Thiết lập bộ máy quản trị danh mục tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 97 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị danh mục tín dụng tại Ngân hàng

4.3.1. Thiết lập bộ máy quản trị danh mục tín dụng

Để nâng cao chất lƣợng trong công tác quản lý danh mục tín dụng, BIDV Hà Tây cần đặc biệt chú trọng đến vai trò, chức năng của bộ phận quản lý danh mục tín dụng. Chính vì vậy, thiết lập một cơ cấu tổ chức quản trị danh mục tín dụng khoa học, chặt chẽ là yêu cầu vô cùng quan trọng và cần thiết, là tiền đề, nền tảng cho công tác quản trị danh mục tín dụng của một ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng mà công tác quản trị danh mục còn yếu kém nhƣ chi

nhánh BIDV Hà Tây. Hiện tại chi nhánh đã có khối quản trị rủi ro làm công tác quản trị danh mục. Song đơn vị này làm việc vẫn chƣa hiệu quả. Cùng với quy mô, mức độ phức tạp của danh mục tín dụng, phƣơng pháp quản trị danh mục mà ngân hàng lựa chon, bộ phận quản lý danh mục sẽ có những bƣớc chuyển biến trọng yếu. Cụ thể:

- Cơ cấu tổ chức hoạt động quản trị danh mục tín dụng của BIDV Hà Tây cần tiếp tục phát triển theo hƣớng tăng cƣờng vai trò của các bộ phận xây dựng kế hoạch kinh doanh và khối quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý danh mục tín dụng nhằm tƣ vấn tham mƣu cho ban lãnh đạo định hƣớng hoạt động quản lý danh mục tín dụng.

Phân quyền trong quản lý cũng cần đƣợc chi nhánh ngân hàng chú trọng. Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và cách thức phối hợp của các bộ phận trong hoạt động quản lý danh mục không những gia tăng hiệu quả quản lý danh mục của chi nhánh ngân hàng mà còn giúp nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ ngân hàng trong công tác quản trị rủi ro, gia tăng sự minh bạch, uy tín của ngân hàng.

- BIDV Hà Tây cần đảm bảo tính độc lập của bộ phận quản lý rủi ro để tăng cƣờng tính hiệu quả quản lý rủi ro. Để đảm bảo tính khách quan, hiệu quả quản lý, chi nhánh cũng cần phân tách độc lập giữa chức năng thiết lập các hạn mức rủi ro và chức năng giám sát danh mục.

- Chi nhánh cũng cần tăng cƣờng sự phối hợp, gắn kết giữa ba bộ phận: kinh doanh, thẩm định phê duyệt tín dụng và quản trị danh mục tín dụng. Nếu các bộ phận này không có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ thì việc quản lý danh mục sẽ trở lên rời rạc, thông tin tƣơng tác kém hiệu quả và việc điều chỉnh danh mục tín dụng để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra sẽ không thể thực hiện kịp thời. Do vậy việc tăng cƣờng phối hợp giữa các bộ phận sẽ là cơ sở phát huy hiệu quả quản lý toàn danh mục tín dụng, đảm bảo lợi lích cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)