Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 103 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.4. Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch và một số hàm ý cho Việt Nam

3.4.4. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế

Trong cuốn sách ―50 năm du lịch Trung Quốc‖, các nhà lãnh đạo ngành du lịch Trung Quốc cũng đã tổng kết ra một số kinh nghiệm phát triển du lịch, trong đó có kinh nghiệm về hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, đó là việc xúc tiến quảng bá du lịch đến các thi trƣờng khách phải dựa trên quy luật khách quan là phải có thời gian , quy mô và tạo tiếng vang nhất định, từ đó nắm chắc hiệu quả của hoạt động tiếp thị du lịch, đồng thời phải lựa chọn chủ đề tuyên truyền du lịch theo xu hƣớng du lịch của thị trƣờng khách.

Một nét nổi bật trong chính sách du lịch của Thái Lan là Chính phủ trực tiếp tham gia vào chiến dịch tiếp thị du lịch. Các quan chức Thái Lan luôn đặt mục tiêu tìm kiếm khách hàng thƣờng xuyên cho ngành du lịch nƣớc nhà. Ngoài ra, các phái đoàn các cấp của Chính phủ Thái Lan còn thƣờng xuyên tiếp xúc với các công ty nƣớc ngoài để thảo luận các cơ hội kinh doanh về du lịch. Thái Lan rất chú trọng việc đi tiếp thị tại các nƣớc ngoài. Tổng cục du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand - TAT) hiện có 27 văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài: Châu Âu (6 văn phòng), Châu Á (18 văn phòng), Châu Mỹ (2 văn phòng), Châu Đại Dƣơng (1 văn phòng). Việc mở nhiều văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài là một công cụ hữu hiệu giúp xúc tiến du lịch Thái Lan tại các nƣớc sở tại.

Thành công của du lịch Thái Lan phần nhiều dựa vào các chiến dịch quảng bá hình ảnh đất nƣớc và xúc tiến du lịch. Tại Đông Nam Á, xứ sở Chùa Vàng là một điển hình thành công trong việc quảng bá và phát triển du lịch. Từ năm 1998, Chính phủ Thái Lan cho ra mắt chiến dịch quảng bá thƣơng hiệu quốc gia với tên gọi Amazing Thailand. Chiến dịch tập trung giới thiệu bảy di sản của Thái Lan gồm: ngƣời Thái, thiên nhiên, kho báu (các di tích lịch sử), khu nghỉ dƣỡng, bãi biển, xu hƣớng (trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí) và lễ hội. Với chiến dịch có chi phí lên tới gần 38 triệu USD này, trong vòng năm năm, lƣợng khách du lịch đặt chân tới Thái Lan tăng gần 10 triệu lƣợt ngƣời.

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Thái Lan đƣợc coi là điểm mấu chốt của sự thành công và đƣa ngành công nghiệp du lịch của nƣớc này không ngừng phát triển. Trong hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Thái Lan, Chính phủ rất chú trọng việc quảng bá ẩm thực Thái Lan. Điển hình nhƣ Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan mới đây đã xúc tiến chiến dịch ―Pracharatch‖ kéo dài 3 tháng trong năm 2015 với danh sách khoảng 11 chiến lƣợc ―quick-win‖ (những việc cần làm ngay) để thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch đất nƣớc này. Một trong những biện pháp mà ngành du lịch Thái Lan hƣớng tới đó là tập trung quảng bá du lịch Thái Lan bằng ẩm thực. Cụ thể, thay vì mong đợi con số 32 triệu du khách nƣớc ngoài, Thái Lan sẽ hƣớng tới mục tiêu thu hút 120 triệu hành khách mua những sản phẩm đồ ăn và hoa quả Thái Lan khi quá cảnh qua các sân bay nƣớc này. Để hiện thực hóa chiến dịch đó, ngành du lịch Thái Lan đã làm việc với các hàng không lớn nhƣ Thai Airways, Bangkok Airways và Thai Smile Airways để cho phát những đoạn video về ẩm thực trên các chuyến bay. Tất nhiên không chỉ bằng hình ảnh, du khách còn đƣợc thƣởng thức những món ăn từ các nữ tiếp viên xinh đẹp của xứ sở Chùa Vàng.

Từ lâu nay, ngành ngoại giao nƣớc này phối hợp với các cơ quan du lịch Thái Lan đều đặn tổ chức các Tuần lễ ẩm thực Thái ở nƣớc ngoài. Những món ăn đặc sắc của ngƣời Thái nhƣ Pad Thai (mỳ Thái), Tom Yam Kung (súp tôm chua cay), Som Tam (salad Thái)… đã thành công trong việc lôi kéo lƣợng lớn du khách đến Thái Lan. Văn phòng Ủy ban Quốc gia về văn hóa Thái Lan còn nhanh chóng điều tra và đƣa ra danh sách 12 món ăn du khách không thể bỏ qua khi lần đầu đặt chân đến xứ sở Chùa Vàng. Khẩu hiệu ―Thailand: Kitchen of the World‖ chỉ là một

trong rất nhiều những ý tƣởng khai thác du lịch từ ẩm thực mà ngành du lịch Thái Lan đã thực hiện, mở đƣờng cho các sản phẩm mang thƣơng hiệu ―Thai brand‖ đƣợc du khách thế giới yêu thích.

Năm 2015, ngành du lịch Thái Lan lựa chọn những sản phẩm du lịch trong đó khách du lịch đƣợc trải nghiệm về ―Thainess‖ (đặc trƣng Thái). Các sản phẩm đƣợc lựa chọn phát triển trong kế hoạch này đƣa ra những định hƣớng phát triển cụ thể về ―Điểm đến PHẢI THĂM‖, ―Hoạt động PHẢI LÀM‖, ―Sản phẩm PHẢI MUA‖ và ―Món ăn PHẢI NẾM‖.

 Ẩm thực Thái Lan – du lịch ẩm thực

 Nghệ thuật Thái Lan – du lịch văn hóa nghệ thuật

 Cuộc sống của ngƣời Thái Lan – du lịch trải nghiệm cuộc sống bản địa

 Sức khỏe Thái Lan – du lịch chăm sóc sức khỏe  Lễ hội truyền thống Thái Lan – du lịch lễ hội

 Sự thông thái của Thái Lan – du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống các dân tộc

 Niềm vui Thái Lan – du lịch vui chơi giải trí

Năm 2015, Chính phủ Indonesia đã dành khoản ngân sách tƣơng đƣơng 95 triệu USD, gấp 3 lần ngân sách của năm 2014 để quảng bá du lịch với thƣơng hiệu "Tuyệt vời Indonesia". Đây là thƣơng hiệu khá thành công mà Indonesia thúc đẩy từ năm 2011 và thƣơng hiệu này hiện có chỉ số cạnh tranh du lịch thứ 47 trong tổng số 144 nƣớc trên thế giới. Ông Noviendi Makalam, ngƣời phát ngôn Bộ Du lịch Indonesia, cho biết: ―Bằng việc quảng bá thƣơng hiệu 'Tuyệt vời Indonesia', chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự tuyệt vời của nền văn hóa, của thiên nhiên, con ngƣời, ẩm thực và đặc biệt là giá cả vô cùng hấp dẫn do đồng Rupiah hiện đang giảm giá‖.

Cùng với với việc đẩy mạnh quảng bá, Indonesia đã tạo thêm động lực mạnh cho phát triển du lịch khi quyết định miễn visa du lịch cho công dân của 90 nƣớc và vùng lãnh thổ cho đến thời điểm này. Trong các thị trƣờng, ASEAN vẫn là thị trƣờng du lịch trọng điểm của Indonesia khi có 40% lƣợng du khách quốc tế đến từ các nƣớc ASEAN. Chính vì vậy, Bộ Du lịch Indonesia đã dành một nửa ngân sách

quảng bá du lịch tại thị trƣờng ASEAN và đã tính đến liên kết hợp tác xây dựng chƣơng trình du lịch chung của khu vực.

Ông Noviendi Makalam, ngƣời phát ngôn Bộ Du lịch Indonesia, nói: ―Một trong những chƣơng trình chúng tôi đang xây dựng dành cho các tín đồ đạo Phật hành hƣơng. Mọi ngƣời đều biết Indonesia có Brobudur là đền Phật giáo lớn nhất thế giới. Vậy tại sao chúng ta không liên kết với các nƣớc khác trong khu vực nhƣ Campuchia - nơi có đền Angkor Wat, ở Việt Nam cũng có một điểm nhƣ vậy. Chúng ta cùng quảng bá và tạo thành một gói du lịch hành hƣơng đạo Phật ở khu vực ASEAN‖.

Đối với Việt nam, ngoài các biện pháp nhƣ tuyên truyền theo chủ đề du lịch hàng năm, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế tại các thị trƣờng nguồn khách, xuất bản sách, báo giới thiệu du lịch Việt Nam, thành lập website riêng của ngành du lịch trên mạng internet để quảng bá về du lịch thì việc tổ chức các lễ hội văn hoá du lịch đã trở thành một hoạt động quảng bá tiềm năng thúc đẩy phát triển du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo thu hút một lƣợng lớn du khách quốc tế. Theo phó tổng cục trƣởng Tổng Cục du lịch Việt Nam Phạm Từ thì các sự kiện lễ hội văn hoá du lịch đang dần dần trở thànhmột trong những sản phẩm đặc thù của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế công tác tổ chức một số lễ hội, sự kiện du lịch lớn thì ― tính chuyên nghiệp chƣa cao‖ và đặc biệt là chủ yếu ― ta diễn cho ta xem‖.

Đặc điểm dễ nhận thấy trong công tác tổ chức lễ hội văn hoá là sự trùng lặp về cách xây dựng nội dung và thời gian, địa điểm tổ chức lại quá gần nhau làm du khách dễ cảm thấy nhàm chán. Hơn nữa, thị trƣờng khách quốc tế có đặc điểm là ở xa, do đó việc tuyên truyền quảng bá về các hoạt động lễ hội đến với nguồn khách cần có khoảng thời gian nhất định. Theo các nhà lãnh đạo của các công ty lữ hành quốc tế lớn ở Việt Nam thì việc tuyên truyền quảng bá này thƣờng phải mất khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Và để hoạt động quảng bá tuyên truyền có hiệu quả thì các hãng cần có thông tinvề các sự kiện càng sớm càng chi tiết càng tốt. Nhƣng thông thƣờng, các sự kiện du lịch ở Việt Nam thƣờng đƣợc quyết định tổ chức và công bố nội dung muộn hơn so với yêu cầu của các hãng lữ hành.

CHƢƠNG 4 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)