Chính sách của chính phủ đối với phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 62 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.2. Phát triển ngành du lịch của Indonesia

3.2.2. Chính sách của chính phủ đối với phát triển du lịch

Indonesia đã xây dựng xong chiến lƣợc tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, theo đó tƣ tƣởng chính sẽ tập trung nâng cao chất lƣợng du lịch. Mục đích của chiến lƣợc phát triển du lịch đến năm 2025 của Indonesia sẽ phát triển khoảng 50 điểm đến quy mô quốc gia với một số ―hành lang du lịch‖, lƣợng khách quốc tế dự kiến đến thời điểm này dự kiến đạt 25 triệu lƣợt ngƣời. Cùng với chiến lƣợc là một kế hoạch phát triển đến năm 2015 cũng đã hoàn tất với nội dung tập trung phát triển 3 loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch biển. Đối với du lịch nông thôn sẽ triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vƣờn quốc gia. Chính phủ Indonesia đã đƣa ra định hƣớng của ―Kế hoạch chiến lƣợc Phát triển du lịch bền vững và Việc làm xanh cho Indonesia‖:

– Thay đổi tƣ duy của tất cả các bên liên quan;

– Xây dựng và áp dụng các chỉ số đo lƣờng du lịch bền vững; – Làm quen với tƣ duy mới về Việc làm xanh và Du lịch bền vững;

– Ban hành cơ chế kiểm soát, quản lý chiến lƣợc và thực thi chiến lƣợc. * Những giải pháp thực hiện:

– Thúc đẩy việc làm xanh thông qua phát triển du lịch bền vững: nhằm đạt đƣợc mục tiêu về hiệu suất làm việc trong khi bảo đảm sự tự do, công bằng, an toàn, phẩm giá con ngƣời và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trƣờng, trong cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức.

– Ƣu tiên giảm nghèo trong ngành du lịch: nhằm giảm nghèo cho cộng đồng địa phƣơng, bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa và lối sống của ngƣời dân bản địa. Giảm nghèo trong du lịch liên quan tới các vấn đề: giám sát và đánh giá tác động môi trƣờng của du lịch; hỗ trợ việc làm liên quan đến du lịch ở khu vực nông thôn nhƣ du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp; tăng cƣờng phối hợp và trao đổi; giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện tại.

– Nâng cao cơ hội việc làm cho thanh niên trong ngành du lịch và phát triển du lịch thanh niên: nhằm hỗ trợ thanh niên nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tính bền vững trong các hoạt động du lịch của mình. Chính họ là những ngƣời có tiềm năng làm việc trong ngành du lịch với kỹ năng tốt và nhận thức đầy đủ về khái niệm bền vững trong quản lý, vận hành và xây dựng hệ thống du lịch trong tƣơng lai.

– Bảo vệ phụ nữ và trẻ em chống lại những vấn đề về giới và trẻ em: mục tiêu ở đây là tạo cơ hội cho phụ nữ có việc làm đƣợc trả công tốt hơn, tƣơng đƣơng với những đồng nghiệp nam ở cùng vị trí, cùng trình độ kỹ năng, giúp họ có điều kiện làm việc tốt hơn. Đồng thời, loại bỏ mọi hình thức lao động trẻ em trong ngành.

– Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện trong du lịch bền vững: nhằm xây dựng bộ tiêu chuẩn về đạo đức trong ngành, xây dựng các tiêu chuẩn và chƣơng trình chứng nhận trong du lịch bền vững. Đây sẽ là cơ sở vững chắc để phát triển du lịch, tạo cơ hội cho tất cả các bên liên quan trong ngành dễ dàng tƣơng tác với nhau theo những chuẩn mực này.

– Coi đào tạo và nghiên cứu du lịch là một ƣu tiên trong chiến lƣợc đào tạo và nghiên cứu của đất nƣớc: Du lịch nói chung và du lịch bền vững nói riêng là ngành đòi hỏi phải có kiến thức, do vậy cần có nguồn nhân lực có trình độ phù hợp

ở cả khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân. Đào tạo cho nhân lực của tất cả các bên liên quan ở tất cả các cấp là một yêu cầu bắt buộc.

– Xác định những đối tác tiềm năng ở địa phƣơng: Chiến lƣợc phát triển du lịch bền vững tại địa phƣơng cần đƣợc xây dựng phù hợp với tiềm năng, điều kiện và các ƣu tiên chính sách của địa phƣơng đó.

– Triển khai marketing sáng tạo và có lựa chọn: Để bảo đảm công tác marketing điểm đến đƣợc hiệu quả cần phân bổ ngân sách lớn và đƣợc sử dụng một cách khôn ngoan. Về dài hạn, cần phải đầu tƣ thích đáng vào nghiên cứu thị trƣờng, qua đó xây dựng chiến lƣợc marketing sáng tạo và hiệu quả về chi phí, cũng nhƣ tìm ra đƣợc những thị trƣờng tiềm năng.

– Áp dụng cách tiếp cận bền vững trong hoạch định du lịch: Cách tiếp cận này đặt cộng đồng và con ngƣời là những đối tƣợng chính của du lịch, qua đó nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng địa phƣơng nơi diễn ra hoạt động du lịch, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

– Thành lập một cơ quan điều phối duy nhất cho phát triển du lịch bền vững: Vấn đề chính trong điều hành ở các cấp là các cơ quan du lịch thƣờng thiếu năng lực trong phối hợp với các ngành liên quan. Do vậy, cần có một cơ quan điều phối đủ sức mạnh để chỉ đạo hoạt động của các bên liên quan. Cơ quan này cần đƣợc thành lập ở cả cấp tỉnh/thành phố và các địa phƣơng.

Indonesia có chủ trƣơng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời hƣớng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chính đƣợc định hƣớng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE. Ở Indonesia, Vụ Thị trƣờng của Cục Xúc tiến Indonesia có nhiệm vụ theo dõi diễn biến thị trƣờng, định hƣớng và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bà du lịch ở cấp quốc gia. Từ việc theo dõi thị trƣờng và đánh giá tình hình, xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và du lịch, Indonesia chuyển hƣớng thu hút thị trƣờng khách du lịch ASEAN. Ngân sách xúc tiến quảng bá du lịch năm 2010 của Indonesia vào khoảng 40 triệu USD.

Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali – một trong những điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở

vấn đề nhƣ tôn trọng ý kiến, tập tục và tƣ duy của ngƣời bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.

Chính phủ Indonesia tích cực thông qua việc miễn thị thực để thúc đẩy ngành du lịch nƣớc này phát triển. Trong năm 2015, chính phủ Indonesia đã quyết định miễn thị thực cho 45 quốc gia vào Indonesia. Đây là một trong nhiều nỗ lực của chính phủ để thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Trƣớc đây, các công dân của các nƣớc này phải khá vất vả mới đƣợc cấp thị thực đến Indonesia. Trong tháng 3 năm 2016, chính phủ nƣớc này tiếp tục thông qua việc miễn thị thực tới 169 nƣớc nhập cảnh và ở lại Indonesia (trong thời hạn tối đa 30 ngày). Trong khi đó, Chính phủ cũng đã giới thiệu một quy định mới về du thuyền và tàu thuyền. Quy định mới này nâng quyền buôn bán thuyền và du thuyền du lịch trên biển quốc tế, có nghĩa là tàu biển quốc tế hiện nay có thể bốc dỡ và đón trả hành khách tại 5 cảng biển Indonesia: Tanjung Priok (Jakarta), Tanjung Perak (Surabaya), Belawan (Medan), Soekarno- Hatta (Makassar) và Benoa (Bali). Trƣớc đây, chỉ có tàu mang cờ Indonesia đã đƣợc luật pháp cho phép để bốc dỡ và đón trả hành khách trong vùng biển của Indonesia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)