Phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 99 - 101)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.4. Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch và một số hàm ý cho Việt Nam

3.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, du khách quốc tế đến một địa điểm nào đó tiến hành hoạt động du lịch sẽ sử dụng đồng thời các dịch vụ nhƣ lữ hành, ăn uống, lƣu trú… Sự hài lòng của khách về các yếu tố dịch vụ này quyết định rất lớn đến cảm nhận chung của khách về chuyến đi và đánh giá chung điểm du lịch đó có hấp dẫn hay không. Do đó việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch không chỉ kể đến việc phát triển của hệ thống các khách sạn, các hãng lữ hành mà còn phải kể đến sự phát triển đồng bộ của các ngành dịch vụ khác nhƣ giao thông, hàng không dân dụng, bƣu chính viễn thông, ẩm thực…

Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế và nhu cầu hội nhập với thế giới cơ sở hạ tầng Trung Quốc đã phát triển toàn diện về nhiều mặt không chỉ tạo điều kiện phát triển du lịch nói riêng mà còn là hình ảnh hiện đại hơn, mới mẻ hơn về đất nƣớc Trung Quốc đang trở thành một nền kinh tế khổng lồ trên thế giới. Trung Quốc không những luôn chú ý đầu tƣ thích đáng để phát triển hệ thống thông tin, khách sạn, giao thông…sao cho có thể bắt kịp với sự phát triển của thế giới, thoả mãn tối đa nhu cầu của du khách, mà ngành du lịch còn luôn chú ý đến ý kiến phản ánh của du khách đặc biệt là du khách quốc tế để có những chính sách điều chỉnh kịp thời. Ví dụ nhƣ đầu những năm 1990 đứng trƣớc hiện tƣợng du khách quốc tế không ngừng phê bình về các điểm vệ sinh công cộng cho khách du lịch vừa bẩn, vừa loạn…Cục du lịch quốc gia Trung Quốc đã nhanh chóng tổ chức chƣơng

trình xây dựng các công trình vệ sinh phục vụ du lịch trong ba năm liền (từ năm 1994 đến năm 1996) với sự tham gia tích cực của các địa phƣơng và các đơn vị có liên quan. Tổng vốn đầu tƣ cho chƣơng trình này đã lên tới 200 triệu nhân dân tệ, chƣơng trình đã xây dựng hơn 2000 điểm vệ sinh công cộng tại các điểm, trên các tuyến du lịch. Do vậy, nhanh chóng cải thiện tình trạng khó khăn lúc trƣớc.

Thái Lan luôn chú trọng quy hoạch và phát triển đƣờng giao thông. Đƣờng giao thông của Thái Lan đều đƣợc quy hoạch có hệ thống và rất hiện đại. Đƣờng sá tốt, vì vậy tốc độ di chuyển của các phƣơng tiện giao thông cao và rút ngắn đƣợc thời gian di chuyển, nên chắc chắn du khách có nhiều thời gian để tham quan, mua sắm. Ngoài ra, du khách sẽ không thấy mệt mỏi dù cho có đi một quãng đƣờng dài vì hệ thống giao thông rất thuận lợi. Chính điều này đã tạo điều kiện cho nhiều đối tƣợng khách du lịch có thể đến với Thái Lan. Trong chiến lƣợc lâu dài, nắm bắt lợi thế là cửa ngõ vào khu vực Mekong, Thái Lan đã và đang tiến hành việc nâng cấp đƣờng giao thông khu vực sông Mekong nhƣ sân bay, bến cảng, cầu và đƣờng thủy. Điều này tạo thuận lợi cho các công ty tƣ nhân cung cấp trọn gói bao gồm đƣờng bay – cảng biển – du lịch – tàu hỏa đến rất nhiều điểm du lịch khác nhau.

Thủ đô Bangkok tiếp tục đƣợc nâng cao vai trò nhƣ một trung tâm hàng không và cửa ngõ quốc tế lớn trong khu vực. Đồng thời, Chính phủ Thái Lan chú trọng phát triển Chiang Mai thành một trung tâm hàng không phía Bắc, Phuket là trung tâm hàng không phía Nam. Nhiều sân bay khu vực đƣợc nâng cấp và thu hút nhiều hãng hàng không mới, đặc biệt với chi phí thấp, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch giá rẻ, thu hút khách du lịch quốc tế.

Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) sẽ là ƣu tiên hàng đầu của ngành du lịch của Indonesia nhằm tăng cƣờng thu hút du khách nƣớc ngoài. Theo Bộ trƣởng Arief Yahya Internet và các trang mạng xã hội giữ một vai trò quan trọng và có tác động rất lớn đến tất cả các hoạt động liên quan đến ngành du lịch, nhất là việc quảng bá trong các chiến dịch tiếp thị. Vì vậy ngành du lịch Indonesia cần phải cải thiện trƣớc hết cơ sở hạ tầng ICT để thu hút nhiều hơn khách du lịch đến thăm đất nƣớc.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đều có nhận xét chung là tình hình giao thông và vệ sinh môi trƣờng chƣa đƣợc tốt so với các nƣớc trong khu vực và thế

giới. Do đó việc đầu tƣ nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng, từng bƣớc hội nhập đƣợc với kinh tế thế giới là biện pháp có tính chiến lƣợc trong việc phát triển du lịch Việt Nam nói chung và phát triển du lịch quốc tế đến nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)