CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản trị danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP ĐT &PT Việt
3.2.2. Phân tích việc thực hiện các nội dung của quản trị danh mục tín dụng
trọng khoảng một phần ba thu nhập ròng đem lại từ các mặt hoạt động, bên cạnh các nguồn thu từ huy động vốn, dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ...Tuy nhiên trong thời gian ba năm từ 2014-2016 nhận thấy xu hƣớng thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng có xu hƣớng giảm dần tỷ trọng trong tổng nguồn thu. Mặc dù dƣ nợ tín dụng của chi nhánh tăng trƣởng khá với mức bình quân 25%/năm tuy nhiên thu nhập ròng từ tín dụng lại tăng trƣởng không tƣơng xứng. Năm 2015 thu nhập ròng từ hoạt đông tín dụng tăng 8% so với năm 2014, tuy nhiên sang đến năm 2016, thu nhập ròng từ tín dụng đã giảm so với năm 2015 và cả năm 2014. Tỷ trọng trong tổng nguồn thu năm 2014 đang chiếm 35.35% thì đến năm 2016 chỉ còn 28.22%/tổng thu nhập ròng.
Qua nghiên cứu Báo cáo tổng kết các năm 2015, 2016 nhận thấy nguyên nhân của việc giảm sút nêu trên là do một khách hàng có dƣ nợ lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản bị suy giảm trong hoạt động kinh doanh, không có khả năng trả nợ dẫn đến bị nợ quá hạn trong năm 2015 và đến năm 2016 đã bị chuyển nhóm nợ. Một khoản lớn lãi dự thu bị loại trừ ra khỏi thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng của chi nhánh. Và đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm thu nhập ròng tín dụng nêu trên. Qua đây cũng nhận thấy kết quả của việc tập trung quá nhiều dƣ nợ vào một nhóm, một số đối tƣợng khách hàng. Khi khách hàng suy giảm khả năng tài chính, rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng cao.
3.2.2. Phân tích việc thực hiện các nội dung của quản trị danh mục tín dụng. dụng.
3.2.2.1. Xây dựng danh mục tín dụng
Nhƣ đã nói ở chƣơng 1, xây dựng một danh mục tín dụng hiệu quả là một công việc vô cùng quan trọng trong công tác quản trị danh mục tín dụng của một ngân hàng.
Chính sách tín dụng của BIDV đƣa ra một số định hƣớng về danh mục tín dụng của ngân hàng. Đây là những dấu hiệu cho thấy công tác xây dựng danh mục tín dụng đã đƣợc BIDV Hà Tây quan tâm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng lại ở định hƣớng, BIDV Hà Tây vẫn chƣa chính thức xây dựng một danh mục tín dụng kế hoạch cụ thể với các loại hình tín dụng phân theo thời hạn cấp tín dụng, đối tƣợng khách hàng và ngành kinh tế,… và tỷ trọng của từng loại trong danh mục phù hợp với đặc điểm riêng của ngân hàng nhằm hƣớng hoạt động tín dụng theo mục tiêu đặt ra và có thể thực hiện hoạt động cấp tín dụng một cách chủ động, hiệu quả nhất. Thông qua thực trạng danh mục tín dụng của BIDV Hà Tây từ năm 2014 – 2016, có thể thấy danh mục tín dụng đƣợc hình thành một cách ngẫu nhiên, không theo đúng những định hƣớng kế hoạch nêu trên. Ngân hàng chấp nhận và phê duyệt từng khoản vay đơn lẻ, xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng, danh mục tín dụng vì vậy, sẽ tập hợp các khoản cho vay hoàn toàn tự phát theo nhu cầu của khách hàng.
3.2.2.2. Giám sát danh mục tín dụng
Với một danh mục tín dụng không đƣợc thiết lập trƣớc, các loại hình tín dụng và tỷ trọng của mỗi loại hình trong danh mục phần lớn tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng; vì vậy, BIDV Hà Tây không thể chủ động giám sát theo dõi danh mục tín dụng. Thực tế BIDV chỉ chú trọng chỉ tiêu kế hoạch tổng dƣ nợ hàng năm cho toàn ngân hàng, chƣa thực sự quan tâm dƣ nợ cho vay đối với từng đối tƣợng khách hàng, ngành kinh tế, thời hạn cấp tín dụng, sản phẩm,… Công tác giám sát tín dụng của BIDV Hà Tây chỉ thể hiện qua việc kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện dƣ nợ kế hoạch các chi nhánh, các đơn vị đã cam kết, đảm bảo đạt đƣợc tổng dƣ nợ kế hoạch mà ngân hàng đã đề ra. Mặc dù, chính sách tín dụng vẫn đƣa ra những định hƣớng tín dụng chung, đồng thời, kế hoạch hàng năm cũng đặt ra chi tiết đối tƣợng khách hàng và cơ cấu dƣ nợ song những định hƣớng,
kế hoạch này vẫn chƣa đƣợc triển khai, giám sát thực hiện một cách hiệu quả. Ví dụ nhƣ trong định hƣớng đặt ra giảm tín dụng trung và dài hạn song từ năm 2014- 2016 tín dụng trung và dài hạn đang có xu hƣớng ngày càng tăng cao, từ việc chỉ chiếm khoảng 26% tổng dƣ nợ trong năm 2014 lên đến 43% tổng dự nợ trong năm 2016.
Về quy mô và cơ cấu danh mục tín dụng chƣa đƣợc ngân hàng xem xét trong mối tƣơng quan giữa lợi nhuận và rủi ro mà quy mô danh mục đó mang lại. Vào thời điểm thị trƣờng bất động sản phát triển mạnh mẽ, các dự án xây dựng và thi công xây lắp đang mọc lên ngày càng nhiều, nhƣ các ngân hàng khác BIDV Hà Tây đã tập trung vốn với tỷ lệ cao cho lĩnh vực này, dẫn đến sự bất ổn trong cơ cấu danh mục, mặc dù lợi nhuận mang lại ngay tức thì không nhỏ. Theo số liệu phân tích ở trên, trong giai đoạn năm 2014- 2016 tín dụng cho xây dụng và thi công xây lắp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng nợ của ngân hàng, đều chiếm tỷ trọng trên 50%, năm 2014 tỷ trọng dƣ nợ xây dựng và thi công xây lắp là 56,26%, đến năm 2016 con số này đã lên tới 66,7%. Chính việc tập trung dƣ nợ vào một đối tƣợng khách hàng, một ngành kinh tế, khi thị trƣờng bất động sản chững lại, lợi nhuận của ngân hàng giảm đi, đồng thời, nợ quá hạn liên tục tăng cao. Đây là hậu quả của việc thiếu quan tâm giám sát, kiểm soát danh mục tín dụng của ngân hàng.
Một thực tế đặt ra là dƣ nợ tín dụng của 20 khách hàng lớn của ngân hàng vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ, mặc dù từ nhiều năm trƣớc, ngân hàng đã có định hƣớng giảm dần tỷ trọng dƣ nợ 20 khách hàng/ nhóm khách hàng liên quan lớn nhất nhằm giảm dần mức độ tập trung tín dụng, giảm dần rủi ro tín dụng xong đến nay tín dụng cho nhóm khách hàng này vẫn luôn chiếm hơn 60% tỷ trọng trong tổng nợ của ngân hàng. Điều này đặt ra câu hỏi cho việc hành động theo định hƣớng đặt ra có thực sự hiệu quả? Công tác giám sát danh mục đầu tƣ đã thực sự đƣợc quan tâm?
Biểu đồ 3.3: Mức độ quan tâm đến công tác quản trị danh mục tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng BIDV
40% 20% 40%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Chưa được quan tâm Rất được quan tâm Quan tâm chưa nhiều
Công tác quản trị danh mục tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng BIDV
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát trong nghiên cứu này)
Theo kết quả phỏng vấn các đồng nghiệp làm việc tại các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống BIDV, thu đƣợc kết quả. 40% nhận định cho rằng công tác quản trị danh mục tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chƣa đƣợc quan tâm, 40% cho rằng công tác quản trị danh mục đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa đúng mức. Số còn lại cho rằng công tác này đã rất đƣợc chi nhánh ngân hàng quan tâm. Hiện nay tại các chi nhánh ngân hàng BIDV đều có bộ phận riêng để thực hiện công tác quản trị danh mục tín dụng. Đó là khối quản lý rủi ro. Khối Quản lý rủi ro làm nhiệm vụ tham mƣu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng, xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch tín dụng (giới hạn, cơ cấu, hiệu quả, mức sinh lời...) trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào quản lý danh mục. Hội sở
cũng đã có những định hƣớng chính sách đƣợc đƣa ra đối với danh mục tín dụng, Song trên thực tế tại các chi nhánh công tác quản trị danh mục tín dụng vẫn thụ động, việc thực hiện cấp tín dụng cơ bản vẫn phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng.
3.2.2.3. Tái xét, đánh giá danh mục tín dụng và điều chỉnh quy mô, cơ cấu danh mục sau tái xét
Theo quy định chức năng nhiệm vụ các phòng/ban tại BIDV Hà Tây, Khối quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mƣu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng, xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch tín dụng (giới hạn, cơ cấu, hiệu quả, mức sinh lời...) trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đồng thời, quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào quản lý danh mục. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện chức năng này vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế do trình độ cán bộ, hệ thống công nghệ hỗ trợ công tác quản lý chƣa tốt. Ở những năm trƣớc, hệ thống chƣa phân loại tốt các đối tƣợng khách hàng phục vụ công tác quản lý danh mục do chƣa làm tốt công tác khai báo đầu vào. Năm 2016 đƣợc coi là một năm có nhiều bƣớc tiến mới trong công tác quản lý danh mục tín dụng khi việc phân loại dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng các loại hình doanh nghiệp đƣợc cải thiện rõ rệt. Việc phân loại tín dụng đƣợc làm tốt từ khâu khai báo đầu vào, công tác quản lý tín dụng theo danh mục đƣợc chú trọng. Tuy nhiên công tác này vẫn dừng ở mức định hƣớng, trên thực tế dƣ nợ của ngân hàng vẫn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu khách hàng, điều này khiến cho công tác tái xét danh mục tín dụng của BIDV Hà Tây chỉ dừng lại ở việc kiểm tra từng khoản tín dụng đơn lẻ, chƣa quan tâm đến việc tái xét toàn bộ danh mục xét trên mối tƣơng quan giữa lợi nhuận và rủi ro. Sau công tác tái xét, kiểm soát các khoản vay có vấn đề, ngoài việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý các khoản vay có vấn đề thì việc điều chỉnh quy mô, cơ cấu
danh mục tín dụng vẫn chƣa đƣợc chi nhánh ngân hàng thực hiện. Chi nhánh vẫn chƣa có những sự điều chỉnh nhƣ giảm tỷ trọng cho vay ở những ngành, những khách hàng có tỷ trọng nợ quá cao trong tổng nợ để giảm bớt sự mất cân đối về cơ cấu. Trên thực tế mặc dù đã có chính sách và định hƣớng đƣợc đƣa ra nhƣng cho đến nay dƣ nợ của 20 khách hàng lớn hiện vẫn dang chiếm tỷ trọng hơn 60% tổng dƣ nợ của ngân hàng. Vì vậy, trong công tác quản trị danh mục tín dụng tại chi nhánh có chăng chỉ đƣợc thực hiện đến nội dung tái xét danh mục và kiểm soát những khoản vay có vấn đề. Chính việc thiếu chú trọng trong công tác quản lý tổng thể danh mục, dẫn đến rủi ro tập trung của danh mục trong những năm gần đây tăng cao…
Biểu đồ 3.4: Khó khăn lớn nhất ảnh hƣởng đến công tác quản trị danh mục tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng BIDV
50% 10% 40%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Trình độ cán bộ Chính sách của ngân hàng Hệ thống công nghệ
Khó khăn trong công tác quản trị danh mục tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng BIDV
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát trong nghiên cứu này)
Theo kết quả của phỏng vấn tại các chi nhánh BIDV, khó khăn lớn nhất trong công tác quản trị danh mục tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng BIDV là ở trình độ của cán bộ quản lý danh mục tín dụng. Cụ thể, 50% ý kiến cho
rằng khó khăn trong công tác quản trị danh mục là do trình độ cán bộ quản lý danh mục, 40% do hệ thống công nghệ ngân hàng chƣa đáp ứng, 10% do chính sách của ngân hàng đƣa ra chƣa phù hợp.
Việc xây dựng danh mục tín dụng nói riêng và việc quản trị danh mục tín dụng nói chung đòi hỏi phải có những chuyên gia giỏi về quản trị rủi ro, có óc phán đoán, nắm vững và có khả năng sử dụng các mô hình quản lý, đo lƣờng rủi ro danh mục, có khả năng dự báo trƣớc những biến động của thị trƣờng và có khả năng đƣa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời. Tuy nhiên, tại các chi nhánh ngân hàng đƣợc phỏng vấn, đội ngũ nhân viên quản lý tín dụng đƣợc cho rằng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của việc quản trị danh mục với 100% phiếu khảo sát đều cho kết quả chƣa đáp ứng yêu cầu. Trên thực tế, bộ phận quản lý danh mục tín dụng của các chi nhánh ngân hàng này phần lớn là sinh viên mới ra trƣờng, còn non trẻ và chƣa có kinh nghiệm trong công tác quản trị danh mục tín dụng.
Cùng với đó, hệ thống công nghệ thông tin yếu kém, cơ sở dữ liệu về khách hàng chƣa đƣợc cập nhật và lƣu trữ khoa học, có hệ thống. 80% phiếu khảo sát cho rằng hệ thống công nghệ chƣa đáp ứng, 20% còn lại cho rằng hệ thống công nghệ tại chi nhánh họ làm việc đã đáp ứng công tác quản trị danh mục. Tại BIDV Hà Tây, hệ thống báo cáo đo lƣờng gặp khó khăn do chƣa đồng bộ . Thông tin khách hàng vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng chƣa đƣợc lƣu trữ và quản lý khoa học, có hệ thống gây khó khăn cho công tác quản lý danh mục tín dụng.
Chính sách quản trị danh mục tại các chi nhánh cũng đƣợc cho là chƣa phù hợp với đặc điểm tín dụng vốn có của từng chi nhánh. Chính sách quản trị tín dụng phải phù hợp với lịch sử tín dụng của ngân hàng, tình hình thực tế tại địa bàn chi nhánh. Bởi với tình hình nền kinh tế hiện tại, việc chuyển dịch cơ cấu danh mục tín dụng của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.
tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng BIDV. Công tác quản trị danh mục tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng BIDV chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Mặc dù đã có những định hƣớng chung từ ban lãnh đạo Ngân hàng, song mới chỉ ở mức định hƣớng. Công tác quản trị danh mục tín dụng tại các chi nhánh vẫn thụ động và phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng. Cơ cấu nợ, thời hạn tín dụng hay đối tƣợng khách hàng phụ thuộc vào lịch sử tín dụng của chi nhánh, môi trƣờng cơ sở và nhu cầu khách hàng mà bản thân các chi nhánh chƣa có những tác động rõ rệt nên cơ cấu danh mục. Để đạt đƣợc kết quả mong muốn trong công tác quản trị danh mục tín dụng đòi hỏi các chi nhánh cần có những giải pháp cụ thể và tích cực hơn nữa.
3.3. Đánh giá quản trị danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Tây.