CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng hợp và phân tích dữ liệu
2.2.1. Xử lý thông tin sơ cấp
Các thông tin sơ cấp sẽ đƣợc tổng hợp và phân tích bằng các phƣơng pháp thống kê, mô tả để phân tích dữ liệu thu thập đƣợc từ các mẫu nghiên cứu chuẩn (mẫu phiếu hợp lệ, ngƣời đƣợc phỏng vấn thỏa mãn các yếu tố mà phiếu điều tra yêu cầu). Tỷ lệ của các câu trả lời sẽ đƣợc phân tích ở chƣơng 3 của luận văn.
* Mục tiêu của kết quả khảo sát điều tra đạt đƣợc:
- Tổng hợp đƣợc ý kiến của ngƣời đƣợc phỏng vấn về các câu hỏi đƣa ra trong bảng hỏi điều tra khảo sát.
- Thực trạng quản trị danh mục tín dụng tại đơn vị làm việc của ngƣời đƣợc phỏng vấn.
- Đƣa ra những giải pháp tổng thể nhất nhằm quản trị danh mục tín dụng của ngân hàng, từ đó chỉ ra những kiến nghị cụ thể về quản trị danh mục tín dụng với ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc
2.2.2. Xử lý thông tin thứ cấp
Với những thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập đƣợc tác giả đã sàng lọc, lựa chọn những thông tin phù hợp, xác nhận lại thông tin chính xác,và thông qua những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả quản trị danh mục tín dụng của ngân hàng, luận văn đã đi sâu phân tích các số liệu, đƣa ra các giải thích, cũng nhƣ đƣa ra những nguyên nhân của các chỉ tiêu ở từng thời kỳ khác nhau để có một cái nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động quản trị danh mục tín dụng. Từ đó rút ra nhận xét và đƣa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp. Căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích dữ liệu khác nhau:
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Xuất phát từ mục đích nghiên cứu tác giả đã lựa chọn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả cho luận văn của mình. Đƣợc mô tả cụ thể bằng các con số để trình bày các chỉ tiêu đã đƣa ra làm cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình huy động vốn, tình hình quản trị danh mục tín dụng. Là phƣơng pháp phân tích và xác định mức đô ̣ ảnh hƣởng của các nhân tố đến ch ỉ tiêu phân tích, sau đó xem xét tính chất ảnh hƣởng của từng nhân tố , nhƣ̃ng nguyên nhân dẫn đến sƣ̣ biến đô ̣ng của tƣ̀ng nhân tố và xu thế nhân tố trong tƣơng lai sẽ vâ ̣n đô ̣ng nhƣ thế nào . Tuỳ thuô ̣c mối quan hê ̣ giƣ̃a các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích , ngƣời ta có thể chia thành phƣơng pháp số chênh lê ̣ch , phƣơng pháp hiê ̣u số tỷ lê ̣ , phƣơng pháp cân đối.
- Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ số hoạt động quản trị danh mục tín dụng của BIDV chi nhánh Hà Tây. Khi so sánh thƣờng đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau để biết đƣợc mức độ biến động của các đối tƣợng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính. Cụ thể, trong luận văn tác giả đã xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu gốc, từ đó đƣa ra các nhận xét kết luận. Hai phƣơng pháp so sánh chủ yếu đƣợc sử dụng: + Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Đƣợc thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế, cho thấy sự biến động về mặt số lƣợng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: Đƣợc tính theo tỷ lệ %, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Phƣơng pháp biểu đồ: Xây dựng các bảng, biểu đồ dựa trên biến chuỗi thời gian. Sử dụng các bảng, biểu đồ để phản ánh thực trạng phát triển hoạt động quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng BIDV.
- Phƣơng pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong giai đoạn 2014 – 2016 và dựa vào những thuận lợi và hạn chế của BIDV chi nhánh Hà Tây, chúng ta có thể đƣa ra nguyên nhân về tình trạng hoạt động của BIDV chi nhánh Hà Tây, biết đƣợc những khó khăn, những thiếu sót mà BIDV chi nhánh Hà Tây đang gặp phải, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị danh mục tín dụng có thể khắc phục nhƣợc điểm trên
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu quản trị danh mục tính dụng có mục đích thông tin cho ngƣời đọc để đánh giá độ tin cậy về kết quả của luận văn, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin nghiên cứu về đề tài nghiên cứu. Từ các số liệu thu thập đƣợc, luận văn tiến hành phân tích thực trạng, chỉ ra đƣợc hạn chế, nguyên nhân và nêu giải pháp cho công tác quản trị danh mục tín dụng ở chƣơng sau.
CHƢƠNG 3:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NHTMCP ĐT&PT VIỆT NAM- CN HÀ TÂY