Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 49 - 67)

3.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Tây Hồ

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng

Căn cứ theo điều lệ của Ngân hàng TMCP Quân đội và căn cứ vào qui chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, chức năng - nhiệm vụ của chi nhánh đƣợc qui định nhƣ sau:

Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Tây Hồ là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, là đại diện theo uỷ quyền của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Chi nhánh có quyền thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính-tiền tệ-ngân hàng đối với các khách hàng trong nƣớc và ngoài nƣớc nhƣng phải theo sự phân cấp, uỷ quyền của Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Tây Hồ có thể tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sau:

 Huy động vốn trong dân và trong các tổ chức kinh tế.

Hoạt động cho vay đối với các tổ chức kinh tế, các cá nhân và hộ gia đình.

 Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh khác cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nƣớc.

 Thực hiện các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại.

 Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố bất động sản.

 Kinh doanh vàng bạc, kim khí quí, đá quí.

 Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

Thực hiện các nghiệp vụ uỷ nhiệm khác của Ngân hàng TMCP Quân đội. Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Tây Hồ có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Ngân hàng TMCP Quân đội giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh cuả hệ

Chi nhánh phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các chế độ, các qui định về quản lý vốn, tài sản, các quĩ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm tra và các qui định khác của Ngân hàng TMCP Quân đội đƣa xuống; phải công bố báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của Chi nhánh cho Ngân hàng TMCP Quân đội nắm đƣợc. Chi nhánh phải chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của Ngân hàng TMCP Quân đội .

Nhiệm vụ

Chi nhánh Tây Hồ có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Ngân hàng TMCP Quân đội giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh cuả hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội.

Chi nhánh phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các chế độ, các qui định về quản lý vốn, tài sản, các quĩ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm tra và các qui định khác của Ngân hàng TMCP Quân đội đƣa xuống; phải công bố báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của Chi nhánh cho Ngân hàng TMCP Quân đội nắm đƣợc. Chi nhánh phải chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của Ngân hàng TMCP Quân đội.

Cơ cấu tổ chức

Để có thể đứng vững, phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thƣơng trƣờng, chi nhánh đã xây dựng cho mình một bộ máy quản lí có trình độ, năng động, sáng tạo, cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động nhịp nhàng, linh hoạt trong mọi tình huống. Bộ máy tổ chức của chi nhánh đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Tây Hồ Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng tin học Phòng tổng hợp hành chính Phòng tổ chức cán bộ &đào tạo Phòng tín dụng Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng thẩm định Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng kinh doanh ngoại tệ , TTQT Phòng nghiệp vụ thẻ Phòng Marketting Phó giám đốc Các phòng giao dịch 1. PGD Xuân Diệu 2. PGD Lạc Long Quân Giám đốc

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Tây Hồ giai đoạn 2015 - 2017

Nhìn chung Tổng tài sản của MB Tây Hồ tăng trong cả giai đoạn 2015 – 2017 (tuy cho chút giảm nhẹ vào năm 2016) và kết thúc năm 2017, tổng tài sản đã đạt đƣợc 5238 tỷ đồng.

Tổng huy động có sự tăng trƣởng đáng kể, trong vòng 2 năm chi nhánh đã huy động đƣợc số vốn gấp 1,5 lần (từ 3515 tỷ đồng lên 5420 tỷ đồng) và chi nhánh luôn chú trọng mảng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cƣ

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tài chính của MB Tây Hồ giai đoạn 2015 - 2017

Đvt: tỷ đồng

STT Chỉ Tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Tổng tài sản 4391.6 5368.26 6317.05

2 VĐL 3515 4176 5420

3 Huy động 4507,1 4489 5049,4

4 Tín dụng 1668 2042 2394

5 Lợi nhuận sau thuế 43.038 53.790 77.068

Nguồn : BCTN MB Tây Hồ các năm 2015, 2016, 2017

Tổng dƣ nợ của chi nhánh có sự tăng trƣởng đều (bình quân tăng 3 tỷ đồng mỗi năm), MB Tây Hồ chú trọng phát triển mạnh cho vay từ những ngày đầu thành lập. Chất lƣợng tài sản và quản lý rủi ro ở mức độ tốt. Cụ thể hết năm 2017, nợ xấu toàn ngân hàng chiếm tỷ lệ 2% tổng dƣ nợ cho vay (

đạt mục tiêu dƣới 3% của NHNN ). Chi nhánh luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 10.66% trong năm 2017.

Tổng lợi nhuận sau thuế của MB Tây Hồ tăng trƣởng đều đặn qua các năm, đặc biệt 2017 cho thấy kết quả kinh doanh tiến bộ so với các năm trƣớc khi lợi nhuận sau thuế của chi nhánh đã đạt tới 77.068 tỷ đồng.

Cơ cấu lại dƣ nợ theo hƣớng hợp lý hơn: MB không chú trọng dƣ nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp lớn và hƣớng tới đối tƣợng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; không tập trung phát triển cho vay trung dài hạn, mà phát triển khoản tín dụng ngắn hạn. MB cũng chú

trọng phát triển các dịch vụ NH hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của NH.

Lành mạnh hóa tài chính: Chi nhánh đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, áp dụng các chuẩn mực quốc tế. MB liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo.

Công nghệ NH: Chi nhánh tiếp tục đƣợc đầu tƣ, nâng cấp phần mềm lõi các phần mềm chuyên ngành quản lý hoạt động NH: FinnOne; MIS, EISO, Topgun, quản trị rủi ro hệ thống, quản lý an ninh bảo mật thông tin từ hội sở chính.

MB tiếp tục khẳng định vị trí NH công nghệ hàng đầu thông qua các dich vụ NH điện tử trên e-Banking, m-Banking cùng nhiều tiện ích khác. Đặc biệt với ứng dụng ngân hàng số eMBee fanpage – MB trở thành ngân hàng đầu tiên cho phép giao dịch qua facebook, mở rộng kênh tiếp cận ngƣời tiêu dùng trẻ.

Bồi đắp văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp là tài sản quý báu của MB với các nguyên tắc ứng xử, quy chuẩn đạo đức là kim chỉ nam cho hoạt động. “Phát triển nguồn lực nội bộ là trọng tâm, thu hút nhân tài bên ngoài là cơ hội”. Các chính sách đối với ngƣời lao động tại MB thƣờng

xuyên đƣợc điều chỉnh theo hƣớng cạnh tranh, gắn chặt với hiệu quả công việc, với quá trình đóng góp và cam kết của ngƣời lao động đối với ngân hàng.

3.2.Phân tích một số yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Tây Hồ

3.2.1. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

3.2.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật.

a) Chính trị

Trƣớc tình hình chính trị trên thế giới có những diễn biến phức tạp, thì Việt Nam nổi lên nhƣ một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tƣ và khách du

lịch quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ở nƣớc ta trong đó có các NHTM an tâm đầu tƣ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

b) Khung pháp lý trong nước

Luật đầu tƣ và các chính sách ngày càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh minh bạch và đƣợc hƣớng dẫn cụ thể.

Tháng 10/1998 Luật NHNN và Luật Các TCTD có hiệu lực đã tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các TCTD, góp phần duy trì ổn định và phát triển kinh tế đất nƣớc.

Năm 2010 Luật NHNN và Luật Các TCTD đƣợc bổ sung và áp dụng chính thức từ ngày 1/1/2011, sửa đổi giải quyết sự thiếu hụt về các dịch vụ NH, nâng cao chất lƣợng hoạt động, năng lực quản lý và khuyến khích sự độc lập của các TCTD, nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động NH vẫn đang tiếp tục đƣợc hoàn thiện và hƣớng theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đo, NHNN cho phép các TCTD áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, trong trƣờng hợp cần thiết NHNN sẽ can thiệp trực tiếp vào cơ chế lãi suất của TCTD.

c) Chính sách

Về lĩnh vực tín dụng: có rất nhiều cơ chế chính sách liên quan: năm 2009, thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động cho vay thƣơng mại của các TCTD; quy định về tỷ lệ cho vay phi sản xuất tối đa 20% tổng dƣ nợ cho vay; quy định tỷ lệ cho vay trung dài hạn tối đa 40% tổng dƣ nợ cho vay; quy định chặt chẽ về cho vay bất động sản, chứng khoán, kinh doanh vàng, tỷ lệ cho vay trên tổng huy động,…

Về lĩnh vực huy động vốn: các chính sách trần lãi suất huy động VND là 20% và trần lãi suất huy động USD là 0% nhằm thực hiện chính sách Dolar hóa; nghiêm cấm các hoạt động huy động và cho vay vàng, hình thức huy động nhận ủy thác,…

Các chính sách về tỷ giá, về ngoại tệ, lãi suất đã đƣợc NHNN đƣa ra khá linh hoạt và phù hợp với tình hình thị trƣờng. Lãi suất cơ bản đƣợc giữ nguyên, lãi suất tái cấp vốn là 6.25%/năm; lãi suất tái chiết khấu cả NHNN đối với các TCTD ở mức 4.25%/năm.

Về hoạt động thanh toán: Trong thời gian qua, CP và NHNN đã từng bƣớc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán qua NH và thanh toán không dùng tiền mặt, quy định hóa đơn trị giá trên 20 triệu đồng doanh nghiệp thanh toán phải qua NH mới đƣợc khấu trừ VAT,…

Ngày 20/11/2014, NHNN ban hành Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN trong đó quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tăng từ 8% lên 9% và áp dụng các tỷ lệ mới về tính hệ số rủi ro trong hoạt động NH.

Ảnh hưởng tích cực đối với MB Tây Hồ

Môi trƣờng chính trị ổn định giúp chi nhánh an tâm kinh doanh và đầu tƣ phát triển quy mô không ngừng

Ảnh hưởng tiêu cực đối với MB Tây Hồ

Các quy định và chính sách ban hành đã đƣa hoạt động của các NHTM vào chung khuôn khổ rõ ràng, tránh gây ra sự náo loạn và cạnh tranh không lành mạnh, giúp MB nói chung cũng nhƣ MB Tây Hồ nói riêng hoạch định đƣợc các chính sách cụ thể cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, chi nhánh bị một vài hạn chế, ví dụ: Quy định trần lãi suất huy động khiến MB Tây Hồ không thể cạnh tranh với các NHTM có thời gian hoạt động lâu hơn, hoặc chính sách tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng 28%/năm cũng gây khó khăn vì MB Tây Hồ cũng là 1 chi nhánh đi vào hoạt động chƣa lâu nên dƣ nợ tín dụng thấp do vậy mức phát triển thêm hàng năm cũng bị thấp theo.

Luật Việt Nam dù có nhiều thay đổi nhƣng vẫn chƣa theo kịp luật pháp quốc tế. Điều này khiến cho các vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài thì doanh nghiệp nƣớc ta thƣờng lúng túng, thua thiệt do không nắm rõ thông lệ quốc tế

vì vậy MB Tây Hồ rất thận trọng và e ngại trong việc phát triển đối tƣợng khách hàng nƣớc ngoài

3.2.1.2. Môi trường kinh tế

Nƣớc ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế. Năm 2017 nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội cả nƣớc và Hà Nội tiếp tục ổn định và có những bƣớc phát triển. Nhà nƣớc điều hành chính sách vĩ mô thận trọng và linh hoạt hơn phù hợp với diễn biến của thị trƣờng trong nƣớc và Quốc tế. Nhờ vậy, năm 2017 tăng trƣởng GDP tăng 6.81% vƣợt mọi dự báo, cao nhất từ năm 2011 trở lại đây, trong đó Hà Nội vẫn là một trong những địa bàn dẫn đầu về tốc độ GDP (tăng 8.5%), thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2017 đạt 2188 USD (tăng 25% so với năm 2012)

Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tƣ phát triển. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), Năm 2017, cả nƣớc thu hút đƣợc 2591 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 21.27 tỷ USD, tăng 42.3% so với năm 2016. Với tổng số vốn FDI vào Việt Nam là gần 36 tỷ USD - Mức cao nhất từ năm 2009 trở lại đây. Điều này có lợi cho MB phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình

CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12 năm 2016. Nhƣ vậy mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân năm 2017 dƣới 4% đã đạt đƣợc trong bối cảnh điều chỉnh đƣợc gần hết giá các mặt hàng do Nhà nƣớc quản lý đặt ra trong năm 2017, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nói chung trong việc kinh doanh hoạt động của mình.

Hình 3.1: Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Diễn biến tỷ giá trên thị trƣờng trong năm 2016 và 2017 khá êm đềm, nhƣ cách nói của ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TPBank: với lãi suất và tỷ giá, năm 2016 và 2017 các ngân hàng thƣơng mại đã rảnh tay để tập trung làm việc tốt hơn, không phải lo lắng và cả luồn lách với biến động nhƣ những năm trƣớc.

Hình 3.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2016, 2017

3.2.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội

Trong những năm qua, với sự đầu tƣ xây dựng, phát triển sở hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng của CP, đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của ngƣời Việt Nam từng bƣớc đƣợc nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm có xu hƣớng giảm dần qua các quý, đến cuối năm 2017 còn 2,21%. An sinh xã hội đƣợc bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1 - 1,5%, còn khoảng 6,7 - 7,2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%

Dân số hiện tại cuả Việt Nam là 96.631.174 ngƣời, đứng thứ 14 trên thế giới ( Nguồn https://danso.org/viet-nam/ ), với cơ cấu dân số trẻ, trình độ dân trí và thu nhập bình quân đầu ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao, tâm lý tiếp cận các dịch vụ NH của ngƣời dân đƣợc cởi mở hơn. Nhu cầu về các dịch vụ NH nhƣ thanh toán tiền điện, nƣớc, dịch vụ thẻ thanh toán, giao dịch thanh toán hàng hóa, chi trả lƣơng,… ngày càng tăng đã tạo cơ hội cho MB Tây Hồ mở rộng quy mô hoạt động, phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình.

3.2.1.4. Môi trường khoa học – công nghệ

Trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam trong thời gian qua đã có bƣớc phát triển khá nhanh chóng và đạt đƣợc những thành công đáng ghi nhận: Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-1; kết nối cáp quang biển quốc tế có dung lƣợng đƣờng truyền tốc độ cao với thế giới; cơ sở hạ tầng CNTT trong nƣớc ngày càng hoàn thiện hơn tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối giữa các NHTM trong nƣớc và kết nối toàn cầu.

Việc kết nối này đã cho phép các NHTM triển khai các dịch vụ NH điện tử nhƣ e- Banking, m-Banking, phát triển dịch vụ thanh toán,... Nếu năm 2001 thẻ tín dụng và thẻ ATM chƣa đƣợc nhắc đến, thì đến nay cả nƣớc có hơn 100 NHTM phát hành thẻ với số lƣợng hơn 141.59 triệu thẻ thanh toán, có hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 49 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)