Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 42 - 47)

Do việc thu thập dữ liệu gặp nhiều khó khăn cũng nhƣ tác giả chƣa có nhiều kinh nghiệm công tác trong ngành Ngân hàng nói chung nên việc phân tích số liệu và bài nghiên cứu còn nhiều hạn chế, tác giả xin phép sử dụng kết quả khảo sát có sẵn của Chi nhánh đã thực hiện để phục vụ cho việc phân tích của mình.

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu đƣợc tác giả thu thập và phân tích chủ yếu từ báo cáo thƣờng niên của ngân hàng TMCP Quân Đội, các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Quân Đội và một số ngân hàng khác là đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Quân Đội trên địa bàn hoạt động nhƣ ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, VPBank, Techcombank,.... Các số liệu đƣợc đƣa ra dƣới hình thức so sánh thông qua các bảng biểu, sơ đồ để phân tích, đánh giá. Để phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Tây Hồ tác giả đã sử dụng nguồn dữ liệu nội bộ về các chỉ tiêu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đƣợc cung cấp bởi Phòng Hành chính – Tổng hợp Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Tây Hồ. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp phân tích thông tin, dữ liệu từ sách báo, phƣơng tiện thông tin đại chúng, internet, các bài nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

2.2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IEF)

Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) là công cụ tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các yếu tố nội bộ thuộc bên trong NH. Ma trận IFE có thể đƣợc thành lập theo 5 bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Liệt kê tất cả các yếu tố bên trong của NH ảnh hƣởng đến

năng lực cạnh tranh của NH.

- Bƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng của các yếu tố đối với sự thành

công của NH trong ngành, cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố, sao cho tổng tất cả các mức độ quan trọng này phải bằng 1,0.

- Bƣớc 3: Trên cơ sở các nguồn lực có sẵn tại NH, tiến hành phân loại

điểm số cho mỗi yếu tố đại diện từ điểm yếu thấp nhất là 1,0 (ít ảnh hƣởng nhất) đến điểm mạnh lớn nhất là 4,0 (ảnh hƣởng nhiều nhất).

- Bƣớc 4: Tiến hành nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm

phân loại tƣơng ứng lại với nhau để xác định điểm số quan trọng cho mỗi biến số. - Bƣớc 5: Cộng điểm số quan trọng, nếu tổng điểm số quan trọng thấp

hơn 2,5 thì NH đó yếu về nội bộ, bằng 2,5 thì các yếu tố nội bộ của NH ở mức độ trung bình và lớn hơn 2,5 thì cho thấy NH mạnh về nội bộ.

Việc phân tích các yếu tố bên trong NH giúp cho nhà quản trị đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố này, qua đó có kế hoạch hoàn thiện những điểm yếu và đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với năng lực của NH.

Bảng 1.1: Mô hình ma trận IFE

STT Các yếu tố bên trong

Mức độ

quan trọng Phân loại

Điểm quan trọng (1) (2) (3) = (1) x (2) 1 Yếu tố 1 2 Yếu tố 2 … n Yếu tố n Tổng cộng 1,00

2.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) là công cụ cho phép NH đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của NH.

Liệt kê các yếu tố bên ngoài có ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của NH cũng nhƣ ngành NH. Sau đó tiến hành phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng). Tổng tất cả các mức độ quan trọng này cũng phải bằng 1,0. Tiến hành phân loại điểm số cho mỗi yếu tố đại diện từ điểm yếu thấp nhất là 1,0 (ít ảnh hƣởng nhất) đến điểm mạnh lớn nhất là 4,0 (ảnh hƣởng nhiều nhất).

Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với điểm phân loại của nó để xác định số điểm quan trọng, cộng tất cả các số điểm này lại với nhau. Nếu tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy NH phản ứng tốt với môi trƣờng bên ngoài, nhỏ hơn 2,5 thì NH phản ứng yếu đối với môi trƣờng bên ngoài và bằng 2,5 cho thấy khả năng phản ứng ở mức độ trung bình.

Bảng 1.2: Mô hình ma trận EFE

STT Các yếu tố Bên ngoài

Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng (1) (2) (3) = (1) x (2) 1 Yếu tố 1 2 Yếu tố 2 … n Yếu tố n Tổng cộng 1,00

2.2.4. Ma trận phân tích đối thủ cạnh tranh

Bảng 1.3: Mô hình ma trận hình ảnh cạnh tranh Các yếu tố Mức độ quan trọng

Doanh nghiệp Đối thủ 1 Đối thủ n

Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Yếu tố 1 Yếu tố 2 … Yếu tố n Cộng 1,00

Ma trận hình ảnh cạnh tranh giúp nhà quản trị có thể xác định đƣợc vị thế của NH trong bản đồ cạnh tranh trong ngành, nó là sự mở rộng của ma

trận IFE và EFE trong trƣờng hợp các mức độ quan trọng, phân loại và tổng số điểm quan trọng có cùng ý nghĩa.

Tổng số điểm đánh giá của các đối thủ cạnh tranh đƣợc đem so sánh với mức NH mẫu. Các mức phân loại cho thấy cách thức mà theo đó khả năng của NH ứng phó với mỗi yếu tố: 4 là tốt nhất, 3 là trên mức trung bình, 2 là

trung bình và 1 là kém.

2.2.5. Ma trận kết hợp SWOT để xây dựng giải pháp

Bảng 1.4: Mô hình ma trận kết hợp SWOT Ma trận kết

hợp SWOT Những cơ hội (O) Những nguy cơ (T)

Những điểm mạnh (S)

Kết hợp S + O

Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.

Kết hợp S +T

Sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi/hạn chế ảnh hƣởng của mối đe dọa bên ngoài.

Những điểm yếu (W)

Kết hợp W + O

Khai thác cơ hội bên ngoài để cải thiện yếu kém bên trong Khắc phục điểm yếu bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.

Kết hợp W + T

Cải thiện điểm yếu bên trong để tránh hay giảm bớt ảnh hƣởng của mối đe dọa bên ngoài.

Thông qua việc phân tích các ma trận IEF, EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh, NH có thể nhận biết những điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), các cơ hội (Opportunities) cũng nhƣ những nguy cơ (Threats) mà NH phải đối mặt. Kết hợp 4 yếu tố quan trọng này để hình thành nên ma trận kết hợp SWOT.

Ma trận SWOT có tác dụng giúp nhà quản trị xây dựng và phát triển 4 nhóm giải pháp sau để nâng cao khả năng cạnh tranh của NH:

- Nhóm giải pháp điểm mạnh - cơ hội (SO): Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.

- Nhóm giải pháp điểm yếu - cơ hội (WO): Cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài và khai thác cơ hội bên ngoài để cải thiện yếu kém bên trong.

- Nhóm giải pháp điểm mạnh - nguy cơ (ST): Sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hƣởng của mối đe dọa bên ngoài.

- Nhóm giải pháp điểm yếu - nguy cơ (WT): Cải thiện điểm yếu bên trong để tránh hay giảm bớt ảnh hƣởng của mối đe dọa bên ngoài.

Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận SWOT, nó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt, kết hợp hợp lý và tối ƣu các yếu tố bên trong và bên ngoài. Nếu không việc xây dựng các giải pháp sẽ không đem lại kết quả mong muốn.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH TÂY HỒ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)