Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 124 - 128)

3.2.6 .Ma trận đánh giá yếu tố nội bộ của MB Tây Hồ

4.5. Một số kiến nghị

4.5.2. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

Thứ nhất, NHNNVN cần phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phƣơng pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới các chuẩn mực quốc tế.

Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hƣớng cơ bản sau:

* Nâng cao chất lƣợng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các "điểm" nhạy cảm; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lƣợng quản lý rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng; nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro; xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nƣớc ngoài.

* Trong đó, tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn. Qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng các giấy tờ có giá nhƣ thƣơng phiếu, chứng chỉ tiền gửi v à các loại tín phiếu, trái phiếu của các NHTM. Triển khai mạnh hơn nữa trên thị trƣờng tiền tệ các nghiệp vụ nhƣ: repo đảo ngƣợc, furture, option...

Thứ hai, Từng bƣớc đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ chức năng của

hệ thống ngân hàng nhà nƣớc nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô của Ngân hàng Nhà nƣớc, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

Thứ ba, Thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo các đề án đã

đƣợc Chính phủ phê duyệt và phù hợp với các cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế nhằm tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả, và có đủ sức cạnh tranh.

Về cơ cấu lại tổ chức: tách hoàn toàn các hoạt động cho vay theo chính sách ra khỏi hoạt động kinh doanh thƣơng mại của các ngân hàng thƣơng mại để các ngân hàng thực hiện tốt chức năng kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng.

Về cơ cấu lại tài chính: tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM nhằm lành mạnh hoá tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống chịu rủi ro. Đối với các NHTMNN, cần áp dụng các biện pháp thực tế nhƣ phát hành cổ phiếu ở mức cần thiết để bổ sung vốn điều lệ nhằm đạt đƣợc tỷ lệ an toàn vốn tồi thiểu 9%, xử lý hết nợ tồn đọng, lành mạnh và minh bạch tài chính. Đối với các NHTM cổ phần, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu; Đối với các NHTM cổ phần hoạt động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục đƣợc những yếu kém về tài chính thì có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động. Giảm dần bảo hộ các NHTM trong nƣớc, đặc biệt về hoạt động tín dụng và cơ chế tái cấp vốn, tăng cƣờng quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của ngân hàng trong kinh doanh, áp dụng đầy đủ hơn các quy chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Điều quan trọng là việc cải cách ngân hàng phải phối hợp đồng bộ với cải cách các ngân hàng, nhất là các ngân hàng Nhà nƣớc, trong đó trọng tâm là gắn xử lí nợ của hệ thống ngân hàng với xử lí nợ của ngân hàng Nhà nƣớc.

Thứ tư, Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn. Trong khuôn khổ cơ chế tỷ giá

hiện hành, NHNN cần làm tăng tính linh hoạt của tỷ giá bằng cách tăng mức dao động cho phép hàng ngày. Tác dụng của phƣơng án này là: tạo điều kiện để các NHTM yết tỷ giá canh tranh, đồng thời qua đó thăm dò đƣợc mức độ biến động khách quan của tỷ giá.

Đi liền với giải pháp này, để đảm bảo độ an toàn cần tăng cƣờng dự trữ ngoại tệ. Điều này mang lại tác động kép là hỗ trợ quá trình kích cầu tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, trong đó có đồng VNĐ.

Về lâu dài Chính phủ, NHNN và Uỷ ban chứng khoán quốc gia cần có định hƣớng và giải pháp cho quá trình hình thành và phát triển mạnh hơn nữa thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam đặc biệt là ở Hà Nội, tạo điều kiện cho

dịch vụ đại lý chứng khoán của các ngân hàng trên địa bàn phát triển mạnh. Qua đó sẽ hình thành một kênh huy động vốn mới nhiều tiềm năng cho các ngân hàng.

Thứ năm, điều hành CSTT cần dựa trên diễn biến của thị trƣờng. Tránh

sử dụng các công cụ, biện pháp hành chính để can thiệp, đảm bảo ổn định đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát, hạn chế tình trạng đô la hóa,…để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống đánh giá xếp hạng toàn diện về năng lực

cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, công bố kết quả trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và đây còn là cơ sở để NHNN phân loại quản lý các NHTM.

Thứ bảy, NHNN nên áp dụng cách thức quản lý mang tính thanh lọc hệ

thống trên cơ sở phân loại một cách hiệu quả và chi tiết hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam để giảm sự ỷ lại của các NHTM và ngƣời dân vào NHNN. Từ đó các NHTM sẽ phân bổ các nguồn vốn của mình đƣợc tốt hơn, hạn chế các nguồn vốn đi vào các dự án có tính đầu cơ, rủi ro cao để kiếm lời ngắn hạn.

Thứ tám, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công cụ điều hành CSTT

gián tiếp (nghiệp vụ thị trƣờng mở, tái chiếu khấu, tái cấp vốn..), đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa CSTT và chính sách tài khóa (CSTK). Kiểm soát toàn bộ các luồng tiền trong nền kinh tế, đặc biệt là các luồng tiền liên quan đến khu vực ngân sách nhà nƣớc và các định chế tài chính phi ngân hàng.

Thứ chín, tăng cƣờng vai trò của thanh tra, giám sát của NHNN đối với

hoạt động kinh doanh của các TCTD, đảm bảo cho các NH hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD.

Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD. Nâng cao vị thế độc lập tƣơng đối của NHNN và CP để nâng cao hiệu lực và hiệu

quả của CSTT, xác lập vai trò và quyền tự chủ của NHNN trong xây dựng, điều hành CSTT.

Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt động của thị trƣờng tiền tệ, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các quy định về NH với các luật và quy định khác ở cấp quốc gia và quốc tế.

Ngoài NHTM ra, NHNN cần phải nắm rõ Luật thƣơng mại của các nƣớc, từ đó có thể kịp thời hƣớng dẫn các NHTM khi tham gia vào các giao dịch quốc tế.

Dự báo chính xác tình hình kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ kinh tế thế giới để can thiệp kịp thời vào thị trƣờng, hạn chế tối thiểu mức độ thiệt hại trƣớc những biến động lớn, khủng hoảng tài chính thế giới,…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)