Các vấn đề liên quan đến môi trƣờng pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 111 - 113)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.5. Kiến nghị với NHNN

4.5.1. Các vấn đề liên quan đến môi trƣờng pháp lý

Hoàn thiện cơ chế - chính sách và các nguyên tắc dƣới luật (Luật ngân hàng, luận các tổ chức tín dụng) liên quan đến hoạt động tín dụng; điều chỉnh các hoạt động tín dụng trong khuôn khổ pháp lý rõ ràng; môi trƣờng thông tin phải công khai – minh bạch hóa.

Xây dựng khung pháp lý đồng bộ cho việc phát triển hoạt động tín dụng, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản luật thông qua việc ban hành các văn bản mới để bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản có những điều khoản chƣa hợp lý.

Chính phủ cần tăng cƣờng quản lý việc cấp giấy phép cho các Ngân hàng Thƣơng mại, nhằm hạn chế việc thành lập các Ngân hàng chƣa đủ điều kiện hoạt động (tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh).

Chính phủ cần có chính sách linh hoạt và nên tham khảo ý kiến của các Ngân hàng khi xây dựng lộ trình mở cửa cho các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam.

Việc xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin giúp cho việc đánh giá, xếp hạng tín

dụng khách hàng (nhƣ tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, uy tín đối với các NHTM đã giao dịch trƣớc đây) hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, hiện nay tại Việt Nam có rất ít công ty xếp hạng tín nhiệm, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của công ty xếp hạng tín nhiệm trong nƣớc chƣa đƣợc hoàn thiện; do đó, các NHTM chƣa thể tham khảo kết quả xếp hạng doanh nghiệp do công ty xếp hạng tín nhiệm trong nƣớc thực hiện khi phân tích, đánh giá, xếp hạng tín nhiệm. Chính vì vậy, Chính phủ cần giao cho Bộ Tài Chính sớm ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của công ty xếp hạng tín nhiệm.

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trƣờng mua bán nợ. Việc hình thành thị trƣờng mua bán nợ sẽ hỗ trợ các ngân hàng trong công tác quản trị danh mục tín dụng, các ngân hàng có thể dễ dàng điều chỉnh cơ cấu danh mục tín dụng đảm bảo các mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra. Trong điều kiện nợ xấu của các ngân hàng ngày càng gia tăng, việc mua bán nợ theo Quy chế mua bán nợ của các TCTD tại quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN ban hành ngoài 21/12/2006 chƣa đáp ứng nhu cầu, còn nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian. Các định chế nƣớc ngoài vì thế rất ít hoặc chƣa muốn tham gia vào lĩnh vực này do e ngại rủi ro mua tài sản rồi về sau không bán đƣợc. Để các NHTM có cơ sở triển khai thực hiện mua bán nợ, NHNH cần sớm ban hành có văn bản hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể, đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng, nâng cao tính chủ động trong hoạt động kinh doanh mua bán nợ của các tổ chức, đồng thời, vẫn đảm bảo đƣợc sự giám sát của Nhà nƣớc.

Ngoài ra, Chính phủ và NHNN cũng cần sớm ban hành những nghị định, văn bản luật cho sự hình thành và phát triển của thị trƣờng các công cụ phái sinh tín dụng. Ở Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh tín dụng mới bắt đầu đƣợc sử dụng từ những năm 2000. Tuy nhiên, các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm, đơn lẻ, số lƣợng giao dịch của các công cụ này còn hết sức khiêm tốn. Bên cạnh các nguyên nhân nhƣ: sự thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh rủi ro tín dụng của các nhà đầu tƣ, hoặc quá ít các nhà

môi giới chuyên nghiệp, các trung tâm tài chính đủ năng lực tổ chức thị trƣờng phái sinh tín dụng…, thì môi trƣờng chính sách còn rất thiếu và yếu là một trong những nguyên nhân chủ yếu đã tham gia gây cản trợ sự phát triển của thị trƣờng công cụ phái sinh tín dụng ở Việt Nam. Sự kém phát triển của thị trƣờng phái sinh tín dụng là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trƣờng tài chính – ngân hàng ở Việt Nam. Khi rủi ro luôn luôn tồn tại trong hoạt động tín dụng, trong danh mục tín dụng của ngân hàng và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, phát triển thị trƣờng các công cụ phái sinh tín dụng đƣợc xem nhƣ là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro cho hoạt động của các ngân hàng. Để tạo điều kiện cho phái sinh tín dụng phát triển cần giải quyết những rào cản hiện nay đối với công cụ phái sinh, không chỉ xét từ góc độ các ngân hàng thƣơng mại hay các doanh nghiệp mà rất cần sự hợp lực từ các cơ quan quản lý nhƣ Bộ tài chính (tháo gỡ vƣớng mắc về thuế và chế độ ghi sổ kế toán) và của NHNN trong việc ban hành các văn bản pháp lý hay hƣớng dẫn nghiệp vụ cụ thể. Theo đó, các văn bản pháp lý cần mở đƣờng và minh bạch hóa về các nội dung cấu thành và hoạt động của thị trƣờng phái sinh nhƣ: hàng hóa, giá cả, ngƣời mua, ngƣời bán, cơ chế thanh toán, quyền, nghĩa vụ các bên và sự bảo vệ của Luật pháp Nhà nƣớc đối với các bên tham gia trong thị trƣờng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)