Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 101 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.4. Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch và một số hàm ý cho Việt Nam

3.4.3. Phát triển nguồn nhân lực

Ngành du lịch là một ngành kinh tế xuất khẩu tại chỗ. Phát triển du lịch không những có thể tăng nguồn thu GDP cho đất nƣớc mà còn có thể tạo ra rất nhiều việc làm cho xã hội. Phát triển du lịch quốc tế đến không những đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ tốt mà còn đòi hỏi về kiến thức, sự hiểu biết cũng nhƣ khả năng sử dụng các công cụ trong quản lý kinh doanh hiện đại nhƣ computer, Internet, thƣơng mại điện tử…Đồng thời hệ thống hƣớng dẫn viên và nhân viên phục vụ trong lĩnh vực du lịch cũng đòi hỏi có tính chuyên môn hơn, nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả phục vụ. Có nhƣ vậy mới có thể nâng cao sức hấp dẫn của mình trong môi trƣờng có tính cạnh tranh quốc tế cao.

Hiện nay Trung Quốc đã rất chú ý, coi trọng công tác đào tạo nhân lực cho ngành du lịch. Tại Trung Quốc năm 2000 có tới 1195 cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch , gần đây mỗi năm Trung Quốc đào tạo thêm gần 300.000 ngƣời có khả năng làm việc trong lĩnh vực du lịch từ chuyên ngành quản lý đến các nhân viên phục vụ. Trung Quốc đã xây dựng bốn trung tâm đào tạo bồi dƣỡng nhân lực du lịch lớn cấp quốc gia do Cục du lịch quốc gia tổ chức, chỉ đạo: Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng lãnh đạo, quản lý du lịch các tỉnh thành; Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng giám đốc khách sạn; Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ lữ hành và Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch nhằm giải quyết tạm thời tình trạng thiếu cán bộ nhân viên chất lƣợng cao trong ngành du lịch.

Việc quản lý, kiểm tra hƣớng dẫn viên du lịch cũng đƣợc Trung Quốc hết sức quan tâm bởi hƣớng dẫn viên là ngƣời trực tiếp tiếp xúc với du khách, thái độ trình độ của hƣớng dẫn viên có ảnh hƣởng rất lớn đến đánh giá chất lƣợng dịch vụ du lịch Trung Quốc của du khách quốc tế. Đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch đƣợc tiêu chuẩn hoá và gần đây Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra trình độ hƣớng dẫn viên du lịch trên phạm vi cả nƣớc. Trung Quốc cũng có những chính sách rất linh hoạt trong việc khắc phục tình trạng thiếu nhân lực tạm thời trong ngành du lịch

song song với chiến lƣợc phát triển nhân lực du lịch lâu dài. Một ví dụ điển hình là tình trạng thiếu nhân lực có chuyên môn để phát triển du lịch Tây Tạng (một tuyến du lịch thu hút nhiều sự chú ý của du khách quốc tế). Cục du lịch quốc gia Trung Quốc đã chỉ thị yêu cầu Cục du lịch 23 tỉnh thành trên toàn quốc tuyển chọn từ hơn 80 công ty du lịch và các học viện, trƣờng đào tạo du lịch gần 200 nhân viên hƣớng dẫn ƣu tú đến Tây Tạng làm việc nhằm giải quyết tạm thời, hữu hiệu vấn đề thiếu thốn hƣớng dẫn viên. Mặt khác, không chỉ giải quyết tạm thời Trung Quốc còn tăng cƣờng dạy ngoại ngữ cho học sinh từ cấp tiểu học đến trung học ở Tây Tạng để từng bƣớc tạo cơ sở lâu dài để bồi dƣỡng, phát triển nhân tài trong lĩnh vực du lịch ở Tây Tạng. Đồng thời uỷ thác cho đại học Tứ Xuyên và Chiết Giang từ năm 2004 đến năm 2008 liên tục trong vòng 5 năm mở các lớp chuyên về quản lý du lịch Tây Tạng.

Tổng cục Thái Lan rất chú trọng đào tạo và hình thành một đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Ở Thái Lan, để đƣợc trở thành hƣớng dẫn viên chuyên nghiệp đƣợc cấp thẻ, yêu cầu học hỏi rất vất vả và trải qua quá trình thi cử cũng rất khó khăn. Chẳng hạn nhƣ, một trong những yêu cầu tất yếu đối với hƣớng dẫn viên du lịch tại Thái Lan là tối thiểu phải thông thạo 3 ngoại ngữ. Chính vì vậy, Thái Lan đã và đang có đội ngũ hƣớng dẫn viên rất chuyên nghiệp. Đội ngũ này rất biết cách chào mời, dẫn khách đến những nơi giải trí, những nơi bán hàng để làm giàu thêm cho những cơ sở kinh doanh đi kèm với du lịch ở đất nƣớc mình và vẫn luôn làm hài lòng du khách.

Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, không chỉ trong ngành du lịch nói riêng mà ở nhiều ngành nghề khác, vấn đề chất lƣợng của nguồn nhân lực đang là vấn đề rất đáng lo ngại. Tình trạng thừa lao động, thiếu chuyên môn diễn ra phổ biến. Phát triển du lịch quốc tế đến đòi hỏi hệ thống cán bộ nhân viên có trình độ tốt, để cán bộ thì có thể quản lý có hiệu quả ngành du lịch Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế , đồng thời nhân viên hƣớng dẫn, phục vụ sao cho tạo ấn tƣợng tốt đẹp với du khách quốc tế. Cho đến nay Việt Nam trong công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển lực lƣợng lao động cho lĩnh vực du lịch vẫn chƣa đƣợc thống nhất. Nội dung và chƣơng trình đào tạo ở các trƣờng chƣa đƣợc thống nhất, nhất là ở bậc đại học. Quy mô đào

tạo còn manh mún, chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đặt ra. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trong hầu hết các trƣờng còn thiếu thốn, lạc hậu. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có chuyên môn và kinh nghiệm không nhiều. Trong khi đó, việc đầu tƣ cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực du lịch thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Do đó chƣơng trình đào tạo không đều, ảnh hƣởng đến việc thực thi nghiệp vụ du lịch. Bên cạnh đó, vẫn chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị đào tạo và các đơn vị sử dụng nhân lực du lịch.

Từ những vấn đề tồn tại trên, ta có thể thấy việc đào tạo, phát triển nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện còn nhiều vấn đề tồn tại, tuy hình thức biện pháp phát triển nhân lực du lịch ở Trung Quốc chƣa phải là lý tƣởng song Việt Nam cũng có thể xem xét tham khảo một số cách làm của Trung Quốc nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất nhanh chóng khắc phục tình trạng nhân lực vừa thiếu vừa yếu của du lịch Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành du lịch kinh nghiệm của một số nước châu á và hàm ý cho việt nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)