CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP ĐT &PT Việt Nam– chinhánh Hà Tây;
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP ĐT &PT Việt Nam– chinhánh Hà
nhánh Hà Tây.
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây có trụ sở chính đặt tại 197 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, có 176 cán bộ đứng đầu là Giám đốc và 3 phó giám đốc. Với cơ cấu gọn nhẹ, hợp lí, hoạt động hiệu quả của BIDV Chi nhánh Hà Tây đã đƣợc chứng minh qua kết quả kinh doanh hàng năm, quy mô hoạt động của chi nhánh cũng không ngừng đƣợc mở rộng.
Cơ cấu tổ chức của bộ máy BIDV Chi nhánh Hà Tây gồm: Ban Giám đốc (4 ngƣời), khối Quan hệ khách hàng (3 phòng), khối Quản lý rủi ro (1 phòng), khối tác nghiệp (5 phòng), khối Quản lý nội bộ (2 phòng), khối Trực thuộc (7 phòng Giao dịch).
Cơ cấu tổ bộ máy tổ chức của BIDV Chi nhánh Hà Tây đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV – Chi nhánh Hà Tây
3.1.2.1. Chức năng chung của các Phòng
- Đầu mối đề xuất, tham mƣu, giúp việc Giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch, chƣơng trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ đƣợc phân giao, các văn bản hƣớng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ đƣợc giao.
- Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ đƣợc giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đƣợc giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn, chính xác, trung thực, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng đƣợc giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức chức năng, nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh.
- Tổ chức lƣu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lƣu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp…) tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của Phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh, của BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.
- Thƣờng xuyên cải tiến phƣơng pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tƣợng tốt đẹp về Chi nhánh/BIDV. Nghiên cứu, đề xuất nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ đƣợc giao quản lý. Thƣờng xuyên tự kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ đƣợc phân công.
3.1.2.2. Chức năng cụ thể của các phòng thuộc các khối: a. Khối quan hệ khách hàng:
- Tham mƣu, đề xuất thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng: Đề xuất triển khai thực hiện chính sách khách hàng, phát triển thị trƣờng, thị phần; triển khai các sản phẩm hiện có. Xác định thị trƣờng mục tiêu, khách hàng mục tiêu; xây dựng và triển khai chƣơng trình, kế hoạch bán
sản phẩm tháng/quý/năm và các giải pháp tiếp thị, marketing nhằm phát triển khách hàng, thị trƣờng, thị phần, quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm, dịch vụ theo mục tiêu của Chi nhánh và BIDV.
- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thƣơng mại, kinh doanh vốn và tiền tệ,...):
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Thu thập thông tin, phân tích, thẩm định đánh giá dự án, khoản vay; đối chiếu với các điều kiện tín dụng; đánh giá tài sản đảm bảo.
- Lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/chuyển Phòng Quản lý rủi ro rà soát, thẩm định rủi ro theo đúng quy trình cấp tín dụng của BIDV. Thông báo cho khách hàng về quyết định tín dụng của Chi nhánh/BIDV.
- Hƣớng dẫn khách hàng và chuẩn bị hồ sơ tín dụng theo quy định. Đề xuất cho vay/bảo lãnh/điều chỉnh tín dụng các dự án/khoản vay của khách hàng; soạn thảo hợp đồng tín dụng/bảo lãnh và các hợp đồng có liên quan khác và đảm bảo các hợp đồng này đƣợc lập, đƣợc ký theo đúng quy định.
- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.; Đề xuất các phƣơng án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu. Đề xuất các phƣơng án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp...).
b.Khối Quản lý rủi ro:
- Tham mƣu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng: Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch tín dụng (giới hạn, cơ cấu, hiệu quả, mức sinh lời...) trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào quản lý danh mục.
Đầu mối đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.
- Giám sát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phƣơng án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.
- Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lƣợng tín dụng; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của Chi nhánh.
- Ngoài ra phòng còn làm đầu mối trong công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, công tác phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lƣợng ISO và công tác kiểm tra nội bộ tại chi nhánh.
c. Khối tác nghiệp:
+ Phòng Quản trị tín dụng:- Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh, tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng. Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ ký khách hàng và các tác nghiệp liên quan theo quy trình của BIDV.
+ Các phòng giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp theo quy định. Thực hiện giải ngân
vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân đƣợc phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi, Thực hiện giao dịch về sản phẩm, dịch vụ thẻ..
+ Phòng QL&DV kho quỹ: Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ; Quản lý quỹ (thu/chi, xuất/nhập, Tổ chức việc thực hiện nộp/rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nƣớc và các đơn vị liên quan; tổ chức việc tiếp quỹ/thu gom tiền tại các đơn vị trực thuộc, các ATM....
c. Khối nội bộ:
- Phòng Kế hoạch tài chính: Xây dựng các kế hoạch nghiệp vụ (tín dụng, bản lẻ, huy động vốn, tài trợ thƣơng mại, thanh toán...) gắn với kế hoạch thu-chi tài chính từng đơn vị, Xác định hệ thống các chỉ tiêu kinh doanh về quy mô, doanh số, cơ cấu, tốc độ tăng trƣởng, chất lƣợng, hiệu quả, phân giao kế hoạch cho các đơn vị và giám sát, đôn đốc thƣc hiện.
-Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận.Đầu mối phối hợp với các phòng liên quan để xây dựng và trình kế hoạch tài chính, tài sản, kế hoạch quỹ thu nhập hàng năm theo quy định.
- Xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức chi tiêu nội bộ và quản lý tài chính của Chi nhánh, đảm bảo tiết kiệm, hợp lý, đúng chế độ. Theo dõi, quản lý tài sản (giá trị), vốn và các quỹ của Chi nhánh. Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nƣớc...
- Phòng Tổ chức hành chính: Triển khai mô hình tổ chức của Chi nhánh theo phê duyệt của BIDV, quản lý cán bộ; quản lý tiền lƣơng, giải quyết chế độ chính sách liên quan đến ngƣời lao động. Thực hiện công tác văn thƣ theo quy định,
Công tác quản trị, hậu cần: thực hiện mua sắm các loại tài sản, công cụ... Đảm bảo an ninh cho hoạt động của Chi nhánh, thực hiện công tác hậu cần, lễ tân, khánh tiết cho các cuộc họp, hội nghị...
d. Khối trực thuôc: bao gồm các phòng giao dịch
Nhiệm vụ chủ yếu Là đại diện theo uỷ quyền của Chi nhánh để thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng; xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với khách hàng trong hoạt động huy động vốn, tín dụng, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, tuân thủ các qui định của Pháp luật.
3.1.3. Một số kết quả đạt đƣợc của Ngân hàng TMCP ĐT &PT Việt Nam– chi nhánh Hà Tây.