Đánh giá hoạt động phát triển ngành du lịch của Indonesia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 79 - 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.2. Phát triển ngành du lịch của Indonesia

3.2.4. Đánh giá hoạt động phát triển ngành du lịch của Indonesia

Thành tựu

Với sự cố gắng của mình, Indonesia đã tăng từ thứ hạng từ 70 vào năm 2013 lên thứ 50 vào năm 2015 trong bảng xếp hạng các quốc gia thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Đây là một sự cải thiện thứ hạng ấn tƣợng, đạt đƣợc điều này là do lƣợng khách du lịch nƣớc ngoài đến với Indonesia ngày càng nhiều, ngành du lịch đƣợc ƣu tiên phát triển và đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng. Báo cáo cho rằng các lợi thế cạnh tranh của Indonesia là cạnh tranh về giá, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (đa dạng sinh học), và đầu tƣ xây dựng một số trang web di sản.

Những thay đổi chính sách đã đƣợc thực hiện để thu hút du khách quốc tế nhiều hơn. Indonesia thúc đẩy ngành du lịch với chiến dịch "Wonderful Indonesia". Điều quan trọng là chính phủ đầu tƣ vào chiến dịch quảng cáo để quảng bá một hình ảnh tích cực của nền du lịch Indonesia đến khắp nơi trên thế giới.

Năm 2012, với sự hợp tác của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia đã ban hành ―Kế hoạch chiến lƣợc Phát triển du lịch bền vững và Việc làm xanh cho Indonesia‖ với tầm nhìn ―Nâng cao sự thịnh vƣợng và chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân Indonesia thông qua phát triển du lịch và kinh tế sáng tạo‖. Hiển nhiên, bền vững là yếu tố quan trọng nhất trong việc hiện thực hóa tầm nhìn này, bởi chất lƣợng cuộc sống không thể bảo đảm nếu thiếu sự bền vững. Kế hoạch này hình thành khung chiến lƣợc cho hoạch định du lịch bền vững, đồng thời đƣa ra những giải pháp chiến lƣợc cùng phƣơng cách thực hiện nhằm đạt đƣợc sự bền vững và việc làm xanh trong du lịch. Tiếp cận theo hƣớng này, Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia hy vọng rằng ý tƣởng về tính bền vững và việc làm xanh sẽ đƣợc lồng ghép trong mọi chính sách liên quan đến phát triển du lịch ở Indonesia.

Hạn chế

Indonesia chƣa chú trọng về vấn đề môi trƣờng, dẫn đến phá rừng và đe dọa các động vật quý hiếm, trong khi chỉ có một phần rất nhỏ đƣợc quan tâm xử lý.

Việc thiếu cơ sở hạ tầng đầy đủ ở Indonesia là một vấn đề dai dẳng, không chỉ vì thiếu chi phí đầu tƣ cho vấn đề môi trƣờng. Tình trạng quá nhiều xe cá nhân đẩy Thủ đô Jakarta (Indonesia) vào tình trạng tắc đƣờng tồi tệ nhất thế giới; Dù giới chức thực thi rất nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề. Tình trạng tắc nghẽn khiến tốc độ trung bình tại Thủ đô 10 triệu dân Jakarta là 8km/h, gây thiệt hại về kinh tế lên tới 5,5 tỷ USD/năm, theo số liệu mới nhất năm 2016. Cùng một quãng đƣờng nếu đi mất khoảng nửa tiếng vào ban đêm nhƣng có thể lên tới 4-8 tiếng vào ban ngày. Theo số liệu mới nhất về Chỉ số dừng nghỉ của Castrol - Magnatec, Jakarta đứng cuối bảng trong khảo sát 78 thành phố lớn về tắc đƣờng.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng, giáo dục cũng tạo thành một trở ngại. Mặc dù trên đảo Bali cũng nhƣ trong các khách sạn hạng sang của Jakarta ngƣời bản xứ hầu hết làm việc trong ngành du lịch là khá thông thạo tiếng Anh (và đôi khi ngay cả các ngôn ngữ khác không Indonesia), tuy nhiên ở những nơi khác thì ngƣời dân rất khó giao tiếp với du khách nƣớc ngoài và đây cũng là rào cản mà Indonesia cần có kế hoạch để khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)