Phát triển ngành du lịch của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.3. Phát triển ngành du lịch của Trung Quốc

3.3.1. Tiềm năng và điều kiện phát triển ngành du lịch của Trung Quốc

Du lịch là một lĩnh vực phát triển tƣơng đối muộn ở Trung Quốc, chỉ thực sự đƣợc chú ý từ sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa từ năm 1978. Tuy nhiên, với ƣu thế lớn về nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, cùng với nhu cầu tìm hiểu về một đất nƣớc Trung Quốc đầy bí ẩn đối với thế giới đã trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy du lịch Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong suốt gần 30 năm từ khi bắt đầu tiến hành cải cách.

Trong nhƣng năm tháng cải cách mở cửa, du lịch đã trở thành ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất, mạnh mẽ nhất trong nền kinh tế Trung Quốc. Hiện nay, du lịch Trung Quốc không những có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp 5,4% GDP cả nƣớc mà còn là một phần quan trọng của du lịch thế giới.

Trung Quốc với ngành du lịch quốc tế đến từ xuất phát thấp đã nhanh chóng trở thành quốc gia có lƣợng khách quốc tế và thu nhập từ du lịch quốc tế đến đứng thứ năm trên thế giới. Trung Quốc là một quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch vô cùng to lớn, điều kiện du lịch Trung Quốc phù hợp với xu hƣớng du lịch thế giới, giá cả du lịch ở Trung Quốc tƣơng đối thấp so với giá ở các nƣớc Châu Âu và Bắc Mỹ, phù hợp với lƣợng khách đông đảo thuộc tầng lớp trung lƣu. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc những năm gần đây cao vào loại bậc nhất trên thế giới. Trung Quốc còn là một quốc gia rộng lớn không chỉ có phong cảnh thiên nhiên mỹ lệ, kỳ vĩ, có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời mà còn có nền văn minh rực rỡ kéo dài suốt mấy nghìn năm lịch sử. Đây chính là những yếu tố vô cùng hấp dẫn thu hút khách du lịch quốc tế đến Trung Quốc.

3.3.2. Chính sách của chính phủ đối với phát triển du lịch

Định hƣớng phát triển.

Tháng 6 năm 1992, Trung ƣơng Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định việc nhanh chóng phát triển sản nghiệp thứ ba, Quốc vụ viện Trung Quốc xác định ngành du lịch là ngành trọng điểm của sản nghiệp thứ ba. Chính quyền các cấp và các cơ quan ban ngành có liên quan đã lần lƣợt đƣa du lịch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, và đại đa số các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ƣơng đã

đề nghị lấy ngành du lịch làm ngành trụ cột, trọng điểm hoặc ngành dẫn đƣờng để phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sớm nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề cần phải phát triển du lịch bền vững. Tháng 3 năm 1994 Uỷ ban thƣờng vụ Quốc vụ viện đã thông qua ― Nghị trình Trung Quốc thế kỷ 21‖, trong đó chỉ rõ: một là, khi đƣa vào khai thác một tuyến du lịch mới cần tăng cƣờng các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, có biện pháp khống chế các nguồn gây ô nhiễm và giải quyết vấn đề xử lý nƣớc thải cũng nhƣ việc thu thập và vận chuyển rác; hai là, cần cân đối các nguồn lợi (lợi ích kinh tế trƣớc mắt và lợi ích phát triển du lịch lâu dài) trong khi thực hiện quy hoạch du lịch, đƣa việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng du lịch (cả tự nhiên và nhân văn) vào trong hoạt động du lịch. Từ đó định hƣớng phát triển du lịch bền vững ngày càng đƣợc chú trọng.

Năm 1998 trong Hội nghị công tác kinh tế toàn quốc, ngành du lịch lại một lần nữa đƣợc xác định là ngành tăng trƣởng kinh tế trọng điểm của nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch tiến thêm một bƣớc theo hƣớng ― du lịch lớn, thị trƣờng lớn, ngành nghề lớn‖.

Thời kỳ này, toàn ngành du lịch tiến hành tinh giản và chuyển biến chức năng trên quy mô lớn, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện pháp chế du lịch, đi sâu cải cách hệ thống quản lý du lịch, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch, tích cực khai thác tài nguyên du lịch theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú ý nhiều hơn vào miền trung và miền tây, đặc biệt chú ý công tác tuyên truyền quảng bá và thu hút khách du lịch quốc tế. Luôn luôn đặt ra mục tiêu nhanh chóng phát triển ngành du lịch.

Bƣớc sang thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2000 – 2005), Trung Quốc đặc biệt chú đến việc phát triển du lịch để xúc tiến việc làm. Trong tƣơng lai gần, cụ thể là giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ 11, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thống nhất quan điểm là phải lợi dụng đầy đủ ƣu thế về nguồn tài nguyên du lịch, thúc đẩy phát triển cả ba thị trƣờng lớn là: thị trƣờng du lịch quốc tế đến, thị trƣờng du lịch trong nƣớc và thị trƣờng du lịch ra nƣớc ngoài, nhằm từng bƣớc phát triển mạnh về việc làm trong lĩnh vực du lịch và các ngành nghề có liên quan, góp phần giải quyết tình trạng dƣ thừa lao động ở Trung Quốc hiện nay. Đồng thời, trong những năm gần

đây, trên cơ sở tinh thần chỉ đạo về việc tăng cƣờng xây dựng, phát triển hài hoà ―3 loại văn minh‖ (văn minh vật chất, văn minh tinh thần và văn minh chính trị) của Đảng và chính phủ Trung Quốc, ngành du lịch Trung Quốc tích cực xây dựng quy hoạch phát triển chƣơng trình ―du lịch đỏ‖. Mục đích của chƣơng trình này là nhằm thông qua hoạt động du lịch phát huy tinh thần dân tộc, tăng cƣờng giáo dục chính trị cho thanh thiếu niên, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những khu căn cứ cách mạng, để du lịch thực sự trở thành trận địa vững chắc cho công cuộc xây dựng đất nƣớc. Định hƣớng này có tác dụng nhất định trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc Trung Hoa trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khiến cho du lịch Trung Quốc luôn giữ đƣợc giá trị riêng của mình, xứng đáng là điểm đến đƣợc du khách quốc tế lựa chọn.

Cải cách hệ thống quản lý.

Tiếp tục thực hiện nguyên tắc ― thống nhất lãnh đạo, phân cấp quản lý‖ của giai đoạn trƣớc, đồng thời nhằm xây dựng cơ chế quản lý ngành du lịch thích ứng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy ngành du lịch phát triển một cách lành mạnh, liên tục với tốc độ cao, giai đoạn này toàn ngành du lịch Trung Quốc tiến hành tinh giản và chuyển biến chức năng hệ thống quản lý du lịch.

Năm 1994 Cục du lịch quốc gia Trung Quốc đƣa ra phƣơng án cải cách, xác định rõ bốn phƣơng diện cần chuyển biến chức năng là: Tăng thêm quyền kinh doanh tự chủ của xí nghiệp, bãi bỏ chế độ nhà nƣớc định giá, phí du lịch; giao việc bình xét cấp sao cho khách sạn ba sao trở xuống, việc xét duyệt thiết lập và quản lý công ty du lịch nội địa cho lãnh đạo cấp tỉnh, thành, khu đảm nhiệm; Đi sâu giao quyền cho cấp dƣới, độc lập tự chủ trong hợp đồng kinh doanh du lịch; tăng cƣờng quản lý điều tiết vĩ mô đối với toàn ngành trên phạm vi cả nƣớc. Cục du lịch quốc gia chủ yếu nghiên cứu xây dựng chính sách và chiến lƣợc phát triển du lịch chung cho cả nƣớc.

Năm 1996 Quốc vụ viện ra điều lệ quản lý các công ty du lịch liên quan đến bên ngoài, cụ thể tách riêng công ty du lịch quốc tế và công ty du lịch nội địa. Cục du lịch quốc gia ngoài quản lý giám sát các công ty du lịch cấp trung ƣơng, chịu trách nhiệm xét duyệt, thành lập các công ty du lịch quốc tế, đồng thời các công ty

du lịch nƣớc ngoài muốn đặt trụ sở thƣờng trú tại Trung Quốc cũng phải đƣợc sự đồng ý của Cục du lịch quốc gia.

Bắt đầu từ năm 1995 Cục du lịch quốc gia bắt đầu thực hiện chế độ thu tiền đảm bảo chất lƣợng của các hãng du lịch. Cục du lịch quốc gia quy định thống nhất chế độ và tiêu chuẩn thu tiền đảm bảo chất lƣợng, đồng thời trực tiếp quản lý tiền bảo đảm chất lƣợng của các công ty kinh doanh du lịch quốc tế trên phạm vi toàn quốc. Việc thực hiện chế độ này đã gây ảnh hƣởng tích cực, rộng rãi, nâng cao chất lƣợng các đơn vị kinh doanh cũng nhƣ tạo niềm tin cho du khách trong và ngoài nƣớc.

Trung Quốc tăng cƣờng quản lý đối với việc tuyên truyền du lịch Trung Quốc ra bên ngoài, việc tham ra các hoạt động nhằm mở rộng phát triển thị trƣờng du lịch ở nƣớc ngoài và việc tiến hành các hoạt động thúc đẩy, phát triển du lịch quốc tế mang tính toàn quốc, quy định các việc này đều phải do Cục du lịch quốc gia tổ chức. Các cơ quan thuộc cấp tỉnh, thành, khu muốn tiến hành những hoạt động phát triển du lịch quốc tế mang tính khu vực (liên tỉnh) hoặc những hoạt động lễ hội định kỳ mà mục đích chủ yếu là thu hút khách du lịch phải đƣợc sự xem xét, đồng ý của Cục du lịch quốc gia.

Các biện pháp trên đây đã tạo ra một cơ chế quản lý thống nhất đối với du lịch quốc tế mà đặc biệt là du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc, quản lý chặt chẽ hơn đối với việc kinh doanh du lịch liên quan đến khách nƣớc ngoài, đảm bảo sự nhất quán đồng bộ từ khâu thu hút khách đến việc giữ uy tín với khách quốc tế nhằm phát triển du lịch quốc tế đến ổn định, lâu dài. Tuy nhiên không chỉ thống nhất quản lý, tăng cƣờng quản lý vĩ mô, giao quyền cho cấp dƣới…để tạo đà cho ngành du lịch phát triển năng động và sáng tạo, Trung Quốc còn ngày càng đa dạng hoá trong các biện pháp quản lý, không ngừng mở rộng các lĩnh vực quản lý, giảm nhẹ các thủ tục xét duyệt hành chính đối với các hoạt động trong ngành.

Năm 2001 cùng với việc giảm nhẹ thủ tục hành chính của các ban ngành trên toàn quốc, đƣợc sự đồng ý của Quốc vụ viện, ngành du lịch đã giảm bớt các hạng mục phải xét duyệt hành chính cụ thể: giữ lại 14 hạng mục, bỏ 7 hạng mục, thay đổi phƣơng thức quản lý 7 hạng mục.

Theo đó chuyển biến chức năng theo hƣớng chuyên môn hoá ví dụ nhƣ thành lập các uỷ ban chuyên bình xét, cấp sao cho khách sạn hay kiểm tra chất lƣợng các khu thắng cảnh…giảm nhẹ thủ tục hành chính xét duyệt rƣờm rà, bỏ đi một số khâu không thật cần thiết trong hệ thống xét duyệt, cấp phép du lịch nhƣ việc xét duyệt, phê chuẩn các hoạt động nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm thuộc dịch vụ thƣơng nghiệp, hay phê duyệt thành lập các chi nhánh nhỏ trực thuộc công ty du lịch…

Nhờ đó hệ thống quản lý du lịch Trung Quốc không những vẫn giữ đƣợc tính nhất quán mà còn mở ra thông thoáng hơn, thuận lợi hơn cho kinh doanh du lịch phát triển.

3.3.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch của Trung Quốc

3.3.3.1. Phát triển du lịch theo chiều rộng

Quy mô hoạt động :

Trung Quốc hiện nay đã trở thành một cƣờng quốc du lịch trên thế giới, trong đó riêng du lịch quốc tế đến đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 3 trên thế giới, góp phần làm cân bằng thu chi ngoại tệ, tăng khả năng tích luỹ ngoại tệ của Trung Quốc, đồng thời tạo nhiều việc làm mới, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao đời sống văn minh tinh thần, vật chất và văn minh chính trị trên toàn nƣớc Trung Quốc.

Du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt là khi Trung Quốc chuyển đổi sang mô hình kinh tế lấy động lực tăng trƣởng từ lĩnh vực dịch vụ và chi tiêu tiêu dùng, thay vì thƣơng mại và đầu tƣ. Tới năm 2020, Trung Quốc sẽ dành 2.000 tỷ Nhân dân tệ cho lĩnh vực du lịch, chiếm trên 12% cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Bảng 3.6: Bảng xếp hạng 10 quốc gia dẫn đầu về số lƣợng du khách năm 2016

STT Quốc gia Lƣợt khách (triệu)

1 Pháp 84.5

2 Mỹ 77.5

3 Tây Ban Nha 68.2

4 Trung Quốc 56,9 5 Italy 50.7 6 Thổ Nhĩ Kỳ 39.4 7 Đức 35.0 8 Anh 34.4 9 Mexico 32.1

10 Liên bang Nga 31.3

(Nguồn : Business Insider)

Tổng Cục Du li ̣ch quốc gia Trung Quốc cho bi ết trong nƣ̉a đầu năm 2016, số du khách và doanh thu t ừ du li ̣ch của Trung Quốc tăng vƣ̃ng và là đô ̣ng lƣ̣c mới thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng . Theo số liệu thống kê chính thức, tổng doanh thu du lịch của Trung Quốc năm 2016 đạt khoảng 4.690 tỷ Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 689,7 tỷ USD), tăng 13,6% so với năm 2015. Lƣợng du khách nội địa trong năm ngoái là 4,44 tỷ lƣợt, tăng 11%. Nền kinh tế Trung Quốc hiê ̣n đƣ́ng trƣớc sƣ́c ép đi xuống khá lớn, nhƣng ngành du li ̣ch vẫn ở trong thời kỳ vàng phát triển . Số liê ̣u cho thấy trong nƣ̉a đầu năm nay , quy mô thi ̣ trƣờng du l ịch phƣợng hoàng cổ trấn đƣợc mở rô ̣ng vƣ̃ng chắc.

Trong đó số khách du l ịch trải nghiệm khám phá trong nƣớc đa ̣t 2 tỷ 236 triê ̣u lƣợt ngƣời , tăng 10,47% so với cùng kỳ năm ngoái ; số du khách du li ̣ch xuất cảnh và nhập cảnh đạt 127 triê ̣u lƣợt ngƣời, tăng 4,1%; doanh thu du li ̣ch trong nƣ̉a đầu năm nay đa ̣t 2.250 tỷ NDT, tăng 12,4%. Đáng chú ý là trong tình hình kinh tế đang đƣ́ng trƣớc sƣ́c ép đi xuống khá lớn , đầu tƣ và tiêu dùng trong ngành du li ̣ch vẫn duy trì tăng trƣởng khá nhanh . Số liê ̣u cho bi ết năm 2015, Trung Quốc hoàn thành đầu tƣ 1.007 tỷ 200 triê ̣u nhân dân tê ̣ vào ngành du li ̣ch, tăng 42% so với cùng kỳ.

Nhìn chung trong thời kỳ này du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc có mức tăng trƣởng khá cao, trung bình khoảng hơn 10%, số lƣợng khách quốc tế tăng nhanh khiến cho thu nhập ngoại tệ từ du lịch của Trung Quốc cũng theo đó không ngừng tăng lên. Cuối thập niên 80 thế kỷ XX, do ảnh hƣởng của sự kiện chính trị ―Thiên An Môn‖ làm cho tổng lƣợng khách du lịch quốc tế giảm mạnh, thu nhập ngoại tệ cũng giảm xuống17% làm cho ngành du lịch và đặc biệt là du lịch quốc tế đến bị tổn thất nghiêm trọng. Bƣớc sang thập niên 90, với chính sách thông thoáng hơn và việc xây dựng nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, ngành du lịch chuyển hẳn sang quản lý kinh tế, từng bƣớc thích ứng với cơ chế thị trƣờng đã tạo điều kiện cho ngành du lịch Trung Quốc mà đặc biệt là du lịch quốc tế đến nhanh chóng khôi phục và phát triển ổn định. Lƣợng khách là ngƣời nƣớc ngoài tăng lớn với tốc độ cao, điển hình nhƣ năm 1991 tăng 55,1%, năm 1992 tăng 47,83%. Đồng bào Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan về Đại lục cũng ngày càng nhiều.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 của Trung Quốc ( 1996 - 2000 ) đã xác định mục tiêu đến năm 2000 Trung Quốc sẽ đón 70 triệu khách quốc tế, nhƣng trên thực tế năm 2000 Trung Quốc đón 83,4 triệu lƣợt khách quốc tế. Từ năm 1990 đến nay, lƣợng khách quốc tế đến Trung Quốc đã tăng lên gấp 4 lần (từ 27 triệu năm 1990 tăng lên 109 triệu năm 2004), đồng thời đƣa mức thu nhập ngoại tệ từ du lịch từ hơn 2 tỉ USD năm 90 xếp hàng thứ 25 trên thế giới lên 25,9 tỉ năm 2004 và xếp hàng thứ 5 trên thế giới. Những thành tựu trên đã thực sự khiến Trung Quốc trở thành một cƣờng quốc về du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút khách quốc tế và kích thích hoạt động chi tiêu của khách.

Ngoài ra một điều dễ nhận thấy trong những năm gần đây là Trung Quốc ngày càng tập trung vào thị trƣờng nguồn khách có mức chi phí du lịch cao nhƣ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và các nƣớc Châu Âu. Trong khi lƣợng khách từ Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)