Kinh tế MT
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại FDI „xanh‟
1.2.2.1. Khái niệm, bản chất của FDI „xanh‟
Định nghĩa và đo lƣờng FDI „xanh‟ không phải là một quá trình đơn giản, vẫn còn thiếu định nghĩa đƣợc thống nhất quốc tế và dữ liệu liên quan về FDI „xanh‟. Đã có những nghiên cứu về thƣơng mại quốc tế của sản phẩm và dịch vụ môi trƣờng của APEC hay Eurostat hay khái niệm về phát triển xanh của OECD và Việt Nam. Tuy nhiên, lại có ít những bài nghiên cứu về khái niệm FDI „xanh‟. Khái niệm này chỉ đƣợc đề cập trong một số bài nghiên cứu của UNCTAD và một nghiên cứu chính thức năm 2011 của OECD – bài nghiên cứu đƣợc coi là cơ sở cho những nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới FDI „xanh‟ sau đó.
UNCTAD (2008) có đề cập tới FDI „xanh‟ là chỉ đến hai loại đầu tƣ: (i) là đầu tư trực
tiếp nước ngoài tuân theo tiêu chuẩn môi trường quốc gia và (ii) đầu tư vào việc sản xuất trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ môi trường ở nước nhận đầu tư. Báo cáo đầu tƣ của UNCTAD năm 2010 tập trung vào FDI carbon thấp – một phần của FDI „xanh‟ và định nghĩa là: đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp là việc chuyển giao công nghệ, thói quen hay sản phẩm của TNC tới nước nhận đầu tư thông qua đầu tư trực tiếp tài sản và phi tài sản – như thế hoạt động của TNC và những hoạt động liên quan, cũng như là việc sản phẩm và dịch vụ của họ được sử dụng sẽ giảm đi đáng kể khí GHG so với viễn cảnh kinh doanh thông thường (business as usual). Đầu tư nước ngoài carbon thấp gồm thu hút FDI để tiếp cận công nghệ, quy trình và sản phẩm carbon thấp.” Báo cao này cũng phân biệt 3 khái niệm “carbon thấp”, “xanh” và “bền vững”. Trong khi “carbon thấp” chỉ đến quy trình hay sản phẩm mà thải ít khí GHG hơn trong chu kỳ hoạt động của nó so với những quy trình và sản phẩm truyền thống; khái niệm “xanh” chỉ đến công nghệ hay hoạt động mà quan tâm đến những vấn đề môi trƣờng rộng hơn, chứ không chỉ là biến đổi khí hậu; và phát triển bền vững là một khái niệm rộng quan tâm tới sử dụng tiềm lực tự nhiên với vấn đề kinh tế và xã hội.
OECD (2011) đã có một những nghiên cứu đầu tiên về định nghĩa FDI „xanh‟. Tập hợp từ
những tài liệu trƣớc đó, OECD cho rằng FDI „xanh‟ gồm hai phần là (i) đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường và (ii) đầu tư nước ngoài vào quy trình giảm thiểu phá hoại môi trường như sử dụng công nghệ sạch hơn hay hiệu quả năng lượng hơn.
Có thể thấy, dù là hƣớng tập trung vào “xanh” hay “carbon thấp” thì OECD và UNCTAD đều có điểm giống nhau là việc phân chia FDI theo hai hƣớng là đầu tƣ vào sản phẩm và dịch vụ và đầu tƣ vào quy trình sản xuất. Định nghĩa của OECD là định nghĩa đƣợc tổng hợp từ những nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ môi trƣờng của APEC và Eurostat và FDI carbon thấp của UNCTAD cho nên nó tổng quát và đầy đủ hơn.
Việt Nam, không đƣa ra định nghĩa về FDI „xanh‟, nhƣng trong “Chiến lƣợc quốc gia
về tăng trƣởng xanh” năm 2012, có nhắc đến“Chiến lược tăng trưởng xanh” là “chiến lược
thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế. Từ đó góp phần ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững”. Trong chiến lƣợc này, Việt Nam cũng đƣa ra định nghĩa về công nghệ xanh và sản phẩm xanh. Trong đó, công
nghệ xanh là “công nghệ phát triển, áp dụng sản phẩm, trang bị và những hệ thống được
dùng để bảo tồn môi trường và tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động của con người”; và sản phẩm xanh là “sản phẩm không độc hại, sử dụng năng lượng và nước hiệu quả và vô hại đối với môi trường”.
Và nhƣ vậy, tổng hợp lại, có thể hiểu FDI „xanh‟ làđầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào sản xuất sản phẩm và dịch vụ môi trƣờng hoặc là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có quy trình sản xuất giảm thiểu hủy họa môi trƣờng; nhằm mục đích vừa phát triển kinh tế trong khi đó sử dụng đƣợc hợp lý tài nguyên, tránh đƣợc việc hủy họa môi trƣờng, biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái ở nƣớc nhận đầu tƣ.
* Về mặt lý thuyết, có thể đo lƣờng FDI „xanh‟ bằng cách nhận định những lĩnh vực xanh và thu thập dữ liệu FDI tƣơng ứng ở những ngành này, theo hai phần của FDI „xanh‟ là EGS và quy trình giảm thiểu hụy hoại môi trƣờng. Các ngành cho FDI vào EGS có thể bao gồm thiết bị, sản xuất và phân phối năng lƣợng tái tạo, quản lý nƣớc và chất thải và tái chế (UNCTAD, 2010). Tuy nhiên, thực tế, dữ liệu hạn chế
về FDI vào EGS. Do đó, OECD đƣa ra cách ƣớc lƣợng FDI không hoàn hảo vào lĩnh vực này, bằng cách sử dụng dữ liệu của FDI vào lĩnh vực điện, khí gas và nƣớc (EGW). Vì EGW cũng có thể bao gồm điện đƣợc sản xuất năng lƣợng tái tạo, xử lý nƣớc thải và các dịch vụ phi cơ sở hạ tầng về môi trƣờng khác và sản xuất sản phẩm môi trƣờng.
Cũng vì thiếu thông tin chi tiết về đặc tính công nghệ đƣợc sử dụng và hệ quả của đầu tƣ nƣớc ngoài tới môi trƣờng nhƣ cƣờng độ năng lƣợng, lƣợng thải carbon, quản lý nƣớc, ô nhiễm không khí và nƣớc.v.v, khó để có thể ƣớc tính đƣợc FDI trong mảng thứ hai của FDI „xanh‟ là FDI vào quy trình công nghệ giảm ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng. OECD đƣa ra cách tham khảo việc ƣớc lƣợng FDI đóng góp vào sử dụng công nghệ sạch hơn và hiệu quả năng lƣợng hơn, bằng việc xem xét FDI vào những ngành liên quan và nhạy cảm với môi trƣờng và có khả năng cắt giảm thải cao nhƣ: sản xuất, khai khoáng, nông nghiệp và lâm nghiệp, xây dựng và giao thông. OECD cũng đƣa ra một vài ví dụ tiêu biểu (case study) ở cấp độ quốc gia và theo lĩnh vực, mà các ví dụ này có khuynh hƣớng ủng hộ giả thiết rằng: FDI giúp chuyển giao công nghệ xanh và sạch hơn khi doanh nghiệp nƣớc ngoài của nƣớc có tiêu chuẩn môi trƣờng cao hơn và hiệu quả năng lƣợng lớn hơn, đầu tƣ sang nƣớc có tiêu chuẩn môi trƣờng và hiệu quả năng lƣợng thấp hơn. Tuy nhiên, OECD cũng cho rằng thực tế thì việc lan tỏa công nghệ này còn phụ thuộc lớn vào chính sách của nƣớc nhận đầu tƣ.
Tóm lại, vì chƣa có cách thức đo lƣờng và đánh giá dòng vốn FDI „xanh‟ một cách cụ thể và chính xác, OECD đề xuất đánh giá FDI vào EGS dựa trên vốn FDI vào lĩnh vực điện, khí gas và nƣớc và lƣợng FDI có quy trình giảm thiểu hủy hoại môi trƣờng dựa trên giới hạn trên của nguồn vốn này, tức bằng đánh giá nguồn FDI vào các ngành có khả năng tác động nhiều tới môi trƣờng thông qua công nghệ và quy trình sạch: sản xuất, khai khoáng, nông nghiệp và lâm nghiệp, xây dựng và giao
thông. Mặc dù đây kết quả không phải là hoàn hảo và chính xác. * Một số các lĩnh vực tiềm năng của FDI „xanh‟ nhƣ:
- Năng lƣợng tái tạo: năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, năng lƣợng địa nhiệt, nhiên liệu sinh học.
- Nông nghiệp, thực phẩm hữu cơ.
- Công nghệ nƣớc: xử lý nƣớc thải, cung cấp nƣớc bền vững. - Phƣơng tiện „xanh‟.
- Hiệu quả năng lƣợng.
- Thị trƣờng phác thải cacrbon. - Tái tạo rừng.
1.2.2.2. Phân loại FDI „xanh‟
* Theo đối tượng đầu tư
Dựa vào định nghĩa FDI „xanh‟ của OECD, có thể chia làm hai loại:
Đầu tƣ vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng: có thể thấy ở FDI vào
ngành công nghiệp liên quan đến môi trƣờng . Những ngành công nghiệp này bao gồm điển hình là sản xuất và phân phối năng lƣợng tái tạo, một vài dịch vụ môi trƣờng nhƣ là tái chế và quản lý chất thải. Ví dụ:
Đầu tư vào chế tạo năng lượng sạch (năng lƣợng mặt trời, công viên cối xay gió, chế tạo điện từ sức nƣớc, cơ sở vật chất cho sản xuất địa nhiệt…)
Sản xuất các sản phẩm cắt giảm được khí hiệu ứng nhà kính và cung cấp các dịch vụ liên quan: sản xuất tấm lợp pin mặt trời, cối xay gió, sản xuất sản phẩm sử dụng năng lƣợng hiệu quả (ô tô điện, bóng đèn sử dụng năng lƣợng điện hiệu quả,.), dịch vụ công nghệ, dịch vụ quản lý chất thải…
Đầu tƣ vào quy trình sản xuất giúp giảm thiểu hủy hoại môi trƣờng: mục tiêu là tăng số lƣợng công nghệ và bí quyết công nghiệp thân thiện môi trƣờng trong nhiều lĩnh vực hơn. Ví dụ:
Thực hiện các quy trình sản xuất tiết kiệm năng lƣợng
Giới thiệu các quy trình và công nghệ sạch hơn, giúp làm giảm sự thải khí hiệu ứng
nhà kính
Sử dụng kỹ thuật xây dựng xanh trong xây dựng
Nghiên cứu về việc sử dụng năng lƣợng hiệu quả và tái chế năng lƣợng
Đầu tư vào quy trình sản xuất xanh có thể diễn ra ở tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối.
*Theo lĩnh vực đầu tư
Theo cách đo lƣờng đề xuất của OECD, FDI „xanh‟ tiềm năng ở những ngành điển hình nhạy cảm với môi trƣờng và có khả năng cắt giảm thải cao. Theo đó, có thể phân chia FDI „xanh‟ vào sáu ngành sau: điện, sản xuất, vận tải, xây dựng, quản lý chất thải và nông nghiệp. Các ngành này đƣợc phân loại theo khía cạnh về môi trƣờng, chứ không phải theo khía cạnh kinh tế, dựa trên phân loại của IPCC.
Ngành năng điện là giữ vai trò quan trọng trong cắt giảm thải khí GHG. TNC
có thể đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực này, thông qua đầu tƣ FDI „xanh‟ về sản phẩm/ dịch vụ hay quy trình. Thay bằng sử dụng các nguồn nguyên liệu truyền thống gây ô nhiễm môi trƣờng, các công ty có thể sản xuất điện từ nguồn năng lƣợng tái tạo mà hoàn toàn không thải GHG ra môi trƣờng. TNC có thể đóng vai trò cung cấp thiết bị năng lƣợng tái tạo hoặc đầu tƣ sản xuất. Có rất nhiều cơ hội cho TNC trong ngành công nghiệp điện khi mà mức độ mở rộng ra nƣớc ngoài của TNC ngày càng tăng kể từ năm 1990. Nhƣng doanh nghiệp tƣ nhân địa phƣơng và doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn thƣờng là thành phần chính trong ngành công nghiệp điện ở hầu hết các nƣớc, và vì vậy vẫn còn một nguồn lớn nhu cầu tiềm năng cho đầu tƣ nƣớc ngoài vào sản phẩm và dịch vụ xanh.
Sản xuất trong công nghiệp cũng là thủ phạm thải GHG chính, đặc biệt là những công ty trong lĩnh vực dầu và gas, xi măng, sắt và thiếc, và hóa chất. TNC –
những công ty lớn trong ngành trên toàn cầu – giữ vai trò quan trọng trong việc lan tỏa công nghệ và quy trình sạch thông qua hoạt động của họ ở nƣớc ngoài cũng nhƣ thông qua chuỗi giá trị. Bên cạnh những cải thiện của họ đối với quy trình sản xuất, TNC trong những ngành công nghiệp nhƣ máy móc, điện tử và phục vụ năng lƣợng rất có thể cung cấp thiết bị, vật chất và bí quyết để giảm thải và hạn chế ô nhiễm trong tất cả các ngành khác.
Ngành vận tải đƣợc dự báo là sẽ chiếm gần 1/6 lƣợng thải trên thế giới năm 2030, trên 60% lƣợng thải này sẽ là từ ô tô chở khách và phƣơng tiện thiện mại nhỏ. Hành động giúp giảm thải chính, nhƣ giới thiệu nhiều các phƣơng tiện sử dụng năng lƣợng hiệu quả, chạy bằng điện, hidro hay nhẹ, phụ thuộc vào các công ty mà phần lớn là các TNC, phát triển và lan tỏa công nghệ. Ví dụ, Nissan Motors (Nhật/ Pháp) đang tiếp tục chuyển sản xuất ô tô con, Micra, từ Nhật Bản về Thái Lan để bán ở địa phƣơng và cả xuất khẩu; chính phủ Thái Lan rất ƣa thích Micra vì chúng là một trong những dòng “eco-car” đầu tiên đƣợc sản xuất ở Thái Lan. Ngoài các giải pháp về công nghệ, điều cần làm là thuyết phục thay đổi thói quen tiêu dùng, nhƣ chuyển sang dùng nguyên liệu thay thế nhƣ xăng sinh học; hay những công ty cho thuê ô tô có thể chuyển dòng xe của họ sang những xe chạy bằng pin hoặc sử dụng năng lƣợng hiệu quả.
Ngành xây dựng: bên cạnh ngành công nghiệp, đây cũng là ngành phải chịu
trách nhiệm chính cho việc thải gián tiếp từ tiêu thụ điện liên quan đến đốt nóng, làm mát và thắp sáng. Ngoài việc sử dụng ít năng lƣợng trong xây dựng, đầu tƣ của TNC vào sản phẩm/ dịch vụ xanh, đặc biệt là từ ngành công nghiệp có thể cải thiện đáng kể hiệu quả trong xây dựng, thậm chí ở những vùng khá nghèo đói. Ví dụ, các khách sạn có thể tăng sử dụng một loạt các sản phẩm và công nghệ giúp họ giảm thải GHG. Ví dụ về các sản phẩm và công nghệ nhƣ thế bao gồm công nghệ tiết kiệm năng lƣợng, ví dụ nhƣ hệ thông gió và điều hòa có cơ chế hồi phục nhiệt, công
nghệ ánh sáng LED, công nghệ thu hoạch nƣớc mƣa và tái chế các sản phẩm từ chai nhựa đến giƣờng. Vì vậy, mô hình thay đổi ở một ngành có thể ảnh hƣởng đến cầu ở những ngành khác.
Ngành quản lý chất thảiđược dự đoán là chiếm khá ít lượng GHG được thải vào năm 2030, và hầu như tất cả đều có thể được cắt giảm với chi phí tương đối thấp. TNC đầu tư vào ngành này có thể là cung cấp dịch vụ xử lý nước thải và chất thải
Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp: mặc dù có những TNC lớn đầu tƣ vào nông
nghiệp và lâm nghiệp, TNC thƣờng ít là đối tƣợng thải GHG của ngành này. Tuy nhiên, với hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu, các TNC có thể giúp lan tỏa phƣơng thức canh tác thâm thiện môi trƣờng (hữu cơ) và những tập quán canh tác bền vững khác thông qua cá nhà cung cấp và khách hàng toàn cầu.