Khung khổ phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 36 - 38)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

2.1. Khung khổ phân tích

Luận văn sẽ phân tích và luận giải quá trình phát triển du lịch của Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam theo các nội dung chính sau:

2.1.1. Đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch

Đa da ̣ng hóa về sản phẩm và thi ̣ trƣờng du li ̣ch là mục tiêu và cũng là động lƣ̣c hàng đầu để phát triển du li ̣ch. Có thể kể đến các loại hình nhƣ Du lịch lịch sử-lễ hội-tâm linh-văn hoá-thể thao; Du lịch kỳ quan, thắng cảnh thiên nhiên, nhất là hang động, rừng; Du lịch biển và tắm khoáng, điều dƣỡng, chữa bệnh và ẩm thực; Du lịch làng quê, vƣờn, leo núi và sông nƣớc; Du lịch hội thảo khoa học, hội nghị và kết hợp học tập; Du lịch hội chợ-làng nghề-kinh doanh; Du lịch khám phá và mạo hiểm; Du lịch quốc tế…

Du lịch biển, du lịch lễ hội, văn hoá-sinh thái và điều dƣỡng sẽ ngày càng có triển vọng, nhất là hƣớng đến thị trƣờng những ngƣời có thu nhập cao, về hƣu…. Phát triển loại hình du lịch đồng quê, bình dân, trong đó du khách có thể cùng ăn ngủ và giao lƣu chan hoà trong gia đình và cộng đồng ngƣời dân bản địa để cảm nhận và hiểu biết sâu hơn đời sống văn hoá –xã hội địa phƣơng…

Bên cạnh các sản phẩm-tour du lịch đó, cần phát triển các sản phẩm, hiện vật lƣu niệm cụ thể ngày càng đa dạng, đặc sắc, tạo nhu cầu chi tiêu cho khách du lịch, nhất là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, những đặc sản làng quê và những kỷ vật có tính độc đáo và giá trị nhân văn, lịch sử…

2.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Chất lƣợng dịch vụ đƣợc định nghĩa là nhận thức của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của một hãng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích của hãng đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng đối với tất cả các hãng khác trong cùng ngành cung cấp dịch vụ. Chất lƣợng dịch vụ đƣợc đo lƣờng bởi sự mong đợi và nhận định của khách hàng với 5 nhóm yếu tố:

- Sự tin cậy (Reliability): khả năng cung ứng dịch vụ đúng nhƣ đã hứa với khách hàng.

- Sự đáp ứng (Responsiveness): sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên trong việc cung ứng dịch vụ nhanh chóng

- Năng lực phục vụ (Assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và thái độ lịch sự, niềm nở với khách hàng

- Sự đồng cảm (Empathy): sự phục vụ chu đáo, sự quan tâm đặc biệt đối với khách hàng và khả năng am hiểu những nhu cầu riêng biệt của khách hàng

- Yếu tố hữu hình (Tangibles): các phƣơng tiện vật chất, trang thiết bị, tài liệu quảng cáo… và bề ngoài của nhân viên của tổ chức du lịch.

Chất lƣợng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thƣơng hiệu cho từng đơn vị kinh doanh du lịch của mỗi quốc gia. Sự khẳng định thƣơng hiệu của từng doanh nghiệp du lịch thể hiện ở việc tôn trọng khách hàng, luôn luôn cho ra đời nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ làm công tác dịch vụ du lịch, tiết kiệm chi tiêu và những khâu trung gian không cần thiết khác. Để nâng cao chất lƣợng du lịch, cần đƣợc tiến hành đồng bộ ở nhiều khâu: từ việc nâng cao cơ sở hạ tầng, đến nâng cao đội ngũ những ngƣời làm du lịch, có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch phát triển.

2.1.3. Phát triển du lịch bền vững

Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trƣờng thiên nhiên và cộng đồng địa phƣơng, và có thể đƣợc thực hiện lâu dài nhƣng không ảnh hƣởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào.

Mạng Lƣới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải:

- Về môi trƣờng: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trƣờng đóng vai trò chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.

- Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phƣơng, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã đƣợc xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.

- Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những ngƣời hƣởng lợi và đƣợc phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phƣơng, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.

Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trƣờng mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phƣơng và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tƣợng tham gia.

Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tƣơng lai". Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì đƣợc bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.

Tóm lại, mục tiêu của Du lịch bền vững là:

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trƣờng. - Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.

- Cải thiện chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng bản địa. - Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.

- Duy trì chất lƣợng môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)