Khái quát về phát triển ngành du lịch của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

4.1. Khái quát về phát triển ngành du lịch của Việt Nam

4.1.1. Tiềm năng và điều kiện phát triển ngành du lịch của Việt Nam

Tài nguyên du lịch thiên nhiên.

Do đó khí hậu thiên về chí tuyến hơn là xích đạo. Vị trí địa lý đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao, cùng với chế độ gió mùa làm cho khí hậucó tính chất nhiệt đới ẩm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hệ động vật và thảm thực vật Việt Nam phát triển mạnh mẽ về số lƣợng, phong phú về chủng loại, tạo cho thiên nhiên Việt Nam những đặc điểm hấp dẫn nhất định, thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái.

Về địa hình, 3/4 diện tích lãnh thổ Việt Nam là núi gồm 4 vùng núi chính là: Vùng núi Đông Bắc (Việt Bắc); Vùng núi Tây Bắc; Vùng núi Trƣờng Sơn Bắc và vùng núi Trƣờng Sơn Nam. Núi và cao nguyên đã khiến cho địa hình trở nên phức tạp, nhƣng cũng do đó mà tạo ra nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn nhƣ hệ thống các hang động, thác nƣớc, hồ trên núi, núi lấn ra biển…tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch phong cảnh.

Đƣờng bờ biển dài 3260 km kéo dài suốt dọc phía đông lãnh thổ không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cho giao thông đƣờng thuỷ với các cảng lớn nhƣ cảng Đà Nẵng, Hải Phòng, Vũng Tàu…mà cùng với nền khí hậu nhiệt độ cao, nhiều nắng cùng với độ dốc lý tƣởng của một số bãi biển nhƣ Sầm Sơn, Trà Cổ, Hà Tiên... đã làm cho du lịch biển đã trở thành một trong các thế mạnh của du lịch Việt Nam.

Ngoài những đặc điểm cơ bản tạo nên những tài nguyên du lịch có giá trị nhƣ trên còn phải kể đến diện tích đất rừng khá lớn, hiện vẫn còn một số rừng nguyên sinh chƣa bị khai thác; nguồn suối khoáng phong phú và hệ thống sông, suối, hồ dày đặc tạo nên những đặc điểm riêng cho phong cảnh Việt Nam mà nếu biết khai thác đúng có thể biến thành những tài nguyên du lịch có giá trị lớn.

Tài nguyên văn hoá nhân văn.

Nƣớc Việt Nam với gần 80 triệu dân, bao gồm 54 dân tộc khác nhau sinh sống đã tạo nên một nền văn hoá đa dạng với nền nghệ thuật dân gian đặc sắc của

các dân tộc khác nhau. Điều này đƣợc thể hiện qua gần 500 lễ hội cổ truyền hàng năm trên phạm vi cả nƣớc diễn ra trong suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Một số lễ hội nổi tiếng nhƣ : lễ hội Đền Hùng, Festival Huế, lễ hội du lịch Sapa…thƣờng thu hút một lƣợng lớn khách du lịch quốc tế.

Đi kèm với các lễ hội truyền thống là phong phú các hoạt động vui chơi giải trí mang tính dân tộc sâu sắc nhƣ hát quan họ, đánh đu, chọi gà, cờ ngƣời, đấu vật…không những thể hiện nét đẹp văn hoá dân tộc mà còn là một trong những hoạt động gây chú ý, có sức hấp dẫn với du khách quốc tế.

Các ngành nghề truyền thống có lịch sử lâu đời và cũng đã đƣợc biết đến trên thế giới nhƣ đồ gốm Bát Tràng, Phù Lãng, Bình Dƣơng; hàng mây tre đan của nhân dân phía Bắc, nghề khảm trai, nghề trạm khắc trên đá, hàng sơn mài…cũng là một trong những tài nguyên có thể khai thác nhằm phát triển thƣơng mại du lịch, đáp ứng nhu cầu mua sắm cho du khách đắc biệt là du khách quốc tế.

Ẩm thực Việt Nam yêu cầu phải có đủ ― mùi, vị, chất, sắc‖, chú trọng sự hoà hợp âm dƣơng, luôn luôn có sự kết hợp của màu sắc, mùi vị, sự kết hợp hài hoà giữa các thực phẩm có tính hàn và các thực phẩm có tính nhiệt với các nguồn thực phẩm phong phú từ vùng nhiệt đới mang đến cho du khách quốc tế nhiều điều mới mẻ, thú vị.

Có thể nói với điều kiện thuận lợi là đầu mối giao thông quốc tế, điều kiện chính trị - xã hội ổn định , sự thân thiện, mến khách vốn có của ngƣời dân bản xứ, tài nguyên du lịch khá phong phú cả về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, trên cơ sở chính sách khuyến khích phát triển du lịch, luôn luôn sẵn sàng mở rộng cửa đón du khách nƣớc ngoài đến du lịch Việt Nam, du lịch quốc tế đến ở Việt Nam có rất nhiều điểm thuận lợi để nhanh chóng phát triển.

4.1.2. Chính sách của chính phủ đối với phát triển du lịch

Ngành du lịch đƣợc Đảng và Chính phủ xác định là ―Một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc‖ với mục tiêu ―phát triển mạnh du lịch, từng bƣớc đƣa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực‖.

Với nhận thức ngày càng rõ ràng về vai trò của ngành du lịch, Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch có thể phát

huy và nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành một cách hiệu quả nhất. Đến nay, về cơ bản, bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch đã đƣợc cải tiến đáng kể với cơ quan quản lý đầu ngành là Tổng cục Du lịch và mạng lƣới các sở trực thuộc hoạt động trên phạm vi cả nƣớc. Các cơ chế chính sách phát triển du lịch cũng đƣợc bổ sung, tạo môi trƣờng phát lý thuận lợi cho du lịch phát triển.

Nhà nƣớc bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch; bố trí ngân sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trƣờng du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cƣ tham gia hoạt động du lịch, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế về du lịch.

Nhà nƣớc khuyến khích, tạo điều kiện thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hƣởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Việc áp dụng miễn thị thực song phƣơng cho công dân một số nƣớc, miễn thị thực đơn phƣơng cho công dân Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và 4 nƣớc Bắc Âu và đang triển khai miễn thị thực cho một số nƣớc khác nhƣ các quốc gia ASEAN là giải pháp chủ động, tích cực và khá mạnh bạo trong bối cảnh an ninh hiện nay để thu hút du khách vào nƣớc ta tăng nhanh.

Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lƣợt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nƣớc; có tổng số

580.000 buồng lƣu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

4.1.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch của Việt Nam

4.1.3.1. Phát triển ngành du lịch theo chiều rộng

Quy mô hoạt động :

Theo báo cáo về Tƣơng lai du lịch nƣớc ngoài tại khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng từ năm 2016-2021 của MasterCard, Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trƣởng hàng năm kép về số lƣợng ngƣời đi du lịch nƣớc ngoài ở mức 9,5%, đứng thứ 2 khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng, chỉ sau Myanmar (10,6%). Từ 1990 đến nay lƣợng khách du lịch luôn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng cao 2 con số (trung bình năm trên 20%). Lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoại 1991-2008 tăng trên 14 lần, từ 0,3 triệu lƣợt đến 4,25 triệu.

Biểu đồ 4.1: Lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008

(Đơn vị: triệu lượt )

(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy, mức tăng trƣởng về lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu theo chiều hƣớng đi lên. Ngoài sự sụt giảm nhẹ vào năm 1998 do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế Châu Á và mức giảm sản lƣợng khách quốc tế vào năm 2003 một phần do ảnh hƣởng của đại dịch SARS, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam đều có mức tăng khả quan qua các năm. Đáng chú ý, năm 2007, lƣợng khách du lịch quốc tế lần đầu tiên vƣợt mức 4 triệu lƣợt và tiếp tục tăng nhẹ tới hết năm 2008, đạt trên 4,2 triệu khách. Đây là con số

0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,50

khá ấn tƣợng với một ngành du lịch đƣợc xem là còn non trẻ so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới nhƣ Việt Nam.

Biểu đồ 4.2. Số lƣợt khách du lịch Việt Nam từ 2010 – 2016

(Đơn vị: Nghìn lượt)

(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)

Trong năm 2016, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam đã lên đến 10 triệu, tăng gấp 4.3 lần so với năm 2001, và khách du lịch nội địa đạt 62 triệu, tăng 5,2 lần so với năm 2001. Doanh thu du lịch năm ngoái đạt 400 nghìn tỷ đồng (khoảng 17.7 tỷ USD), chiếm 6,8% tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP). Lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2016 cũng đạt 2 mốc kỷ lục cao nhất từ trƣớc đến nay: Tổng số khách nhiều nhất trong một năm (10 triệu khách) và mức tăng tuyệt đối trong một năm cao nhất so với cùng kỳ năm trƣớc (trên 2 triệu lƣợt khách so với năm 2015)

Trong năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 11,5 triệu khách quốc tế; 66 triệu lƣợt khách nội địa. Cùng với đó, Tổng cục đặt mục tiêu tổng thu từ khách du lịch đạt 460.000 tỷ đồng. Ngành du lịch phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Doanh thu :

Các chỉ tiêu cụ thể là tốc độ tăng trƣởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11,5-12%/năm. Năm 2015, Việt Nam đón 7-7,5 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế và 36-37 triệu lƣợt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt

28000 30000 32500 35000 38500 57000 62000 5050 6014 6848 7572 7874 7944 10000 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% vào GDP cả nƣớc. Có tổng số 390.000 buồng lƣu trú, với 30-35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao, tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch cũng nằm trong chỉ tiêu 2015 phải đạt đƣợc.

Theo chiến lƣợc đến 2020 Việt Nam đón 10-10,5 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế và 47-48 triệu lƣợt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18- 19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP cả nƣớc; có tổng số 580.000 buồng lƣu trú với 35-40% đạt chuẩn từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Và đến 2030, thì tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

Bảng 4.1. Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 – 2016

Năm Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%) 2000 17,40 2001 20,50 17,8 2002 23,00 12,2 2003 22,00 -4,3 2004 26,00 18,2 2005 30,00 15,4 2006 51,00 70,0 2007 56,00 9,8 2008 60,00 7,1 2009 68,00 13,3 2010 96,00 41,2 2011 130,00 35,4 2012 160,00 23,1 2013 200,00 25,0 2014 230,00 15,0 2015 337,83 16.8 2016 400,00 18,4

Có thể nhận thấy, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trƣởng vƣợt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trƣởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nƣớc ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nƣớc còn nhiều khó khăn.

4.1.3.2. Phát triển ngành du lịch theo chiều sâu

Chất lƣợng du lịch :

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh

tế, đặc biệt đối với ngành du lịch, một ngành dịch vụ gắn liền với việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều loại khách hàng. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, với tốc độ tăng trƣởng 7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, du lịch là ngành đƣợc đánh giá có nhu cầu nhân sự cao gấp 2 - 3 lần so với một số ngành trọng điểm khác nhƣ giáo dục, y tế, tài chính... Mỗi năm ngành du lịch cần 40.000 lao động, tuy nhiên số sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch ra trƣờng chỉ khoảng 15.000 ngƣời, trong đó hơn 12% trình độ ĐH, CĐ.

Theo Hiệp hội đào tạo du lịch Việt Nam đánh giá, cơ cấu theo trình độ đào tạo của nhân lực ngành du lịch nƣớc ta đang mất cân đối. Cụ thể, chỉ có 43% lao động đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về du lịch. Trong đó, lao động trực tiếp của ngành du lịch đạt trình độ ĐH và trên ĐH chiếm 9,7%; sơ cấp đến CĐ chiếm 51% và có đến gần 40% trình độ dƣới sơ cấp. Nhân lực phục vụ chiếm tỷ lệ lớn trong nhân lực trực tiếp nhƣng trình độ đào tạo thấp, hiểu biết về văn hóa, xã hội và văn minh giao tiếp hạn chế.

(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch Việt Nam phải chịu áp lực rất lớn từ chính những đối thủ trong khu vực. Nếu chỉ dựa vào lợi thế ngắn hạn từ nguồn nhân lực giá rẻ mà không chú trọng đầu tƣ, xây dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn là nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ cao, Việt Nam sẽ không thể bắt kịp những yêu cầu quốc tế về nguồn nhân lực. Sự phát triển không tƣơng xứng của lực lƣợng lao động với hạ tầng du lịch trong những năm gần đây là một trở ngại rất lớn đối với Việt Nam khi thu hút du khách, đặc biệt là nhóm khách hàng cao cấp.

Cơ sở phát triển du lịch : Sự phát triển kinh tế ở Việt Nam đang tác động tích cực đến ngành du lịch và đem lại nhiều cơ hội phát triển cho ―ngành công nghiệp không khói‖ này của Việt Nam. Nhận thức đƣợc thế mạnh trong việc thu hút đầu tƣ, toàn ngành và các địa phƣơng, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm du lịch đã phát huy nội lực, huy động vốn từ nhiều nguồn trong và ngoài nƣớc để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Nhà nƣớc đã hỗ trợ đầu tƣ hàng nghìn tỷ đồng vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm thúc đẩy du lịch các địa phƣơng phát triển, tạo nên những thay đổi cơ bản về khả năng thu hút khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tƣ và đón khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Nguồn vốn đầu tƣ này đã tập trung vào xây dựng các khu du lịch, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn, tôn tạo và

10%

51% 39%

Biểu đồ 4.3:

Chất lƣợng đào tạo của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)