Phân tích thực trạng danh mục tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 68 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản trị danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP ĐT &PT Việt

3.2.1. Phân tích thực trạng danh mục tín dụng

Trong giai đoạn 2014-2016, nền kinh tế trong nƣớc và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Nƣớc ta đang ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng

vào nền kinh tế thế giới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh trong nƣớc. Hoạt động ngân hàng vừa phải đối phó với những khó khăn chung từ tình hình kinh tế, một mặt lại chịu sự chi phối từ các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính phủ.

Xét về cơ cấu, trên cơ sở tổng hợp các khoản cho vay thuộc sở hữu của ngân hàng tại một thời điểm nhất định và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, danh mục tín dụng của BIDV Hà Tây bao gồm các loại hình tín dụng với tỷ trọng chi tiết nhƣ sau:

3.2.1.1. Danh mục tín dụng theo thời hạn cấp tín dụng.

Bảng 3.6: Danh mục tín dụng phân theo thời hạn cấp tín dụng

Đơn vị: triệu đồng 2015 2016 /2014 /2015 Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % % % Ngắn hạn 3,096,663 73,20 3,452,349 58,42 3,942,658 56,53 11.49 14,20 Trung hạn 642,893 15,20 1,383,214 23,41 1,542,503 22,12 115.15 11,52 Dài hạn 490,968 11,61 1,073,864 18,17 1,489,592 21,36 118.72 38,71 Tổng dƣ nợ 4,230,524 5,909,427 6,974,753 39.69 18,03 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

(Nguồn: Số liệu thống kê của BIDV Hà Tây các năm 2014 – 2016)

Biểu đồ 2.2: Danh mục tín dụng phân theo thời hạn cấp tín dụng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Ngan han Trung han Dai han

11,61% 15,2% 73,2% 18,7% 58,42% 23,4% 22,1% 21,3% 56,5%

Danh mục tín dụng của BIDV Hà Tây phân theo thời hạn cấp tín dụng bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong giai đoạn trƣớc năm 2014, dƣ nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong danh mục tín dụng của BIDV Hà Tây với tỷ lệ trên 50% tổng dƣ nợ và đang có xu hƣớng giảm, cụ thể: năm 2014 dƣ nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 73,2% tổng dƣ nợ và năm 2015 là 58,42%, đến năm 2016 là 56,53%. Dƣ nợ trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong danh mục, có xu hƣớng tăng tỷ trọng qua các năm.

Năm 2015, dƣ nợ trung hạn của BIDV Hà Tây chiếm 23,41% tổng dƣ nợ, tăng 8,21% so với tỷ trọng năm 2014; cùng với đó, tỷ trọng dƣ nợ dài hạn năm 2015 cũng tăng 6,56% so với năm 2014. Xét trên góc độ tuyệt đối, quy mô của cả 3 loại hình trong danh mục có sự tăng trƣởng qua các năm. Dƣ nợ ngắn hạn của BIDV hà Tây năm 2015 là 3.452.349 triệu đồng, tăng 355.686 triệu đồng so với năm 2014. Dƣ nợ trung hạn cũng tăng từ 642.893 triệu đồng năm 2014 lên 1.383.214 triệu đồng năm 2015. Và với dƣ nợ là 490.968 triệu đồng năm 2014, thì đến năm 2015, dƣ nợ dài hạn của chi nhánh là 1.073.864 triệu đồng.

Đến năm 2010, danh mục tín dụng của BIDV Hà Tây vẫn trên đà gia tăng về số tuyệt đối, song tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn ngày càng giảm từ chiếm 58,52% tổng dƣ nợ năm 2015 giảm xuống còn 56,53% năm 2016. Trong khi đó tỷ trọng dƣ nợ trung hạn đang tăng từ mức 15,2 %(năm 2014) lên đến 23,41% (năm 2015), đến năm 2016 chiếm 22,12% tổng dƣ nợ. Dƣ nợ dài hạn theo đó tiếp tục tăng chiếm 21,36% tổng dƣ nợ trong năm 2016. Nguyên nhân của sự biến động trên là do chi nhánh đã tiến hành cho vay đối với một số khoản đầu tƣ góp vốn vào các dự án của một số lƣợng lớn khách hàng (theo thuyết minh báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2016).

dài hạn tƣơng ứng. Trong điều kiện thị trƣờng huy động vốn diễn biến không thuận lợi, nguồn vốn thiếu hụt trầm trọng, cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt hơn, việc huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn càng khó khăn hơn. Mặc dù, cơ cấu vốn huy động của chi nhánh cũng có xu hƣớng chuyển dịch từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài, cụ thể năm 2015 tiền gửi có kỳ hạn trung hạn có sự tăng trƣởng mạnh lên 1.953 tỷ đồng( tăng 1.311 tỷ đồng so với năm 2014), năm 2016 tiếp tục tăng lên 2.610 tỷ đồng (tăng 33,6% so với năm 2015), tuy nhiên, với sự gia tăng mạnh của danh mục cho vay trung dài hạn ( năm 2016 cho vay trung và dài hạn đã tăng khoảng 52,91% so với năm 2015, nguồn vốn trung dài hạn của chi nhánh vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn, ngân hàng đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn và tỷ lệ này ngày càng gia tăng.

Mặc dù vậy, do hệ thống BIDV điều hành vốn theo hƣớng mua bán vốn tập trung tại Hội sở chính nên vấn đề mất cân đối thanh khoản không xảy ra tại chi nhánh. Tuy nhiên việc tập trung cho vay trung dài hạn cũng gặp rủi ro vì chi phí mua vốn của Hội sở chính để cho vay cao, trong khi đó do cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng nên việc đòi hỏi giảm lãi suất trung dài hạn từ phía khách hàng diễn ra thƣờng xuyên, dẫn đến việc thu nhập từ hoạt động tín dụng sẽ bị giảm sút. Đồng thời, tập trung quá nhiều dƣ nợ vào cho vay trung dài hạn cũng dễ gặp rủi ro khi khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và không trả đƣợc nợ.

Chính vì vậy, chính sách kinh doanh chƣa thực sự quan tâm đến danh mục cho vay theo thời hạn khoản vay là nguyên nhân không nhỏ tác động trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng, kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 3.7: Danh mục tín dụng phân theo đối tƣợng khách hàng

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/

2014 2016/ 2015 Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) (%) (%) Cá nhân 449,032 10.61 641,763 10.86 895,395 12.84 42.92 39.52 DNNN 1,776,061 41.98 2,739,761 46.36 3,246,458 46.55 54.26 18.49 DNTN và cổ phần 2,005,432 47.4 2,446,360 41.4 2,760,646 39.58 21.99 12.85 DN có vốn ĐTNN 0 81,543 1.38 72,254 1.04 -11.39 Tổng dƣ nợ 4,230,524 5,909,427 6,974,753 39.69 18.03

(Nguồn: Số liệu thống kê của BIDV Hà Tây các năm 2014 – 2016)

Xét theo đối tƣợng khách hàng, danh mục tín dụng của BIDV đƣợc phân theo 4 nhóm chính: doanh nghiệp Nhà nƣớc; doanh nghiệp tƣ nhân và cổ phần; doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; khách hàng cá nhân. Trong đó, dƣ nợ cho vay đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân, cổ phần chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng dƣ nợ cho vay của BIDV. Trong đó, dƣ nợ cho vay DNNN đang có xu hƣớng tăng dần tỷ trọng. Năm 2014 là 41,98% đến năm 2016 chiếm 46,55% tổng dƣ nợ. Trong khi đó, dƣ nợ tín dụng DNTT và cổ phần lại đang có xu hƣớng giảm, năm 2014 chiếm 47,4% đến năm 2016 giảm xuống còn 39,58%. Đối tƣợng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng khoảng hơn 10% tổng dƣ nợ tín dụng, và đang có xu hƣớng tăng nhẹ. Năm 2016 tăng lên đến 12,84%. Riêng đối tƣợng doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dƣ

nợ cho vay chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong danh mục tín dụng (dƣới 2%) và không có biến động lớn qua các năm. Song, quy mô dƣ nợ của các đối tƣợng khách hàng xét theo số tuyệt đối luôn có sự gia tăng năm sau cao hơn năm trƣớc. Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân của BIDV Hà Tây năm 2015 là 641,7 tỷ đồng, tăng lên 192,73 tỷ đồng so với năm 2014 và đến năm 2016 tăng lên thành 895,4 tỷ đồng. Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp tƣ nhân và cổ phần cũng tăng từ 2.005 tỷ đồng năm 2014 lên 2.446,3 tỷ đồng năm 2015 và đạt 2.760 tỷ đồng trong năm 2016. Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nƣớc cũng tăng từ mức 1.776 tỷ đồng năm 2014 và 2.739,7 tỷ đồng năm 2015,đến năm 2016 là 3.246 tỷ đồng. Duy chỉ có dƣ nợ cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát sinh từ năm 2015 đến năm 2016 thì giảm nhẹ từ 81,54 tỷ đồng xuống còn 72,25 tỷ đồng.

Qua số liệu thống kê trên, có thể nhận thấy danh mục tín dụng của BIDV hiện nay chƣa đa dạng về đối tƣợng khách hàng vay, dƣ nợ cho vay tập trung quá mức vào đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp nhà nƣớc với tỷ trọng chiếm trên 46,55% tổng dƣ nợ và các doanh nghiệp tƣ nhân và cổ phần với tỷ lệ gần 40%. Trên thực tế, trong bối cảnh hiện tại, khi nền kinh tế diễn biến bất lợi, nguồn vốn tín dụng sụt giảm, hàng loạt các dự án không thể đảm bảo đƣợc tiến độ cũng nhƣ hiệu quả nhƣ ban đầu, các doanh nghiệp không kịp hoàn vốn cho khách hàng theo đúng hợp đồng, nguồn trả nợ của khách hàng theo đó cũng bị ảnh hƣởng. Việc dƣ nợ tập trung ở một số đối tƣợng khách hàng lớn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Mặc dù ngân hàng đã có những định hƣớng giảm dần tỷ trọng của nhóm khách hàng lớn song theo số liệu thu thập đƣợc dƣ nợ các khách hàng này vẫn luôn chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng dƣ nợ của ngân hàng. ( Bảng 3.8 )

Bảng 3.8: Dƣ nợ 20 khách hàng lớn nhất tại BIDV Hà Tây Đơn vị : tỷ đồng Năm 2014 2015 2016 Dƣ nợ 20 khách hàng lớn nhất 2,313 3,777 4,685 Tổng dƣ nợ 4,230 5,909 6,974 Tỷ trọng 54.68% 63.92% 67.18%

(Nguồn: Số liệu thống kê của BIDV Hà Tây các năm 2014 – 2016)

Về phía khách hàng doanh nghiệp tƣ nhân và cổ phần, các đối tƣợng này phần lớn là các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là xu thế chung của các ngân hàng hiện nay, tuy nhiên, đối tƣợng khách hàng này có những hạn chế nhất định nhƣ: trình độ quản trị điều hành thấp, quy mô vốn thấp, không có chiến lƣợc kinh doanh lâu dài và bền vững, thƣờng “lao theo” những cơ hội kinh doanh ngắn hạn, nhất thời và có tính mạo hiểm cao,… Những khó khăn, hạn chế này làm cho hoạt động của các doanh nghiệp trở nên bấp bênh, không ổn định, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, lạm phát trong nƣớc tăng cao, nguồn vốn khan hiếm nhƣ hiện nay. Hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đúng hạn. Vì vậy, chất lƣợng tín dụng của nhiều ngân hàng trong đó có BIDV cũng đã bị ảnh hƣởng. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, đầu tƣ vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là lựa chọn phù hợp, tuy nhiên, với những hạn chế nhất định của đối tƣợng này đòi hỏi ngân hàng cần phải thận trọng trong công tác thẩm định, xét cấp tín dụng cho khách hàng nhằm đánh giá đúng năng lực cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng, tránh ảnh hƣởng đến chất lƣợng chung của cả danh mục.

Bảng 3.9: Danh mục tín dụng phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015

/2014 % 2016 /2015 % Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng

Cho vay khai khoáng 111,775 2.64 113,088 1.91 119,992 1.72 1.17 6.11 Chứng minh tài chính 0 1,500 0.03 0 Đầu tƣ, KD BĐS 1,467 0.03 32,400 0.55 1,400 0.02 22.09 -95.68 Dệt may 22,715 0.54 33,606 0.57 53,326 0.76 47.95 58.68 Dịch vụ kho bãi 34,360 0.81 16,386 0.28 11,239 0.16 -52.31 -31.41 Dịch vụ lƣu trú, ăn uống 112 0 0 Môi giới chứng khoán 8 0 0 Sản xuất chế biến 274,635 6.49 356,291 6.03 418,104 5.99 29.73 17.35 Thi công xây lắp 2,380,766 56.28 4,018,050 67.99 4,651,085 66.68 68.77 15.75 Thƣơng mại 1,169,398 27.64 1,001,413 16.95 917,572 13.16 -14.37 -8.37 Tiêu dùng 31,481 0.74 29,304 0.5 84,756 1.22 -6.91 189.23 Vận tải 96,543 2.28 146,284 2.48 437 0.01 51.52 -99.7 Khác 107,266 2.54 161,106 2.73 716,841 10.28 50.19 344.95

Tổng dƣ nợ 4,230,524 5,909,427 6,974,753

(Nguồn: Số liệu thống kê của BIDV Hà Tây các năm 2014 – 2016)

Theo số liệu thống kê, có thể thấy phân theo ngành kinh tế, danh mục tín dụng của BIDV hiện nay bao gồm hầu hết các ngành kinh tế, tuy nhiên, trên 50% tổng dƣ nợ tín dụng tập trung vào lĩnh vực xây dựng và thi công xây lắp. Cụ thể: năm 2014, tỷ trọng dƣ nợ cho vay thi công xây lắp là 58,28% tổng dƣ nợ, năm 2015 là 67,99% và năm 2016 con số này là 66,68%. Mặc dù, tỷ trọng dƣ nợ cho vay hoạt động này có xu hƣớng giảm nhẹ năm 2016 nhƣng dƣ nợ vẫn tăng theo số tuyệt đối. Năm 2014, dƣ nợ cho vay hoạt động thi công xây lắp là 2.380 tỷ đồng, đến năm 2015 tăng lên 4.018 tỷ đồng và năm

2016 con số này là 4.601 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau lĩnh vực thi công xây lắp là lĩnh vực thƣơng mại chiếm tỷ trọng 27,64% năm 2014 nhƣng có xu hƣớng giảm dần vào các năm 2015,2016 chỉ còn là 13,16%. Phần dƣ nợ còn lại của danh mục rải rác ở tất cả các ngành với tỷ trọng dƣ nợ mỗi ngành tƣơng đối thấp dƣới 10%, thậm chí có nhiều ngành chỉ xoay quanh mức 0,01% - 3% nhƣ: cho vay khai khoáng, chứng minh tài chính, đầu tƣ kinh doanh bất động sản, dệt may, dịch vụ kho bãi, dịch vụ lƣu trú ăn uống, sản xuất chế biến, tiêu dùng, vận tải…Riêng nhóm ngành nông lâm ngƣ nghiệp chi nhánh không có dƣ nợ.

Sự thiếu đa dạng về ngành kinh tế này đặc biệt nổi bật trong giai đoạn 2014 – 2016, thời điểm thị trƣờng động sản Việt Nam phát triển mạnh mẽ, các công trình xây dựng mọc lên ngày càng nhiều, cũng nhƣ hầu hết các ngân hàng khác, BIDV đã đẩy mạnh cho vay, đầu tƣ, góp vốn vào các dự án xây dựng thi công xây lắp, bất chấp sự mất cân đối trong danh mục tín dụng. Điều này đã tạo ra rủi ro tiềm ẩn rất lớn cho ngân hàng.

Tuy nhiên, BIDV Hà Tây với cơ chế quản lý của mình cho đến nay vẫn đảm bảo chất lƣợng nợ tốt. Nợ xấu trong giai đoạn 2014-2016 chỉ nằm trong khoảng 1-2%. Trong bối cảnh tình hình kinh tế nhiều biến đổi ảnh hƣởng đến chất lƣợng nợ của hầu hết các ngân hàng thƣơng mại thì tại BIDV Hà Tây chất lƣợng nợ vẫn đƣợc đảm bảo tốt và đây là điểm sáng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Năm 2014. Nợ xấu chiếm 2% tổng dƣ nợ trong đó tập trung vào nhóm 3 là các khoản nợ dƣới tiêu chuẩn và nhóm 5 là các khoản nợ có khả năng mất vốn. Năm 2015, dƣ nợ tín dụng của ngân hàng tăng lên đáng kể từ 4.212 tỷ đồng tăng lên đến 6.011 tỷ đồng song nợ xấu vẫn đƣợc kiểm soát khá tốt chỉ chiếm 1,04% tổng dƣ nợ. Năm 2016 tổng dƣ nợ tín dụng tăng lên song nợ xấu vẫn duy trì ở mức thấp là 1,06% tổng dƣ nợ. Trong khi đó nợ nhóm 1 đủ tiêu chuẩn của chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ cao. Năm 2014 là 96%, năm 2015 tăng lên là 97,56% và năm 2016 là 96,98% tổng dƣ nợ. Khi mà rất

nhiều các ngân hàng thƣơng mại đang lao đao trƣớc tình hình kinh tế hội nhập nhiều biến động, thị trƣờng bất ổn khiến nợ xấu tăng cao ảnh hƣởng đến an toàn vốn của ngân hàng thì kết quả BIDV Hà Tây đạt đƣợc rất đáng đƣợc ghi nhận. Kết quả này thể hiện tính đúng đắn trong định hƣớng phát triển bền vững của BIDV Hà Tây và sự nỗ lực trong công tác tuân thủ giới hạn và đảm bảo chất lƣợng nợ của chi nhánh.

Bảng 3.10: Báo cáo phân loại nợ của BIDV Hà Tây

Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Tổng 4,212.853 100% 6,011.766 100.00% 7,077.056 100.00% Nhóm 1 4,047.970 96% 5,865.196 97.56% 6,863.030 96.98% Nhóm 2 97.895 2% 83.808 1.39% 138.878 1.96% Nợ xấu 66.987 2% 62.761 1.04% 75.148 1.06% Nhóm 3 27.028 1% 27.238 0.45% 21.509 0.30% Nhóm 4 4.754 0% 4.730 0.08% 25.249 0.36% Nhóm 5 35.205 1% 30.793 0.51% 28.390 0.40%

(Nguồn: Số liệu thống kê của BIDV Hà Tây các năm 2014 – 2016)

3.2.1.4. Thu nhập ròng đem lại từ hoạt động tín dụng

Bảng 3.11: Thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng của BIDV Hà Tây

Đơn vị: tỷ đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng 89.64 96.00 87.76 2 Tổng thu nhập ròng từ các mặt hoạt động 253.58 313 311

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)