Chính sách của chính phủ đối với phát triển ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 45 - 47)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.1. Phát triển ngành du lịch của Thái Lan

3.1.2. Chính sách của chính phủ đối với phát triển ngành du lịch

Thái Lan xác định chiến lƣợc phát triển sản phẩm du lịch với mục tiêu đƣa du lịch Thái Lan có khả năng cạnh tranh quốc tế, đảm bảo cuộc sống cho ngƣời Thái và đảm bảo cân bằng kinh tế, xã hội. Chiến lƣợc phát triển sản phẩm du lịch 2012-2016 xác định phát triển mô hình chiến lƣợc đã thực hiện tạo dựng các cơ hội mới vì sự phát triển bền vững trong tƣơng lai. 4 chiến lƣợc thành phần: xây dựng khả năng cạnh tranh cho du lịch của đất nƣớc; tạo dựng cơ hội phát triển mạnh mẽ; phát triển gắn với tài nguyên thiên nhiên; tăng cƣờng công tác quản lý của chính phủ.

Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan, gọi tắt là TAT là cơ quan quản lý nhà nƣớc cao nhất, có trách nhiệm xúc tiến và phát triển du lịch Thái Lan. TAT là cơ quan trực thuộc Chính phủ, hoạt động độc lập. Đứng đầu Cơ quan Du lịch Quốc gia là Thống đốc. Giúp việc cho Thống đốc có Văn phòng Thống đốc, Hội đồng Tƣ vấn, Viện Đào tạo Khách sạn và Du lịch, Văn phòng Kinh doanh Du lịch Bangkok, Ban Quản lý hoạt động khu du lịch và Thanh tra Tài chính nội bộ… Sự hoạt động của TAT rất đạt hiệu quả, bởi có chiến lƣợc và biết tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu thị trƣờng và xúc tiến quảng bá, sau đó đƣa ra định hƣớng và những giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp thực hiện. TAT luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan đến du lịch để chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai các hoạt động du lịch; qua đó, liên tục đề xuất, trình Chính phủ phê duyệt từ các chính sách, chiến lƣợc cho đến các chiến dịch, chƣơng trình xúc tiến quảng bá từng thị trƣờng khách cụ thể, trong từng giai đoạn nhất định.

Trong nhiều năm liên tục, một trong những yếu tố quan trọng đã giúp ngành Du lịch Thái Lan mang lại lợi nhuận cao nhất cho quốc gia này là các chiến

dịch quảng bá và xúc tiến đa dạng nhƣ: Năm 1982 là Rattanakosin Bicentennial; 1987 và năm 1992 đều có chủ đề là Năm Du lịch Thái Lan; hai năm liền 1998 - 1999 là Chiến dịch Amazing Thailand… Năm 1997, khi Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thì chính du lịch là ngành kinh tế chủ đạo góp phần đƣa nền kinh tế Thái Lan từ chỗ thâm hụt, giảm sút đến mức ổn định và dần tăng trƣởng trở lại.

Tuy nhiên, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan về du lịch là tăng cƣờng, tập trung thu hút khách, tăng nguồn thu cho ngân sách, nhƣng sự bùng nổ du lịch đó đã mang đến cho Thái Lan những tác động tiêu cực đối với các tài nguyên du lịch nhƣ vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng, thay đổi sắc thái nền văn hóa. Nhận thức đƣợc ảnh hƣởng tiêu cực đó, Chính phủ Thái Lan đã chuyển mục tiêu phát triển du lịch, tập trung vào việc nâng cao phần đóng góp tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc, bảo vệ môi trƣờng trên cơ sở phát triển một cách ổn định và cân bằng, khuyến khích phát triển các nguồn lực, đảm bảo năng lực tham gia vào quá trình phát triển du lịch.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, TAT đã đƣa ra các chính sách cụ thể nhằm xúc tiến, phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo nhƣ sau:

- Khôi phục và giữ gìn các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trƣờng, văn hóa nghệ thuật thông qua việc ƣu tiên phát triển du lịch bền vững.

- Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân, phối hợp với cộng đồng địa phƣơng trong quá trình khai thác, phát triển và quản lý tài nguyên du lịch.

- Hỗ trợ phát triển các đối tƣợng cung cấp dịch vụ cho du khách thông qua việc áp dụng các tiến bộ về khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc láng giềng, phối hợp xúc tiến, quảng bá phát triển các hệ thống thông tin liên lạc, mạng lƣới giao thông và các tiện ích phục vụ du lịch.

- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng cƣờng đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch cả về số lƣợng và chất lƣợng.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc đảm bảo an ninh cho du khách và môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch.

Ngoài ra, đối với các vấn đề liên quan đến du lịch, Thái Lan cũng có những chính sách cụ thể nhƣ: đối với Hàng không; giao thông đƣờng bộ; du lịch đƣờng biển; vấn đề thủ tục visa và cảnh quan, môi trƣờng du lịch…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)