Tình hình thu hút FDI vào Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI xanh theo định hướng phát triển bền vững kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 45 - 49)

Kinh tế MT

3.1.1. Tình hình thu hút FDI vào Trung Quốc

3.1.1.1. Theo quy mô

Năm 2014, Trung Quốc thu hút FDI với tổng giá trị là 119,6 tỷ USD, tăng 60% có với năm 2007 và chỉ tăng 1,7% so với năm 2013. Giá trị vốn FDI có xu hƣớng tăng mạnh trong giai đoạn từ 2007 – 2011, sau đó chỉ tăng nhẹ và ổn định đến năm 2014. Nhƣ hình 2.1. Sự ổn định về FDI chỉ ra rằng Trung Quốc vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho đầu tƣ nƣớc ngoài. Mặc dù, nền kinh tế Trung Quốc có những dấu hiệu đi xuống, nhìn chung, đây vẫn là một thị trƣờng lớn (là điểm đến lớn thứ 2 thế giới cho đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài năm 2013), và nhiều cơ hội đang tăng lên từ tiêu dùng cá nhân trong nƣớc ngày càng tăng, tái cấu trúc công nghiệp và đô thị hóa.

Hình 3.1. Giá trị vốn FDI vào Trung Quốc (2007 - 2014)

Nguồn: China Statistics Press, 2014

3.1.1.2. Theo đối tác

Hong Kong chiếm tỷ trọng đầu tƣ FDI lớn nhất vào Trung Quốc (hình 3.2), phần lớn là do hệ thống pháp luật bền vững, hệ thống thuế đơn giản và quản lý hiệu quả của chính phủ Hong Kong. Hong Kong cũng đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu thông qua chính sách thị trƣờng tự do với vai trò là một trung tâm tài chính dẫn đầu thế giới (nơi tín dụng có thể dễ dàng tiếp cận với các nhà đầu tƣ). Sự tƣơng đồng văn hóa lớn với Trung Quốc và có kết nối giao thông nhanh chóng và dễ dàng với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, trong vòng 6 năm tới, những nhà đầu tƣ mới sẽ đóng vai trò quan trọng, và tỷ lệ đầu tƣ FDI vào Trung Quốc của Hong Kong đƣợc dự đoán sẽ giảm từ 71.7% xuống 63% năm 2020.

Hình 3.2. Tỷ trọng vốn đầu tƣ FDI vào Trung Quốc theo nƣớc đầu tƣ năm 2014

Nguồn: Chinese Foreign Investment Department of the Ministry of Commerce, 2014

Những nhà đầu tƣ chính khác nằm trong cùng vùng là Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc; các nƣớc này đang tham gia với Trung Quốc thông qua thỏa thuận về thƣơng mại.Tỷ trọng vốn đầu tƣ của từ các nƣớc châu Âu và Mỹ không lớn, chỉ đóng góp một phần nhỏ trong tổng đầu tƣ vào Trung Quốc và không có có một quốc gia riêng lẻ nào ở Châu Âu nằm trong nhóm 5 nƣớc đầu tƣ nhiều nhất vào Trung Quốc. Tuy nhiên các nƣớc này sẽ có thể tăng đầu tƣ vào Trung Quốc nếu hai bên thành công trong thƣơng lƣợng hiệp định đầu tƣ song phƣơng. Khu thƣơng mại tự do Thƣợng Hải mới đƣợc thành lập cũng có thể tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tƣ EU.

3.1.1.3. Theo vùng

Lƣợng vốn FDI vào các vùng của Trung Quốc có sự chênh lệch rất rõ rệt, khu vực duyên hải phía Đông có mật độ FDI rất cao, chiếm gần nhƣ trên 80% lƣợng vốn này, trong khi vùng phía Tây và vùng trung tâm, lƣợng vốn này chỉ dƣới 10%. Thực tếnày một mặt phản ảnh ƣu thé nổi trội của khu vực duyên hải miền Đông so với các vùng còn lại (về vị trí địa lí, kết cấu thị trƣờng, quy mô dân số, trình độ phát triển…). Thêm vào đó, Hong Kong và Đài Loan – hai khu vực có đóng góp FDI rất cao cho Trung Quốc – đều nằm sát các tỉnh miền Đông. Các tỉnh nhƣ Quảng Đông, Phúc Kiến

hƣởng lợi rất nhiều từ sự gần gũi địa lý sau mở của từ năm 1979.

Tuy nhiên, năng lực thu hút FDI của các tỉnh thuộc vùng phía Tây và Trung tâm dần đƣợc cải thiện. Bằng chứng là từ năm 2000 đến năm 2008, tỷ trọng FDI vào 2 vùng này đều tăng gấp đôi ( Hình 3.3 ). Theo tốc độ tăng vốn FDI thì trong những năm gần đây, vùng trung tâm có mức tăng nhiều nhất. Năm 2014, vùng trung tâm Trung Quốc có mức tăng FDI là 7,5%, trong khi đó vùng phía Đông và phía Tây FDI vào tăng lần lƣợt là 1,1% và 1,6%.

Hình 3.3. Tốc độ tăng của vốn FDI theo vùng ở Trung Quốc (2010-2014)

Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc

3.1.1.4. Theo ngành

Trong ba ngành cơ bản, ngành dịch vụ và sản xuất có lƣợng vốn FDI vào lớn nhất nhƣng FDI vào hai ngành này lại theo hai hƣớng ngƣợc nhau. FDI vào ngành dịch vụ ngày càng tăng và bắt đầu vƣợt qua FDI vào ngành sản xuất vào năm 2011.

Năm 2014, ngành dịch vụ thu hút 66.2 tỷ USD về FDI, tăng 78% một năm. Nhƣ

hình 3.4, ngành dịch vụ hiện đang chiếm tỷ trọng cao nhất về giá trị FDI. Ngƣợc lại,

ngành sản xuất năm 2014 lại có xu hƣớng giảm. Trong năm 2010, FDI vào ngành sản xuất tăng 6%, nhƣng năm 2014 lại giảm 12,3%.

Hình 3.4: Vốn FDI đầu tƣ vào Trung Quốc theo ba ngành cơ bản (2010 – 2014)

Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc

Ghi chú: “Các ngành khác” bao gồm: nông nghiệp, ngƣ nghiệp. lâm nghiệp, chăn nuôi…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI xanh theo định hướng phát triển bền vững kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)