Thực trạng phát triển ngành du lịch của Indonesia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 65 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.2. Phát triển ngành du lịch của Indonesia

3.2.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch của Indonesia

3.2.3.1. Phát triển du lịch theo chiều rộng

Quy mô hoạt động :

Ngành du lịch của Indonesia đóng góp ngày càng nhiều vào GDP của đất nƣớc. Ngƣời ta ƣớc tính rằng gần 9% của tổng số lực lƣợng lao động quốc gia của Indonesia đang làm việc trong ngành du lịch.

Trong 8 tháng năm 2015, Indonesia đón đƣợc 6.32 triệu khách quốc tế. Riêng tháng 8-2015 có ít nhất 850.000 khách du lịch đã nhập cảnh vào Indonesia. So với cùng thời điểm năm 2014, số khách đã tăng lên 2.87% và tăng 4.46% so với tháng 7-2015.

Bảng 3.4. Các quốc gia trong khu vực ASEAN thu hút khách du lịch quốc tế (2014) STT Quốc gia Lƣợt khách (triệu) Thứ hạng trong khu vực ASEAN Thứ hạng trên thế giới 1 Malaysia 24,7 1 10 2 Thái Lan 19,2 2 15 3 Singapore 10,4 3 22 4 Indonesia 7,7 4 31 5 Việt Nam 6 5 41

(Nguồn : Theo Business Insider)

Indonesia luôn nằm trong top những quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới với lợi thế nhiều cảnh quan thiên nhiên du lịch biển đảo cũng nhƣ chính sách du lịch từ Chính Phủ với nhiêu ƣu đãi.

10 triệu khách quốc tế là một phần trong chiến lƣợc hƣớng đến trƣớc năm 2019 số khách quốc tế sẽ đạt đến con số 20 triệu. Bộ Du lịch Indonesia có kế hoạch để tăng đến12 triệu khách vào năm 2016 và sẽ cán đích 20 triệu vào 2019. Để đạt đƣợc mục tiêu này, chính phủ Indonesia đã nới lỏng visa cho vài quốc gia trên thế giới. Bộ du lịch cũng tăng cƣờng chiến dịch quảng cáo du lịch quốc gia đến các thị trƣờng ngoài nƣớc.

Song không phải ngẫu nhiên mà Indonesia có thể hút khách thời kinh tế khủng hoảng hiện nay. Nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ và thu hút khách du lịch trong bối cảnh kinh tế Mỹ và các nƣớc châu Âu, những thị trƣờng khách du lịch chính đang gặp khó khăn vì cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công, Indonesia chuyển hƣớng ƣu tiên trong năm 2013 cho 5 thị trƣờng du lịch chính, bao gồm Singapore, Maylaysia, Australia, Trung Quốc và Nhật Bản.

Bên cạnh Malaysia và Singapore là hai thị trƣờng lớn nhất đối với ngành du lịch Indonesia nhờ khoảng cách địa lý và văn hóa gần gũi, Australia, Trung Quốc và Nhật Bản đều là những thị trƣờng du lịch rất quan trọng với tiềm năng lớn, nhất là Trung Quốc đang bƣớc vào giai đoạn bùng nổ du lịch. Thƣ ký Tổng vụ Tiếp thị Du lịch, Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Gusti Ngurah Putra cho biết Bộ này đã chỉ đạo Sở Du lịch Bali và các điểm đến du lịch khác của Indonesia tập trung vào

5 thị trƣờng lớn nói trên, tăng quảng bá, xúc tiến du lịch ở nƣớc ngoài và thúc đẩy các loại hình du lịch mới nhƣ du lịch sinh thái và du lịch làng.

Doanh thu :

Từ năm 2000, tính trung bình mỗi năm có khoảng 5 triệu khách quốc tế đến Indonesia, chi tiêu trung bình khoảng 100 USD/ngày, thời gian chuyến đi trung bình từ 9-12 ngày; mang lại nguồn thu ngoại tệ hàng năm khoảng 4,6 tỷ USD cho đất nƣớc. Nguồn thu này đƣa du lịch trở ngành quan trọng thứ ba trong nền kinh tế Indonesia sau ngành gỗ và dệt may (không tính các ngành dầu khí và gas).

Trong năm 2013, Indonesia đã thu hút 8,8 triệu lƣợt du khách nƣớc ngoài, tăng 9,2% so với năm trƣớc đó. Trong năm này, du lịch đã đóng góp gần 30 tỉ USD vào nguồn thu ngân sách, chiếm 3,8% GDP của Indonesia. Ngoài ra, du lịch cũng đã tạo việc làm cho gần 11 triệu ngƣời, tƣơng đƣơng gần 9% nguồn nhân lực của quốc gia Đông Nam Á này. Năm 2016, ngành du lịch đã đóng góp 172 nghìn tỷ Rupiah (tƣơng đƣơng gần 13 tỷ USD) vào thu nhập của quốc gia vạn đảo này.

Trung Quốc đã vƣợt qua Nhật Bản và Úc để trở thành thị trƣờng nguồn lớn thứ ba của Indonesia, đạt mức tăng trƣởng hàng năm khoảng 30,42%. Theo số liệu trong quý 1 năm 2014, những quốc gia thị trƣờng nguồn hàng đầu của Indonesia đến từ khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng, trong đó Singapore (tăng 15,7%), Malaysia (14,0%), Trung Quốc (11,0%), Úc và Nhật Bản. Vƣơng quốc Anh, Pháp và Đức là những thị trƣờng nguồn lớn nhất từ châu Âu. Mặc dù khách Hà Lan quan tâm đến tìm hiểu quan hệ lịch sử giữa hai nƣớc, nhƣng phần lớn khách châu Âu ƣa thích các bãi biển khí hậu nhiệt đới ở Bali.

Từ dữ liệu của cơ quan thống kê Indonesia, Singapore là quốc gia đem lại nguồn khách lớn nhất cho Indonesia, chiếm 15.13%; sau đó là Trung Quốc 14.95%, tiếp theo là Malaysia, Australia và Nhật Bản tƣơng ứng là 11.18%, 8.35% và 5.75%.

(Nguồn : Tổng cục du lịch Indonesia)

Trong tổng số du khách quốc tế đến Indonesia, khoảng 59% vì mục đích nghỉ dƣỡng, 38% vì mục đích công việc. Năm 2012, theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, du lịch và lữ hành đóng góp khoảng 8,9% GDP và tạo ra 8% trong tổng số việc làm của đất nƣớc.

3.2.3.2. Phát triển du lịch theo chiều sâu

Chất lƣợng du lịch :

Ngành công nghiệp không khói đang dần trở thành một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của quốc đảo Indonesia. Bộ du lịch Indonesia cho biết trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh các phƣơng thức quảng bá du lịch trực tuyến, mở rộng các chƣơng trình đƣa du khách trải nghiệm cuộc sống với ngƣời dân địa phƣơng và nâng cao chất lƣợng các chuyến bay tới các địa điểm du lịch trên khắp đất nƣớc. Để làm đƣợc điều này không chỉ cần sự nỗ lực của Bộ Du lịch Indonesia mà còn cần sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan cũng nhƣ các hãng du lịch trong nƣớc. Giới chức bộ Du lịch Indonesia nhận định thị hiếu của khách du lịch đã có nhiều sự thay đổi so với trƣớc đây. Họ thƣờng chủ động tìm kiếm thông tin về các điểm đến, so sánh giá cả và tự đặt các chuyến đi qua mạng. Đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp viễn thông-du lịch Indonesia tìm cách tiếp cận các khách hàng tiềm năng.

Indonesia Đầu tư quy hoạch và phát triển đường giao thông : Hiện nay, ngành du lịch của Indonesia chiếm khoảng 4% của tổng số nền kinh tế. Chính phủ

Singapore 27% Trung Quốc 27% Malaysia 20% Australia 15% Nhật Bản 11%

nƣớc này đặt kỳ vọng lớn vào sự phát triển cùa ngành du lịch. Để đạt đƣợc mục tiêu này, Chính phủ nƣớc này sẽ tập trung vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng. Mới đây, WB cùng Bộ Kế hoạch và Phát triển Indonesia cũng đã xây dựng một đề án nhằm bồi dƣỡng cho các quan chức về quy hoạch có trách nhiệm và thực hành hiệu quả với mục đích nâng cao khả năng lập kế hoạch và năng lực quản lý để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng đô thị lớn tại địa phƣơng. Theo kế hoạch, Bộ Công trình công cộng Indonesia sẽ dành 45-55% ngân sách cho các dự án về giao thông trong cả nƣớc và khoảng 50% số tiền bỏ ra sẽ đƣợc dành cho Jakarta.

Bên cạnh việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, Chính phủ Indonesia cũng đƣa ra những phƣơng án nhằm khuyến khích ngƣời dân cũng nhƣ khách du lịch sử dụng những phƣơng tiện công cộng, giảm ách tắc giao thông. Việc xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở Jakarta rất tốn kém bởi mức nƣớc ngầm cao. Do đó, chính quyền Thành phố quyết định phát triển hệ thống xe buýt nhanh (BRT) Trans Jakarta để cung cấp cho ngƣời dân Thủ đô một phƣơng tiện công cộng thuận tiện, giảm áp lực giao thông trong giờ cao điểm với chi phí đầu tƣ không quá tốn kém. Khởi công vào ngày 15/01/2004, đến nay Trans Jakarta đã có 12 tuyến đang hoạt động và hàng chục tuyến đang xây dựng. Việc thu phí Trans Jakarta do chính quyền Thành phố thực hiện. Xe buýt Trans Jakarta đƣợc ƣu tiên một làn đƣờng riêng, bằng cách thu hẹp các làn đƣờng sẵn có. Mặc dù đƣờng phố ở Jakarta khá rộng rãi nhƣng việc thu hẹp làn đƣờng tất yếu làm gia tăng tình trạng ùn tắc cho các phƣơng tiện cá nhân. Do vậy, phát triển BRT cần thiết phải đi kèm với các biện pháp hạn chế phƣơng tiện cá nhân.

Bên cạnh xe buýt, taxi cũng là một loại phƣơng tiện công cộng đƣợc ƣa chuộng ở Indonesia, đặc biệt là sau sự xuất hiện của các ứng dụng chia sẻ xe nhƣ Uber, Grab tại thị trƣờng nƣớc này. Thực tế là Grab và Uber đang đóng góp lợi ích không nhỏ vào việc cải thiện tình hình giao thông ở Jakarta nên Bộ Giao thông Indonesia vẫn quyết định ―bật đèn xanh‖ cho các d ịch vụ này tiếp tu ̣c hoa ̣t đô ̣ng , trong khi xây dƣ̣ng mô ̣t bô ̣ luâ ̣t m ới nhằm ―xoa dịu‖ các công ty taxi , dịch vụ cho thuê xe.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ICT : Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) sẽ là ƣu tiên hàng đầu của ngành du lịch đất nƣớc

Vạn đảo nhằm tăng cƣờng thu hút du khách nƣớc ngoài. Theo Bộ trƣởng Arief Yahya Internet và các trang mạng xã hội giữ một vai trò quan trọng và có tác động rất lớn đến tất cả các hoạt động liên quan đến ngành du lịch, nhất là việc quảng bá trong các chiến dịch tiếp thị. Vì vậy ngành du lịch Indonesia cần phải cải thiện trƣớc hết cơ sở hạ tầng ICT để thu hút nhiều hơn khách du lịch đến thăm đất nƣớc.

Là quốc gia có hơn 17.500 hòn đảo, dân số gần 250 triệu ngƣời, Indonesia đòi hỏi đầu tƣ lớn vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong nƣớc và kết nối quốc tế để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của khu vực tƣ nhân và nhà nƣớc. háng 10/2014, Chính phủ Indonesia đã công bố kế hoạch kết nối băng thông rộng trị giá 278.000 tỷ rupiah để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Kế hoạch này xác định phát triển băng thông rộng tại quốc đảo này và hoạch định chiến lƣợc cho 5 năm tới với mục đích chủ yếu nhằm khuyến khích tăng trƣởng kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tất nhiên, điều tƣơng tự cũng cần áp dụng đối với lĩnh vực ICT ở Indonesia. Để đáp ứng yêu cầu, bắt kịp với sự phát triển quốc tế, bao gồm cả kết nối với các nƣớc thành viên ASEAN khác, quy hoạch kết nối băng thông rộng nên đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Liên quan đến phát triển ICT ở Indonesia, có một số vấn đề nhƣ kỹ năng giáo dục và đào tạo cần đƣợc tăng cƣờng bằng cách kết nối các trƣờng học thông qua Internet, thực hiện chƣơng trình dạy và học điện tử, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).

Bảng 3.5. GDP cho R&D tại một số quốc gia ASEAN (2011)

(Đơn vị : USD)

STT Quốc gia Chi R&D bình quân đầu

ngƣời

Chi R&D %GDP Thứ hạng trên thế giới 1 Singapore 1166.84 6.3 tỷ 2.2% 26 2 Malaysia 86.54 2.6 tỷ 0.63% 36 3 Thái Lan 22.15 1.46 tỷ 0.25% 40 4 Indonesia 2.88 0.72 tỷ 0.07% 48 5 Việt Nam 5.80 0.52 tỷ 0.19% 54

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Indonesia đã chi 0,07% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho R&D trong năm 2010 so với Malaysia là 0,63%, Singapore 2,2% và Thái Lan 0,25%. Đối với một quốc gia có cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, các trung tâm dữ liệu nhà nƣớc phục vụ công chúng là bắt buộc ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, có tính đến những rủi ro về môi trƣờng (động đất, lũ lụt, sạt lở đất và núi lửa), các khía cạnh dự phòng (phục hồi thảm họa), an ninh (truy cập, giám sát, nguồn điện ổn định) và các hoạt động chuyên môn. Việc chia sẻ cơ sở hạ tầng liên ngành giúp giảm chi phí.

Bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin, việc thúc đẩy thị trƣờng thích hợp với các công nghệ mới nhƣ các ứng dụng di động, mã nguồn mở, dịch vụ lƣu trữ, 4G/5G, thông tin liên lạc, ICT xanh, Trung tâm cuộc gọi... sẽ đƣợc xem xét. Đối với kết nối quốc tế, Indonesia đang phụ thuộc vào các tuyến cáp ngầm quốc tế dƣới biển, hầu hết đi qua vùng biển Singapore và Malaysia. Việc đầu tƣ hệ thống cáp ngầm mới với các tuyến đƣờng khác nhau đang đƣợc lên kế hoạch, chẳng hạn nhƣ tuyến cáp ngầm Đông Nam Á - Mỹ trị giá khoảng 250 triệu USD sẽ kết nối Manado - cửa ngõ phía Đông Indonesia và Davao ở miền Nam Philippines qua Guam đến bờ Tây nƣớc Mỹ. Khi hoàn thành vào năm 2017, hệ thống cáp ngầm dài khoảng 15.000 km này sẽ cung cấp thêm 20 terabit mỗi giây (Tbps), kết nối Indonesia với Philippines và Mỹ. Việc dự phòng và định tuyến đa dạng các loại cáp ngầm rất quan trọng để bảo vệ kết nối chống tấn công khủng bố, phá hoại và đứt cáp do các thảm họa tự nhiên nhƣ động đất dƣới biển.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch : Theo Bộ trƣởng Du lịch

Indonesia Arief Yahya: ―Du lịch là một trong những ngành đầu tầu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của Indonesia, chúng tôi đã có sự đầu tƣ lớn vào lĩnh vực này trong nhiều năm qua. Ngành công nghiệp du lịch giúp tạo ra sự phát triển nhanh nhất và rẻ nhất cho nền kinh tế, tạo ra việc làm cho ngƣời dân. Ngành du lịch Indonesia đóng góp 10% tăng trƣởng GDP với mức 82 tỉ USD/năm, mức cao nhất trong các nƣớc ASEAN. Sự tăng trƣởng của ngành du lịch còn cao hơn lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất ô tô, máy móc và công nghiệp khai mỏ của Indonesia‖.

Đội ngũ lao động làm việc trong ngành du lịch hầu hết có khả năng ngôn ngữ thành thạo. Để tạo cơ hội học hỏi, trao đổi cũng nhƣ trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng

cho nguồn nhân lực trong ngành du lịch, Indonesia cùng 7 nƣớc ASEAN đã cùng ký kết 8 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs), tạo điều kiện cho các lao động lành nghề di chuyển trong khu vực. Theo đó, cho phép chứng chỉ của lao động lành nghề đƣợc cấp bởi các cơ quan chức năng tƣơng ứng tại một số quốc gia sẽ đƣợc thừa nhận bởi các nƣớc thành viên khác trong khu vực. Trong lĩnh vực du lịch là Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động du lịch (MRA-TP).

MRA-TP đƣợc xem là nền tảng để tăng cƣờng chuyển dịch lao động trong ngành du lịch giữa các nƣớc ASEAN, cân bằng cung cầu đối với các nghề du lịch. Hiện nay, ngành du lịch ASEAN đã xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề chung cho 6 nghiệp vụ lễ tân, buồng, bếp, dịch vụ ăn uống, đại lý du lịch và điều hành tour với tổng số 32 chức danh nghề, không bao gồm nghề hƣớng dẫn viên du lịch. Giáo trình đào tạo nghề chung cũng đã đƣợc xây dựng. Một số nƣớc nhƣ Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã có cơ quan quốc gia cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch cho ngƣời lao động. Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng một khi thị trƣờng lao động các nƣớc ASEAN mở cửa, thách thức lớn sẽ đến với chính những ngƣời đang làm trong ngành du lịch. Đó là sự cạnh tranh của nguồn nhân lực có trình độ cao hơn đến từ các quốc gia trong khu vực nhƣ Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan hay Indonesia.

Chi phí hợp lý là nguyên nhân chính hút khách tới Indonesia : theo kết quả

khảo sát, khách du lịch quốc tế chi tiêu trung bình 1.634 USD cho mỗi chuyến thăm Indonesia, bằng một nửa mức trung bình 2.930 USD của du lịch toàn cầu. Trong tổng chi phí này, du khách nƣớc ngoài dành 30% cho mua sắm, 25% cho ăn uống, 11% cho các hoạt động giải trí, 7% cho đi lại, 4% cho sử dụng đƣờng bay nội địa và phần còn lại cho một số mục đích khác.

(Nguồn : Tổng cục du lịch Indonesia)

Du khách đến với Indonesia bên cạnh sử dụng những dịch vụ hạng sang, có thể tìm đến với những dịch vụ ăn ở, tham quan hợp lý với ngân sách của mình. Ẩm thực bình dân tại Indonesia luôn luôn thu hút rất nhiều du khách thƣởng thức với chi phí rất rẻ. Chẳng hạn nhƣ Bakso hay súp thịt viên là một trong những món ăn du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 65 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)