. sẽ giúp các nhà quản trị đƣa ra đƣợc những quyết định đúng đắn trong việc cấp tín dụng, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng;
- Trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ: Trong lĩnh vực tài chính thì nhân hàng là ngành có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin rất cao. Hê thống thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu về độ chính xác trong công việc đánh giá khách hàng, đo lƣờng rủi ro, kiểm soát khách hàng và khoản vay, giúp ngân hàng đƣa ra các quyết định ứng xử tín dụng phù hợp.
b) Nhóm nhân tố khách quan
- Khách hàng vay vốn: Bao gồm các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Thứ nhất, năng lực tài chính là của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định, có uy tín thì khi có rủi ro xảy ra khách hàng có khả năng chống đỡ rủi ro bằng nguồn cốn chủ sở hữu, hạn chế ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, ngƣợc lại, nếu năng lực tài chính của khách hàng yếu, nguồn vốn hoạt động của khách hàng chủ yếu là là nợ vay và vốn chiếm dụng thì khi có rủi ro xảy ra, kha năng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ với ngân hàng là rất lớn.
Thứ hai đó là đạo đức của ngƣời đi vay, khách hàng có cung cấp thông tin chính xác về tình hình hoạt động và năng lực tài chính của họ hay không. Ngân hàng chỉ nên quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố liên quan đến khả năng của ngƣời vay trong cách thức sử dụng vốn vay và việc hoàn trả nợ. Tuy
nhiên, những thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận tiền vay, họ không sử dụng đúng mục đích các khoản vay, chiếm dụng vốn ngân hàng và không có thiện chí trả nợ.
Thứ ba đó là triển vọng phát triển của ngành nghề mà khách hàng hoạt động, điều này đƣợc thể hiện qua vị thế của lĩnh vực và ngành sản xuất kinh doanh của khách hàng, uy tín của khách hàng trên thị trƣờng, mức độ ổn định của các đầu vào và đầu ra..v.v..
- Môi trường chính trị,pháp lý, kinh tế:
Môi trƣờng chính trị ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời đi vay và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tình hình chính trị bất ổn thì cả ngân hàng và các khách hàng đi vay đều không thể tập trụng đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng tín dụng.
Môi trƣờng pháp lý có vị trí quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Xác lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, nhất quán trong điều chỉnh các hoạt động kinh tế là điều kiện tiên quyết để thị trƣờng hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa môi trƣờng pháp lý còn thể hiện qua các quy định về hoạt động của ngân hàng nói chung và quy định về đảm bảo an toàn tín dụng nói riêng, các quy định phù hợp sẽ đảm bảo sự phát triển an toàn của các ngân hàng.
Môi trƣờng kinh tế phản ánh qua các chu kỳ kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ. Khi nền kinh tế tăng trƣởng và ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trƣởng và ít rủi ro hơn và ngƣợc lại, nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, mất ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ gặp rủi ro cao, biểu hiện qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thu hẹp, không hiệu quả, nhiều khách hàng bị thua lỗ, phá sản, mát khả năng trả nợ ngân hàng. Chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ thông qua những quy định về thuế, chính sách xuất nhập khẩu…sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua đó tác động lên hoạt động tín dụng của các NHTM.