Đánh giá hoạt động phát triển ngành du lịch của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 58 - 61)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.1. Phát triển ngành du lịch của Thái Lan

3.1.4. Đánh giá hoạt động phát triển ngành du lịch của Thái Lan

Thành tựu

Chính sách khuyến khích phát triển du lịch của Chính Phủ :

Những chính sách và chƣơng trình phát triển du lịch của Thái Lan đƣợc thể hiện trong chiến lƣợc phát triển du lịch hàng năm của Chính Phủ. Vào cuối tháng 09/2010, Tổng cục du lịch Thái Lan (TAT) đã công bố chiến lƣợc phát triển du lịch Thái Lan năm 2011. Khẩu hiệu ‗Amazing Thailand‘ vốn đã mang lại thành công lớn cho ngành du lịch Thái Lan, vẫn đƣợc sử dụng.

Giá trị cốt lõi mà TAT hƣớng tới là du lịch với nhận thức, du lịch bằng óc sáng tạo, du lịch với sự hiểu biết và cuối cùng du lịch với cả trái tim. Điều này cho thấy, Chính phủ Thái Lan có cả một ngành công nghiệp du lịch với chiến lƣợc rõ ràng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đƣa ra những chính sách thúc đẩy sự phát triển du lịch, cụ thể nhƣ :

Chính sách xuất nhập cảnh: Thái Lan là một trong những quốc gia tiên phong trong việc thực hiện chính sách ―Bầu trời mở‖. Thái Lan đã có những biện pháp để đơn giản hóa thủ tục visa cho công dân các nƣớc vào du lịch Thái Lan.

Chính sách thuế: Một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của việc mua sắm ở Thái Lan là chính sách thuế. Du khách đến Thái Lan theo visa du lịch sẽ đƣợc hoàn lại thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax - VAT) (thuế suất 7%) đối với những hàng hóa đã đƣợc mua tại các cửa hàng có treo biển hiệu ―Hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch‖. Ngoài ra, các địa điểm bán hàng thủ công địa phƣơng của Thái Lan cũng đƣợc chính phủ miễn thuế VAT. Các công ty lữ hành có thu nhập thấp hơn 600.000 baht cũng đƣợc miễn thuế VAT. Với các công ty lữ hành có thu nhập lớn hơn 600.000 baht nhƣng ít hơn 1.200.000 bath thì đƣợc quyền lựa chọn chỉ nộp 1,5% thuế doanh thu hoặc nộp thuế VAT thông thƣờng.

Đến Thái Lan, du khách sẽ có cảm giác toàn dân làm du lịch, từ dịch vụ cho đến các sản vật địa phƣơng mang bản sắc văn hoá. Tất cả đƣợc tính toán chi li làm sao để du khách phải móc hầu bao một cách vui vẻ dễ chịu. Thái Lan đã kết hợp các hoạt động du lịch với hoạt động thƣơng mại nhằm thu hút khách du lịch theo những cách hợp lý, nghệ thuật và mang lại hiệu quả cao nhất. Trƣớc hết, ngành du lịch đã kết hợp với các cơ sở sản xuất để thu hút khách du lịch chi tiêu một cách nghệ thuật.

Tại Thái Lan, mọi hoạt động du lịch đều đƣợc ―thƣơng mại hóa‖ một cách hợp lý nhất. Chính vì thế mà du lịch trở thành ngành công nghiệp ―không khói‖ tại Thái Lan. Nếu nhƣ năm 1998 là 7,76 triệu lƣợt ngƣời với tổng doanh thu khoảng 6 tỉ USD. Năm 2008, con số này đã tăng lên 16,38 tỉ USD. Năm 2012, Thái Lan đón hơn 22,3 triệu khách du lịch từ khắp thế giới mặc dù kinh tế thế giới khủng hoảng. Con số này là 26,5 triệu khách năm 2013 và doanh thu từ du lịch quốc tế đạt 42,1 tỷ USD. Năm 2013, ngành công nghiệp du lịch và lữ hành của Thái lan đóng góp cho GDP của Thái Lan là 34.928 triệu USD; trong khi đó của Việt Nam là 7.135 triệu USD, bằng 20,42% so với Thái Lan.

Tăng cƣờng marketing du lịch với sự tham gia của Chính phủ :

Tổng cục du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand - TAT) hiện có 27 văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài: Châu Âu (6 văn phòng), Châu Á (18 văn phòng), Châu Mỹ (2 văn phòng), Châu Đại Dƣơng (1 văn phòng). Việc mở nhiều văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài là một công cụ hữu hiệu giúp xúc tiến du lịch Thái Lan tại các nƣớc sở tại. ―Amazing Thailand‖ là slogan, cũng chính là thông điệp nhất quán mà du lịch Thái Lan gửi gắm đến du khách. Để có thể biến Thái Lan thành trung tâm du lịch của Đông Nam Á, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã tiến hành nhiều chiến dịch truyền thông ấn tƣợng cả trong và ngoài ngành du lịch, góp phần thúc đẩy ngành du lịch của đất nƣớc vốn rất tiềm năng này.

Một chiến dịch quảng bá du lịch Thái cực kì ấn tƣợng đã đƣợc Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) thực hiện năm 2014 mang tên ―Tôi ghét Thái Lan‖ nhằm đem lại một cái nhìn mới mẻ về đất nƣớc này. Trong suốt chiến dịch, TAT cho sản xuất 01 video, đăng tải và lan truyền video đó dƣới hình thức ẩn danh, điều này khiến công chúng ngỡ nhƣ đoạn video quảng cáo là của một cá nhân nào đó ghi lại. Nội dung video nói về một du khách nƣớc ngoài tên James đến Thái Lan du lịch lần đầu tiên và dự định ở lại đó một tuần. Mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ khi anh bị mất túi, trong đó có toàn bộ giấy tờ,

điện thoại, tiền mặt... James bắt đầu trở nên bực tức, anh đi lang thang, chửi thề, và nói rằng anh ghét Thái Lan, tất cả những gì Thái Lan để lại cho anh lúc này chỉ là vài đồng xu lẻ. Thời khắc James nhƣ bế tắc ở Thái cũng là lúc anh nhận đƣợc sự giúp đỡ của ngƣời dân địa phƣơng. Họ chia sẻ với anh đồ ăn, chỗ ngủ. Họ dẫn dắt anh tham gia vào những hoạt động văn hóa địa phƣơng một cách rất tự nhiên và hiếu khách. Một ngày, họ tìm thấy túi của anh. Nó không bị đánh cắp bởi bất kì ai, một con khỉ đã đánh cắp nó. Chính tình cảm và sự tốt bụng của ngƣời dân Thái Lan đã khiến James cảm phục và yêu mến, anh quyết định ở lại Thái Lan thêm 2 năm nữa và nói rằng: ―Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi ở lại Thái Lan‖. Chỉ trong 3 ngày đăng tải, video đã đạt 1 triệu lƣợt xem. Đây có thể đƣợc coi là một thành công bƣớc đầu của chiến dịch. Video đƣợc chia sẻ mạnh mẽ hơn khi thông tin đƣợc bật mí rằng video trông có vẻ cá nhân này thực tế là một ý tƣởng của Tồng cục du lịch Thái Lan. Nhiều lời ngợi khen cho ý tƣởng táo bạo và mới mẻ của một đơn vị nhà nƣớc đã đƣợc cộng đồng mạng không tiếc lời dành tặng chính phủ Thái.

Khi thực hiện chiến dịch này, Thái Lan nhận thấy rằng hiện tại, thị trƣờng du lịch của họ đang đứng dƣới áp lực cạnh tranh lớn từ các nƣớc lân cận trong khu vực. Du lịch Thái nhận thấy cần thiết khi nhắc nhở khách du lịch về những điều tuyệt vời đã khiến họ rơi vào tình yêu với Thái Lan. Ngoài các dịch vụ vƣợt bậc về y tế, khách sạn và những điểm đến ấn tƣợng thì chính lối sống và văn hóa của ngƣời Thái đã khiến những chuyến du lịch tại Thái Lan đáng nhớ hơn bao giờ hết.

Chiến dịch ―Tôi ghét Thái Lan‖ đã khai thác góc cạnh là lối sống của ngƣời Thái để củng cố thêm những điều khiến Thái Lan trở nên đặc biệt. Đoạn video nhƣ một câu chuyện hài hƣớc, duyên dáng, mang đậm tính giải trí với sự mở – kết hoàn toàn bất ngờ. Ý tƣởng ―I hate Thailand‖ cũng từng đƣợc sử dụng trong một video trƣớc đó mang tên: ―Đừng đến Thái Lan‖ (Never Go To Thailand) do một cá nhân đăng tải, đoạn video nhƣ một lời nhắc nhở đến du khách là: ―Đừng bao giờ đến Thái Lan, chắc chắn bạn sẽ yêu đất nƣớc này‖.

Nhƣ bất kì đất nƣớc nào khác trên thế giới, du khách luôn có những trải nghiệm tốt hoặc xấu ở nơi mà họ ghé thăm, Thái Lan cũng vậy. Vì vậy chẳng có lí do gì để không biến những ngày đầu ―Hận thù‖ của bạn trở thành những chuỗi ngày đáng nhớ, khó quên. Ông Sugree Sithivanich, phó giám đốc truyền thông của TAT cho biết:

―Chúng tôi muốn ngƣời xem theo dõi và chia sẻ video theo cách tự nhiên nhất, đó là lí do vì sao chúng tôi chọn hình thức ẩn danh. Đây là một phần của chiến dịch quốc gia Discover Thainess nhằm giới thiệu với du khách về sự tử tế của ngƣời dân địa phƣơng và văn hóa của ngƣời Thái là những điều không thể tìm thấy ở những quốc gia khác‖. Đúng nhƣ mong đợi, chiến dịch ―I hate Thailand‖ đã thực sự đáp ứng đƣợc những kì vọng trên.

Hạn chế :

Khủng hoảng kinh tế, kinh tế suy thoái, dịch bệnh, thiên tai.

Đặc biệt năm 2011, Thái Lan đã phải chịu đựng một trận lụt đƣợc coi là tồi tệ và nghiêm trọng nhất trong vòng 50 năm qua. Nó ảnh hƣởng lớn đến đời sống cũng nhƣ kinh tế. Riêng ngành du lịch phải chịu nặng nề vì lũ lụt xảy ra ngay đúng mùa du lịch cao điểm tại đất nƣớc này.

Khủng hoảng chính trị

Thái Lan đã lâm vào tình trạng bất ổn chính trị kể từ năm 2005, nhƣng đỉnh điểm của bất ổn đã bùng lên giữa năm 2008. Tiếp đó là cuộc khủng hoảng chính trị năm 2010. Từ đó cho đến nay, môi trƣờng chính trị của Thái Lan vẫn luôn luôn tồn tại nhiều bất ổn. Các khách sạn, cửa hàng và nhà hàng phải đối mặt với tình trạng sụt giảm khách du lịch nghiêm trọng.

Ý thức ngƣời dân và việc bảo vệ môi trƣờng

Hiện nay, có một tình trạng là khách du lịch đi đến các điểm du lịch xả rác bừa bãi hây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trƣờng. Vấn đề nữa là ngƣời dân chƣa có ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, chƣa nhận biết tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên du lịch, khiến việc tu sửa, bảo tồn, phát triển gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)