Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 41 - 42)

2.1.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

- Từ vấn đề nghiên cứu lớn là nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM tại Việt Nam, tác giả đã thu hẹp về nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ.

- Tác giả lựa chọn không gian nghiên cứu trên toàn bộ ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2014 – 2017 để thu thập các dữ liệu.

2.1.2. Trình bày cơ sở lý luận

- Tác giả làm rõ các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM.

- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM, các công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.

- Tác giả cũng nêu lên sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

2.1.3. Tìm kiếm thông tin bằng dữ liệu thứ cấp

Tác giả đã lựa chọn nguồn cung cấp thông tin phù hợp nhƣ : sách, báo, các nguồn tham khảo từ internet, các công trình nghiên cứu có đề tài lien quan đến năng lực cạnh tranh và báo cáo thƣờng niên cũng nhƣ các báo cáo hoạt động của ngân hàng để có nguồn cơ sở dữ liệu thiết thực.

2.1.4. Tổng hợp thông tin

Kết quả nghiên cứu từ dữ liệu thứ cấp đƣợc thống kê theo trình tự logic, khoa học thông qua các sơ đồ, bảng biểu, mô hình để thấy đƣợc sự so sánh giữa chi nhánh với các ngân hàng cũng nhƣ chi nhánh khác trên địa bàn khảo sát và trong hệ thống Ngân hàng Quân đội.

2.1.5. Phân tích kết quả

Dựa vào những số liệu thu thập đƣợc, kết hợp với nguồn thông tin thực tế, tác giả tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ để từ đó trả lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)